Tuổi Trẻ “giết” đối tác như thế nào?

Trương Châu Hữu Danh

10-9-2019

Ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt bài viết đánh Asanzo. Sau đó vài ngày, trên Tuổi Trẻ và rất nhiều tờ báo đăng tải thông tin “Phóng viên Tuổi Trẻ bị đe doạ sau loạt bài về Asanzo”. Thực ra thì, Asanzo là đối tác của Tuổi Trẻ. Đã có nhiều bài viết PR Asanzo trên báo Tuổi Trẻ. Dĩ nhiên, Asanzo phải chi tiền!

Trong công văn gửi công an TP.HCM (ngày 27/6/2019 – báo đánh máy nhầm là 2017) để trình báo sự việc, báo Tuổi Trẻ viết “trưa ngày 25/6/2019, một phóng viên Tuổi Trẻ đến số 75 Hoàng Văn Thụ uống cà phê thì xuất hiện thanh niên mang theo hung khí ngồi ngay cửa quán có ý định gây hại phóng viên”. Thực tế thì sao?

Thực tế, số 75 Hoàng Văn Thụ là một toà nhà văn phòng mà toàn bộ tầng trệt được các ngân hàng thuê kín, không có quán cafe, nhà hàng nào cả. Thông tin này coi như bịa đặt!

Nhưng cái bịa này, chỉ nhằm mục đích gây xót thương cho báo, gây phẫn nộ dư luận. Và thực tế là, rất nhiều anh em báo chí bị lừa, phẫn nộ cực độ khi thấy đồng nghiệp bị đe dọa.

Nhưng, cái bịa này chỉ hại Asanzo. Chi tiết này mới kinh, khi công văn gửi công an còn viết “… xuất hiện chiếc xe Mercedes BKS xxx-880.25 cùng một số đối tượng lạ mặt lảng vảng trước toà soạn báo Tuổi Trẻ…”

Sự thật là chiếc xe nói trên của chị Bảo Trân – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tech Data Việt Nam. Công ty này khá danh tiếng, và trụ sở của họ thuê ngay Tòa nhà báo Tuổi Trẻ. Chiếc xe của chị Trân, nằm trong danh sách xe được đậu trong tòa nhà! Thuê trụ sở của Tuổi Trẻ, bỏ tiền ra “nuôi” Tuổi Trẻ, thì xe và người không “lảng vảng trước tòa soạn báo Tuổi Trẻ” thì chẳng lẽ phải qua tòa soạn báo Thanh Niên để lảng vