“Giọt nắng bên thềm”

Nguyễn Lân Thắng

30-9-2019

Lâu rồi tôi không nghe nhạc của Thanh Tùng. Hôm qua tự dưng vào buổi sáng, có nhà ai đó bên hàng xóm chợt vang lên một câu hát mượt mà của ông.

Giọt nắng bâng khuâng
Giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng
Bài hát mang bao kỷ niệm
Những ngày đã qua…

Tôi nghe bài hát này lần đầu tiên lúc khoảng 15 tuổi khi vừa biết yêu. Đó cũng là vào một buổi sáng, cũng từ máy thu thanh nhà hàng xóm. Thời ấy khu tập thể Kim Liên tôi ở vắng lặng lắm. Giữa những khối nhà thấp trong khu là những cây xà cừ xanh mướt và những khoảnh vườn rau nho nhỏ. Thế nên cái cảm giác mở mắt ra thức dậy, nhìn thấy vạt nắng nhẹ chiếu xiên qua song gỗ cửa sổ, nghe thấy những lời ca trong trẻo mới tuyệt vời làm sao. Cho đến sau này, dù có thể được đi đây đi đó nghỉ mát ở những nơi rất tuyệt vời, nhưng ấn tượng về sự trong lành và bình yên của Hà Nội ngày ấy không thể nào phai nhạt trong tâm trí của tôi.

Hà Nội bây giờ chẳng còn được như xưa. Đi đến đâu cũng chật chội, khói bụi. Ở chỗ nào nhà cửa cũng xây kín mít. Cả ngày lẫn đêm cư dân thành phố loay hoay tránh nhau để mà thở, để mà sống. Ô nhiễm nặng đến mức độ mà Hà Nội luôn được hệ thống cảnh báo không khí Air Visual xếp hạng là nơi ô nhiễm nhất nhì thế giới. Và trớ trêu là càng về đêm thì không khí Hà Nội càng ô nhiễm, bởi đây là lúc các phương tiện xe máy thi công được phép vào thành phố hoạt động, chở xi măng, cát, đá sỏi rầm rập, tung bụi mịn khắp phố phường. Trong cái không gian sống ngày càng chật hẹp bí bức đó thì người bản địa như tôi, có nhà cửa đàng hoàng nhiều lúc còn cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Nói gì đến những người mới nhập cư, những lao động phổ thông hay sinh viên ngoại tỉnh, phải chen nhau sống ở những xóm trọ tồi tàn.

Lê Thế Thắng, một chuyên gia chụp phong cảnh nổi tiếng, giữa mùa thu Hà Nội nắng đẹp như thế này đã phải kêu lên về chất lượng không khí. Ô nhiễm kinh khủng đến mức màu nắng, màu trời của Hà Nội trong ảnh của anh không còn được trong trẻo đẹp đẽ như ngày xưa.

Và rồi không chỉ Hà Nội, Sài Gòn cũng ô nhiễm trầm trọng không kém gì thủ đô, cho dù ở đây thành phố có diện tích lớn hơn, không gian có vẻ thoáng hơn. Quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, hay bên quận Tân Bình, Thủ Đức… không khó để thấy những quần thể dân cư khổng lồ mới hình thành, ngột ngạt, người với người chen nhau mà đi. Ngay cả ở quận 1, nơi ngày xưa trong một căn biệt thự nào đó Thanh Tùng đã ngồi sáng tác bài Giọt nắng bên thềm, cái cảnh đường phố ồn ào khói bụi cũng đè nghiến, nuốt chửng lấy những khu phố cổ có từ xa xưa. Nếu Thanh Tùng giờ này còn sống thì không biết ông có nhấc nổi bút để viết những lời ca trong trẻo mượt mà như hồi ấy không.

Tôi không phải là tuýp người hoài cổ. Tôi khát khao đất nước này rồi sẽ không còn nghèo đói như thời bao cấp ngày xưa. Nhưng để đánh đổi môi trường lấy sự phát triển thì đấy là một lựa chọn quá ngu ngốc. Chúng ta đang phải trả cái giá rất lớn về y tế, về sức khoẻ, về chi phí khác do tác động xấu của môi trường. Nào thì máy lọc nước. Nào thì máy lọc không khí. Nào thì khẩu trang các kiểu. Chưa kể các chi phí xã hội tăng cao do lụt lội, triều cường, tắc đường làm chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Đánh đổi lớn như vậy, như thu nhập của người dân Việt Nam so với thế giới vẫn ở hạng bét mới đau. Bảo sao bây giờ nhiều người di cư ra nước ngoài sống còn nhiều hơn cả hàng triệu thuyền nhân bỏ chạy khỏi đất nước khi xưa.

Hôm qua tôi vào phần mềm Air Visual rồi chợt kéo bản đồ không khí sang khu vực châu Âu. Các bạn có thể thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng châu Âu và châu Á theo như hình ảnh kèm theo đây.

Càng độc tài, càng ô nhiễm. Càng dân chủ, càng trong lành. Đấy là những cảm nhận của tôi khi so sánh hai vùng bản đồ này. Đừng nghĩ chuyện chính trị là cái gì đó xa vời. Bạn hít chính trị vào mũi từng phút, từng giây đó!

Tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong xã hội này. Và các bạn cũng vậy. Nhưng tôi tin tưởng rằng, nếu chúng ta hiểu nguyên nhân của những vấn nạn trong xã hội, và đoàn kết chung tay đấu tranh, cùng nhau lên tiếng… thì nhất định có ngày xã hội này sẽ phải thay đổi. Không thể chấp nhận một thể chế chính trị coi thường sức khoẻ người dân, chỉ chăm chăm vẽ cho lắm dự án này, kế hoạch kia nhằm đục khoét cho riêng mình. Quan chức giàu có rồi cũng đưa gia đình vợ con chuồn đi nước ngoài hết cả. Nếu còn ở lại Việt Nam thì chúng có biệt phủ, nhà cao cửa rộng, xe máy lạnh đưa đón hàng ngày, làm gì biết đến khói bụi ngoài đường kia. Chỉ còn chúng ta như lũ đười ươi giữ ống, khốn khổ, ngơ ngẩn đứng trong khung cảnh tan hoang này.

Hãy trả lại cho chúng tôi quyền được sống trong an lành!

Hãy trả lại cho chúng tôi quyền được lựa chọn người tử tế điều hành đất nước!

Trả lại cho tôi, trả lại cho anh… màu nắng của ngày xưa.

Yêu thương tất cả!

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Nếu Thanh Tùng giờ này còn sống thì không biết ông có nhấc nổi bút để viết những lời ca trong trẻo mượt mà như hồi ấy không”

    Tớ có 1 niềm tin không gì lay chuyển nổi là nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa nói riêng & trí thức xhcn nói chung có thể nói láo không biết ngượng mồm . Đơn giản vì có thể họ tin những điều dối trá là thật . Nguyễn Lân Thắng cần gì phải thắc mắc tới Thanh Tùng, đọc những gì ông bô mình viết là (quá) đủ .

    “Chúng ta đang phải trả cái giá rất lớn về y tế, về sức khoẻ, về chi phí khác do tác động xấu của môi trường. Nào thì máy lọc nước. Nào thì máy lọc không khí. Nào thì khẩu trang các kiểu. Chưa kể các chi phí xã hội tăng cao do lụt lội, triều cường, tắc đường”

    Cái này là từ tiền túi dân . Thay vì “đấu tranh” này nọ, lập ra nhà máy sản xuất khẩu trang, máy lọc … Bảo đảm 1 vốn, lời 150%. Xịn hơn nữa ? Làm thành mode, bên này gọi là steampunk, từ ideas của HG Wells & Jules Verne. Look it up.

    Either way, những “cái giá phải trả” đó, nước ngoài thì nó đổ vào nhà nước . Đơn giản vì sức khỏe công cộng xuống thì nhà nước lãnh the heaviest burden. Việt Nam mình tất nhiên thì phải khác, nên cá nhân hay gia đình lãnh đủ tất cả hậu quả . Nhà nước của các bạn không cần bỏ ra cắc bạc nào hết nên, tất nhiên, không cần quan tâm .

    “làm chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống”

    Well, i beg to differ. Trang “chất lượng sống” nêu cao 1 philosophy -tớ định nói “quái gở”, nhưng nhìn lại Phạm Đoan Trang & cohorts, no big whoop- rất “ý nhị”: Hạnh phúc là tôn trọng pháp luật . Nếu càng ít người tôn trọng pháp luật, lúc đó “chất lượng sống” đ/v “chất lượng sống” mới đi xuống .

    “Càng độc tài, càng ô nhiễm. Càng dân chủ, càng trong lành”

    Ậy, nhưng những người ủng hộ, biện hộ, hy sinh để bảo vệ & xây dựng chế độ “ô nhiễm” này đều là những người đáng kính cả . Mấy gia đình có truyền thống cách mạng, you dont have to look far.

    “Chỉ còn chúng ta như lũ đười ươi giữ ống, khốn khổ, ngơ ngẩn đứng trong khung cảnh tan hoang này”

    Hy vọng Đảng Cộng Sản charge admission fee để thiên hạ tới ngắm “lũ đười ươi” này .

    “Hãy trả lại …” Nhưng mà hổng trả lại thì sao nề ? Tớ đã giới thiệu lời ca của 1 ông nhạc sĩ khác cho bác Nhị Lê, thui thì Nguyễn Lân Thắng & Nhị Lê, sêm xít . “Thui đành ru lòng mình vậy” của Phú Quang .

    Nhắc nho nhỏ, có “hãy trả lại” này nọ thì cũng phải “ôn hòa & có học” đấy nhá .

  2. Thời khắc bàn giao dâng nước cho Tàu đã đến, sống gấp, nói phét, buông thả cho đến giây cuối cùng, Ngày 1/10 là ngày quốc nhục chứ không phải ngày chư hầu sun xoe bợ đít Tàu Tập.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây