Nước Đức không hứng thú đến những ngày lễ

Tác giả: Hubertus Knabe

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

Không có tâm trạng ngày lễ thích đáng – Biểu tình trước nhà quốc hội tại Berlin ngày 3 tháng 10 năm 1990

Năm nay nước Đức tổ chức 30 năm ngày cách mạng ôn hòa ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Dòng người bỏ trốn và các cuộc biểu tình vào các ngày thứ hai hàng tuần đã dẫn đến sự truất quyền của người đứng đầu đảng và nhà nước Erich Honecker trong mùa thu 1989. Tiếp theo đó bức tường Berlin sụp đổ, việc bầu cử tự do và sự thống nhất đất nước – tất cả diễn ra mà không có sự đổ máu. Mặc dù vậy không ai có tâm trạng ngày lễ thực thụ. Tại sao vậy?

Ngày 29 tháng tư năm nay Tờ báo miền nam nước Đức đã giật tít với tiêu đề “Bộ nội vụ liên bang điểm qua 30 năm thống nhất nước Đức”. Đây là một dịp mong đợi của tờ báo nhằm giới thiệu ông bộ trưởng. Với sự vui mừng độc địa công khai nó đã chê trách Horst Seehofer (CSU – đảng Liên minh xã hội thiên chúa giáo), mọi người “chính trong bộ nội vụ không cảm nhận được rằng năm 2020 thích hợp với việc kỷ niệm 30 năm thống nhất nước Đức”. Tờ báo đã chú dẫn thêm vào tờ trình của bộ này về việc chi bổ sung 61 triệu Euro cho các ngày lễ, trong đó có đoạn: “Nhu cầu là không dự đoán được”.

Sự chỉ trích trong chừng mực nào đó không hợp lý, khi nội các liên bang – ngoài Seehofer còn bao gồm 14 vị bộ trưởng cũng như thủ tướng – mãi đến ngày 03.04 2019 mới quyết định một kế hoạch cho lễ kỷ niệm đúp. Nhưng theo qui định ngân sách liên bang, một quyết định như vậy là tiền đề để có thể đưa ra yêu cầu những kinh phí mà bộ nội vụ đã biện minh. Đại để mãi đến mùa thu 2018 bộ này mới được ủy quyền thảo ra kế hoạch cho các lễ hội – cho kế hoạch những hoạt động phạm vi nhà nước vào tầm cỡ này là quá muộn màng.

Lễ kỷ niệm không niềm phấn khích

Việc chính phủ liên bang đã quên sự chuẩn bị cho lễ kỷ niệm đã làm sáng tỏ mối quan hệ của nước Đức với quá khứ gần đây nhất. Sự sụp đổ của nền độc tài xã hội chủ nghĩa tại Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) đã từ lâu không còn vai trò trong nhận thức nhà nước. Nếu chính trị và truyền thông trong những năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước đã diễn giải đến một tâm trạng đau thương chung, thì tiếp theo cho đến khi bước sang thiên niên kỷ mới là một làn sóng nhớ về cuộc sống lạ kỳ thời DDR, làn sóng này rốt cục đã kết thúc trong sự thờ ơ hoàn toàn về lịch sử DDR . Nhiệm vụ chăm sóc di sản cuộc cách mạng ôn hòa đã bị giới lãnh đạo sao nhãng không thể dung thứ được.

Di sản bị sao nhãng – Cuộc biểu tình vào ngày thứ hai 23.10.1989 tại Leipzig

Kể cả những gì được biết về kế hoạch cho ngày lễ thì điều đó không hẳn theo niềm phấn khởi về cái kết của sự độc tài. Nhiệm vụ trung tâm cần là những cuộc đối thoại công dân trong tất cả các bang, các cuộc đối thoại này “tăng cường ý thức về những gì đã đạt được, nhưng cũng chuyên đề hóa những đòi hỏi phát sinh”, chính phủ đã thông báo như vậy. “Đã có kế hoạch xúc tiến sự thông cảm chung và thông cảm lẫn nhau về những thành tựu đã dẫn đến sự thống nhất đất nước và quan trọng cho sự phát triển chung của Đông và Tây“. Một lời mời nhân dịp lễ kỷ niệm vui vẻ nghe mà thật khác lạ.

Ngay trong năm trước bà thủ tướng đã vờ vịt giọng điệu. Nhân ngày thống nhất nước Đức năm 2018 bà đã tuyên truyền trên báo Augsburger Allgemein về nhiều sự đồng cảm cho sự bất mãn của dân đông Đức. Việc thống nhất đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc. “Nhiều người đã mất công ăn việc làm, đã phải làm lại từ đầu. Hệ thống y tế, hệ thống bảo hiểm hưu trí – tất cả đã đổi khác”.

Trên thực tế không có sự bắt đầu mới cách đây 30 năm, mà nó đang chịu trách nhiệm cho sự bất mãn hiện nay tại miền đông – mặc dù không có một danh từ chung những người Đông Đức ngay từ thời DDR. Nhiều người trong số họ, người ta nghe được trong các cuộc nói chuyện, nhiều lần băn khoăn lo ngại rằng, họ đã có thể lại mất đi những gì đã đạt được trong 30 năm qua bởi chính sách hiện nay của chính phủ liên bang. Việc truyền bá thông tin quá mức của hệ thống truyền thông rộng lớn, mà nó nhắc một số người nhớ đến ngày trước, còn làm tăng thêm nỗi lo này.

“Tất cả đã đổi khác” – Biểu ngữ chống Merkel trong cuộc biểu tình của Pegida (1) tại Dresden ngày 23.03.2015

Một ủy ban nhiều tranh cãi

Cùng với việc ban hành kế hoạch lễ kỷ niệm chính phủ liên bang cũng đã công bố một ủy ban “30 năm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức”. Ủy ban này giới thiệu, nhân sự được bố trí ra sao. Ủy ban này cần phải hoạt động như thế nào, ngay cả những người tham dự cũng không rõ, vì những kiến nghị mãi đến trung tuần tháng 8 mới đưa ra, trong khi lễ kỷ niệm đã cận kề. Được bổ nhiệm vào chức chủ tịch ủy ban – như được biết, theo mong muốn dứt khoát của bà thủ tướng – là cựu thống đốc bang Brandenburg Mathias Platzeck.

Việc bổ nhiệm Platzeck đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người đấu tranh dân quyền thời DDR. Cựu nghị sĩ quốc hội Đông Đức của đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) Gunter Weißgerber thậm chí đã gọi ông ta là “không thể chịu được”, vì ông ta là nghị sĩ tự ứng cử của quốc hội DDR, nhiệm kỳ cuối cùng đã không đồng ý hiệp định thống nhất nước Đức. 20 năm sau, vào ngày kỷ niệm sự ký kết hiệp định thống nhất, ông ta đã gián tiếp so sánh việc gia nhập DDR vào BRD (Cộng hòa liên bang Đức) với sự sát nhập của Áo vào Đức qua những tên quốc xã. Theo ông ta khi đó là chính trị gia SPD, “cách cư xử tiếp theo của phía tây Đức đã gây ra những sự vứt bỏ giá trị xã hội bên chúng tôi sau năm 1990”.

Cho dù chính phủ liên bang tỏ rõ không hứng thú thích đáng với việc kỷ niệm cách mạng ôn hòa và thống nhất nước Đức, thì ít nhất – mọi người nghĩ vậy – những nạn nhân của nền độc tài SED (đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức) đã phải nhìn lại với niềm vui về những biến cố 30 năm trước. Đại để họ không có đại diện trong ủy ban với 22 thành viên, như liên minh các hiệp hội nạn nhân của chế độ chuyên quyền cộng sản (UOKG) phê phán. Việc họ không được chú ý trong sự phân vai là toàn bộ triệu chứng cho việc chữa bệnh của họ qua hoạt động chính trị của Berlin.

Ủy ban không nạn nhân – Bà thủ tướngAngela Merkel (trái) và chính khách SPD Mathias Plazeck (giữa)

Sự bất lực của pháp lý

Một vai trò then chốt ở điều đó là pháp lý – như sau sự kết thúc của chủ nghĩa quốc xã . Mặc dù SED đã quẳng trên 200.000 người vì lý do chính trị vào ngục thất, trên 50 người trong số họ bị hành quyết và ở biên giới hàng trăm người chạy nạn đã bị bắn chết, sau khi SED sụp đổ chỉ 40 nhân vật chịu trách nhiệm vào tù. Phần lớn được thả ra sau một thời gian ngắn. Ai muốn biết rõ sự bất lực của những vụ xử về những trọng tội DDR, phải đọc quyển sách “Công lý Đức” của Roman Grafe.

Erich Mielke là một ví dụ. 32 năm dài ông ta là bộ trưởng bộ an ninh nhà nước (Stasi) và với điều đó chịu trách nhiệm về một phần lớn những trọng tội của bộ này. Tuy nhiên với công việc là người đứng đầu cơ quan mật vụ đông Đức ông ta không một lần ra hầu tòa. Thật ra, năm 1993 ông ta bị tuyên phạt 6 năm tù giam vì đã giết hai cảnh sát tại cộng hòa Weimar (2). Nhưng vì lý do sức khỏe một năm sau ông ta đã được trả tự do. Những năm sau đó ông ta hài lòng với sức khỏe ổn định cho đến khi ông ta chết trong năm 2000 tại một trại dưỡng lão.

Chết trong trại dưỡng lão – Bộ trưởng Stasi Erich Mielke trong buổi gặp cử tri tại Zeitz năm 1981

Vì vậy những người phần lớn bị truy lùng trong thời DDR nhìn lại 30 năm thống nhất nước Đức với cảm xúc pha trộn. Một mặt họ tự ý thức không như nhóm dân khác rằng sự sụp đổ của chính thể SED là một may mắn lịch sử vĩ đại. Mặt khác họ phải nhận thức rằng những kinh nghiệm của họ hầu như không được đoái hoài trong nước Đức ngày nay.

Thật ra, trái ngược với những người khác họ đã không quên, một nền dân chủ hưng thịnh đã trưởng thành như thế nào từ một chế độ độc tài lụn bại ở Đông Đức. Tuy nhiên đồng thời họ cũng phải nhận thấy rằng, những kẻ tội phạm trong nước Đức được thống nhất giờ đây thường có cuộc sống tốt hơn là nạn nhân của chúng.

Một trường hợp tương tự là Egon Krenz, là người trong tháng 10 năm 1989 trở thành người kế nhiệm tổng bí thư SED Erich Honecker. Là bí thư trung ương đảng phụ trách an ninh như vậy ông ta một chút nào đó như là người thủ trưởng chính trị của Mielke. Mãi bảy năm sau khi nước Đức thống nhất tòa thượng thẩm Berlin kết án ông ta tù sáu năm rưỡi, tuy nhiên 18 ngày sau ông ta lại được tự do.

Sau nhiều phiên tòa năm 2000 ông ta lại phải vào tù, tuy nhiên được phép thi hành án mở. Nghĩa là ông ta đã chỉ ngủ trong tù, ngược lại ban ngày bán hàng hóa qua đường hàng không đến Nga. Thậm chí ông ta còn yêu cầu chế độ nghỉ phép trong thời gian này, để nghỉ ngơi trong nhà riêng của ông ta bên biển Ban tích. Sau đó ba năm tòa án tối cao Berlin ra lệnh phóng thích ông ta – kể từ đó ông ta say mê viết sách và trả lời các cuộc phỏng vấn, ca ngợi cuộc sống dưới thời DDR tốt đẹp như thế nào. Đúng vào thời điểm lễ kỷ niệm cách mạng ông ta cho ra mắt một tác phẩm mới, trong đó ông ta quả quyết, ban lãnh đạo SED đã không đồng ý cho Liên Xô năm 1989 can thiệp vào DDR.

Mielke và Krenz chỉ là đỉnh chóp của núi băng. Trong số 91.000 công chức trong biên chế cuối cùng của bộ An ninh nhà nước rốt cuộc chỉ có ba người phải vào tù – một trong ba số đó sau khi bị sa thải đã lừa đoạt cơ ngơi của Stasi với giá rẻ mạt. Trong tổng số trên 600.000 sĩ quan cao cấp, mà họ cùng các bản báo cáo của họ đã đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh khốn cùng, chỉ có một người duy nhất vào tù. Người này đã tìm cách giết chết người trợ giúp đào tẩu Wolfgang Welsch với món thịt băm viên rán đã tẩm thuốc độc như ông ta đã mô tả trong cuốn tự truyện của mình.

Trong số những thẩm phán và công tố viên, những người đã tuyên án tử hình và góp phần đưa những người chạy nạn và những người bất đồng chính kiến vào tù, chỉ có một người theo mức độ cần thiết phải đứng sau song sắt một thời gian ngắn. Trong số nhiều vô kể những giám thị, những người trong thời DDR đã hành hạ hàng chục nghìn tù nhân, chỉ có hai người bị bắt giữ. Tên tuổi của tất cả các cán bộ bị xét xử bao gồm cả thời gian bị bắt được liệt kê đầy đủ trong một vài trang trong cuốn sách ”Tiến lên phía trước và quên lãng” của Uwe Müller.

Sự bất lực của pháp lý cũng biểu hiện rõ qua ví dụ nhà tù của Stasi tại Berlin-Hohenschönhauen, rốt cuộc trong số 739 nhân viên nơi này không một ai bị vào tù. Chúa ngục lâu năm của họ Siegfried Rataizick vẫn sống yên ổn cho đến hôm nay trong một căn hộ của chung cư mới xây không xa nhà tù mà hôm nay thành viện bảo tàng.

739 nhân viên Stasi không bị trừng phạt – Quang cảnh trong một xà lim trong viện bảo tàng Berlin- Hohenschönhauen

Trấn áp là thành tựu cuộc sống

Không chỉ phần lớn những người có trách nhiệm đối với nền độc tài XHCN không bị trừng phạt. Trái lại cho đến hôm nay nhiều người trở nên sung túc hơn vì sự can dự của họ trong quá khứ. Bởi tương tự như sau sự chấm dứt của chủ nghĩa quốc xã những hoạt động của họ trong bộ máy trấn áp trong khi về già được đánh giá là “thành tựu cuộc sống” – với chi phí quá mức cho người nộp thuế.

Nghĩa là SED đã trả cho những cán bộ của nó không những một khoảng lương đặc biệt dồi dào, mà còn đảm bảo cho họ qua hệ thống cung cấp bí mật khi về già hưởng 90% lương đã trừ thuế trong bảng lương cuối cùng. Mặc dù quốc hội Đông và Tây Đức đã giới hạn những lương hưu ngất ngưởng dựa vào mức độ lương hưu trung bình của DDR, nhưng tòa án hiến pháp liên bang trong nhiều phán quyết đã phục hồi hầu như tất cả những đặc quyền này.

Trước đây 10 năm riêng khoản lương hưu của các nhân viên Stasi cũ, cựu quân nhân, cảnh sát, và nhân viên thuế quan đã ngốn của nhà nước mỗi năm trên 1,5 tỷ Euro. Trong khi đó số lượng người hưu trí tiếp tục tăng lên. Vì các bang mới gia nhập phải nhận một phần lớn các chi phí, toàn bộ ¼ hiệp định cứu trợ phần Đông khi đó đã chảy vào túi của những người thuộc thượng tầng DDR cũ.

Sự trở lại của các cán bộ cũ

Tại nhiều địa phương các cán bộ cũ cũng tái tham gia chính trường. Trước tiên đảng Cánh tả (Linkspartei) đã tạo điều kiện cho họ, nhiều người trong số này sau khi DDR chấm dứt đã trốn chạy sang đảng này. Hiện nay không chỉ nhiều cán bộ cũ của SED chiếm ghế trong quốc hội Đức, mà ít nhất cũng còn hai nhân viên Stasi cũ: Diether Dehm và Thomas Nord, cả hai là thành viên tiểu bang châu Âu. Ngoài ra người ta còn phải nhớ đến Stephan Liebig, khi là thanh niên đã hợp tác với Stasi, vì vậy không có tài liệu nào về ông ta giai đoạn này – và Gregor Gysi, người nhờ sự giúp đỡ của các tòa án báo chí đã đạt được việc không bị coi là đặc vụ của Stasi dù có đầy đủ các bằng chứng.

Cựu đặc vụ Stasi – Nghị sĩ Cánh tả Diether Dehm năm 2012 trong một cuộc biểu tình tại Hanover

Trong các nghị viện bang ở đông Đức tình trạng cũng tương tự: Người phát ngôn chính sách đối nội của nhóm Linkspartei tại bang Brandenburg Hans-Jürgen Scharfenberg đã từng là sĩ quan cao cấp của Stasi, người phát ngôn chính sách xã hội Torsten Koplin ở bang Mecklenburg – Vorpommern cũng vậy. Tại bang Sachsen – thật là trớ trêu – người phát ngôn chính sách luật và hiến pháp của nhóm đảng này, Klaus Bartl, một kẻ mật vụ cũ của cảnh sát chìm DDR.

Vô cùng cực đoan là tình trạng ở bang Thüringen, nơi từ tháng 12 năm 2015 Linkspartei giành được ghế thủ hiến. Ở đó không chỉ có người phát ngôn chính sách địa phương, Frank Kuschel, đã làm việc cho Stasi. Nữ phát ngôn về chính sách thị trường lao động Ina Leukefeld đã từng là điệp viên cho cảnh sát chính trị duới thời DDR. Chủ nhiện văn phòng nghị viện Andre´ Blechschmidt đã được biên chế tại cục hoạt động gián điệp của Stasi là “cán bộ không chính thức với định ước công việc” (IMA). Nước Đức, 30 năm sau cuộc cách mạng ôn hòa Tilo Kummer người đã từng phục vụ trong trung đoàn vệ binh của Stasi cho đến năm 1990 rốt cục đã trở thành người phát ngôn chính sách môi trường.

Sự sống sót dị thường của SED

Những ví dụ đã chỉ ra, tại sao chỉ có ít niềm vui xuất hiện trong số những người bị Stasi truy nã, khi họ nghĩ đến, nước Đức sau thống nhất đã giao thiệp với nền độc tài SED như thế nào. Trước tiên đối với họ thật khó mà hiểu việc năm 1990 đảng của nhà nước DDR không bị giải tán cũng không bị cấm hoạt động. Bằng kiểu cách này nó không chỉ giấu giếm được khối tài sản khổng lồ của nó – và tài liệu cán bộ phong phú, mà cũng còn cứu được một phần đáng kể sức tổ chức của nó trong thời gian mới. Việc mới đây người chịu trách nhiệm chính, người đã từng là chủ tịch SED và hôm nay là nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi được dàn nhạc giao hưởng Leipzig mời nói chuyện trong buổi hòa nhạc về cuộc cách mạng ôn hòa trước đây 30 năm, đối với nhiều người là sự mỉa mai cay đắng.

Tưởng nhớ đến cuộc cách mạng ôn hòa – Cựu chủ tịch SED và nghị sĩ Cánh tả Gregor Gysi (phải) năm 1990

Việc SED đã tồn tại 30 năm qua với 4 lần đổi tên do cũng được sự tạo điều kiện qua một quyết định của tòa án. Nghĩa là trong cuộc bầu cử chung đầu tiên của nước Đức tòa án bảo vệ hiến pháp liên bang đã loại bỏ năm – phần trăm – cản trở đã được kiện toàn trong luật bầu cử liên bang. Mặc dù đảng lúc đó tự gọi là PDS (đảng của CNXH) chỉ đạt 2,4 %, nó được phép có 17 nghị sĩ trong Quốc hội Đức – một sự đặc quyền, mà bình thường nó chỉ có hiệu lực cho những đảng phái thiểu số của quốc gia. Đại để chỉ qua điều đó nó đã có thể mở rộng khắp liên bang.

Những sự bồi thường nhỏ mọn

Mối quan hệ này với những người có trách nhiệm của nền độc tài SED đã gây ra sự cáu giận ở nhiều nạn nhân. Nó càng trở nên mạnh mẽ hơn khi nước Đức được tái thống nhất đã lộ rõ nhỏ mọn quá đáng trong việc bồi thường cho họ. Đáng lẽ ra đạo luật bồi thường liên bang cho người bị đảng quốc xã truy nã nới rộng đến những nạn nhân mới, thì liên minh hai đảng cầm quyền CDU (đảng Liên minh dân chủ thiên chúa giáo) và FDP (đảng Dân chủ tự do Đức) khi đó đã tạo nên với cái gọi là những đạo luật điều chỉnh bất công của SED một giải pháp mới tầm thường hơn nhiều. Số tiền, như người ta đã nghĩ, đã được đầu tư tốt hơn trong việc tái kiến thiết Đông Đức.

Việc cựu chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR Willi Stoph do bị tạm giam trong nước Đức thống nhất nhận được bồi thường nhiều gấp đôi so với nạn nhân trước đó của ông ta đã dẫn đến một tình trạng kỳ cục. Nghĩa là vụ án bắn chết những người chạy nạn ở biên giới trong nước Đức đã bị đình chỉ trong tháng 8 năm 1993 do lý do sức khỏe của ông ta. Là người không bị kết án ông ta được trả 600 D-Mark tiền bồi thường cho mỗi tháng bị giam giữ. Thế nhưng những cựu tù nhân chính trị thời DDR chỉ được nhận 300 D- Mark mỗi tháng theo điều 1 đạo luật điều chỉnh bất công của SED. Mãi tới năm 1998 những khoản tiền bồi thường mới được chính phủ liên minh SPD (đảng Xã hội dân chủ) và Grün (đảng Xanh) cân bằng.

Sự bồi thường đúp – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng DDR (phải) với CDU – Bộ trưởng gia đình của BRD bà Rita Süssmuth năm 1988

Ngay cả trong điều 2 đạo luật điều chỉnh bất côngcủa SED chủ trương này vẫn tiếp diễn. Mặc dù trong hiệp định thống nhất đã quy định rằng sự phục hồi danh dự của các nạn nhân cần được liên kết với một “sự bồi thường thích hợp”, thì đạo luật đã không lường trước được sự điều chỉnh cho những thiệt hại xảy ra thực sự, mà chỉ là một sự dịu bớt những bất hạnh kéo dài. Qua đó nhiều người bị DDR truy nã cho đến hôm nay đã bị xử phạt vì sự phản kháng của họ.

Như vậy thực ra đạo luật đã lường trước một sự điều chỉnh trợ cấp hưu trí cho cái gọi là giảm thiểu những thiệt thòi – ví dụ nếu người ta đã bị xa thải vì lý do chính trị. Nhưng khác hẳn những người bị NS truy nã không có sự đền bù cho cái gọi là những thiệt thòi nảy sinh – ví dụ nếu người ta đã không được phép tốt nghiệp phổ thông hoặc học đại học. Vì nhiều đối thủ của SED ngay từ những năm tuổi trẻ đã chống lại chính thể và DDR đã tồn tại 40 năm dài, tiểu sử nghề nghiệp chung của họ nhiều mặt bị ảnh hưởng. Vì vậy trong bảo hiểm hưu trí họ hầu như không thể lấy lại được những thang điểm tiền đền bù.

Những nạn nhân không có người quen gây ảnh hưởng tới nghị viện

Cũng sau khi thống nhất hầu như không có những cố gắng trao cho những người bị Stasi truy nã một cơ hội thứ hai là nghề nhiệp – ví dụ qua những chương trình đào tạo chuyên môn. Những người, mà họ đã già cho việc đó, cũng không nhận được sự đền bù thích hợp cho những năm đã bị mất trong bảo hiểm hưu trí. Như vậy dẫn đến việc một cựu cai ngục, người đã làm việc trong nhà tù khổ sai ở Bautzen 10 năm dài, hôm nay được trả cho công việc đó một mức lương hưu cao hơn là một cựu tù nhân, người đã từng ngồi tù ở đó cũng lâu như vậy.

Nhiều tiền cho cai ngục hơn là cho nạn nhân – Nhà tù khổ sai tại Bautzen trong tháng 1 năm 1990

Việc những nạn nhân của nền độc tài SED không có nhóm người trong chính trường gây ảnh hưởng tới nghị viện cũng lộ ra ở vị chí khác. Vì nhiều người trong số họ sống dưới mức nghèo khổ, năm 2007 một “sự trợ cấp nạn nhân” với mức 250 Euro một tháng đã được thi hành; vào năm 2014 số tiền này đã được nâng lên 300 Euro. Tuy nhiên người ta chỉ nhận được món tiền trợ cấp, nếu người đó ít nhất đã ngồi trong tù 180 ngày và thu nhập không quá 1.248 Euro. Tuy nhiên năm 2010 vừa vặn 37.000 người thuộc diện này.

Vì những qui định ngặt nghèo ngay những đối thủ nổi tiếng của SED đã không có may mắn được hưởng trợ cấp. Như nhà hoạt động nhân quyền Bärbel Bohley (3), người “mẹ” của cuộc cách mạng ôn hòa, đã bị loại khỏi danh sách, vì bà ngồi tù không đủ lâu – mặc dù cuộc sống vật chất của bà rất tồi tệ trước cái chết vào tháng 9 năm 2010. Những hậu quả tai hại về sức khỏe của trên 95% những người bị truy nã cũng không được công nhận, vì những người liên quan – khác hẳn nạn nhân NS – phải chứng minh một mối liên hệ nhân quả giữa việc ở tù và những căn bệnh phần lớn thuộc về tâm thần cơ thể.

Lao động cưỡng bức, mà những tù nhân của DDR đã phải thực hiện, đại để không được bồi thường trong nước Đức đã thống nhất. Cũng chính nước Đức này dính líu đến sự khủng bố tâm lý phạm vi tổ chức nhà nước cho cái gọi là những biện pháp làm mất tinh thần, mà trước đó đôi khi Stasi nhiều năm dài đã dùng nó để chụp lên đối thủ của mình. Hàng ngàn người liên lụy sau khi tái thống nhất đất nước đã phải trải nghiệm cay đắng rằng những ngôi nhà của họ, những bất động sản và những nhà máy đã bị sung công trước đó đã không được trả lại cho họ. Tình trạng của những đối thủ của thể chế, những người trước năm 1989 đã chạy trốn đến BRD và ở đó đã được công nhận một quyền hưu trí theo luật hưu trí đặc biệt, thậm chí trở nên xấu đi qua sự tái thống nhất. Năm 1991 họ đã bị tước quyền này.

Quyền hưu trí lại bị tước bỏ – Cuộc biểu tình của nạn nhân Stasi năm 2016 tại Berlin

Nếu người ta mở đầu câu chuyện với các chính khách về sự đối xử thiếu công bằng đối với những nạn nhân và những kẻ phạm tội trong 30 năm qua thì họ thường nhún vai bất lực hoặc tỏ vẻ căm phẫn. Một số người còn trích dẫn câu nói của Bärbel Bohley về nước Đức đã được thống nhất: “Chúng tôi đã muốn sự công bằng và đã đón nhận nhà nước pháp quyền”.

Tuy nhiên để một nhà nước pháp quyền có thể thiết lập sự công bằng là trách nhiệm đầu tiên của quốc hội. Qua những đạo luật phù hợp nó tạo nên những nền tảng cho công việc của chính quyền và các tòa án. Giá như nhân dịp 30 năm ngày cách mạng ôn hòa quốc hội kiểm tra lại một lần nữa những đạo luật liên quan đến chế độ độc tài SED thì có thể sẽ tốt hơn, nếu chính phủ liên bang không ý thức được về những ngày lễ như vậy.

Nguồn: 30 Jahre Mauerfall/ Hubertus Knabe

_______

Chú thích của dịch giả:

Tiến sĩ Hubertus Knabe sinh ngày 19.07 1959 tại Unna, là nhà sử học và tác giả của những công trình đã công bố về DDR, về Stasi, về phe đối lập trong DDR và về CNCS.

(1) Pigeda là tên tổ chức của những người yêu nước tại châu Âu phản đối đạo Hồi tại phương Tây. Ở Đức nó được thành lập vào tháng 10 năm 2014.

(2) Cộng hòa Weimar là tên gọi chính phủ dân chủ lập hiến của nước Đức từ 9.11.1918 đến 30.01.1933. Weimar là nơi chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương.

(3) Bärbel Bohley là người đồng sáng lập phong trào Diễn đàn mới (Neues Forum) tại DDR, sinh ngày 24.05.1945 và mất 11.09.2010. Ông sinh ra và mất đi tại Berlin.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Mĩa mai thay nước Đức thống nhất :những kẻ gây ra tội ác với chính dân mình sau khi nưoc Đức thống nhất vẫn sống nhỡn nhơ không bị trừng phạt tối thiểu trái lại còn được ưu đãi vật chất…Cái quan niệm sống dễ dãi xủa người Đức như vậy cho nên ngày nay bọn dân nhập cư từ những nước kém phát triển đến định cư ở Đức đã tha hồ quậy phá xã hội Đức mà không sợ gì cả

    • Bạn Nhân Nghĩa.
      Đây không phải là quan niệm sống dễ dãi. Việc này bắt nguồn từ ý kiến đặt lợi ích Quốc gia lên hàng đầu mà ra.
      Đông Đức theo cs dẫn đến bức tường ô nhục. Chánh phủ Tây Đức muốn thống nhất nước trong ôn hòa. Để đạt được điều này, chánh phủ Tây Đức phải thuyết phục Đông Đức cùng hợp tác, giống như hòa hợp hòa giải dân tộc. Để có sự đồng ý của Đông Đức, Tây Đức không còn sự lựa chọn nào ngoài việc phải xoá tội và cam kết trả những khoản tiền cho các tên có mặt trong guồng máy cai trị Đông Đức, cho các tên này đảm bảo một mức sống cao. Có được như thế, những tên này mới chấp thuận cùng Tây Đức thống nhất đất nước.
      Điều đã xãy ra là những tên ác nhân ngày xưa lại trở thành kẻ có công trong việc thống nhất nước Đức. Mọi người Đức chấp nhận điều đó như cái giá phải trả cho sự xóa bỏ chế độ cộng sản mà không đổ máu.
      Còn một cách lựa chọn nữa là dùng vũ lực, đem xe tăng máy bay sang đánh Đông Đức thì những chuyện này không xãy ra. Tất cả những kẻ có tội đem ra bắn bỏ hết.
      Lật đổ chế độ cộng sản dù bằng phương pháp ôn hòa hoặc vũ lực đều có cái giá của nó. Bạn hãy lựa chọn đi và chấp nhận cái giá phải trả mà đừng hối tiếc.

Leave a Reply to Nhân Nguyễn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây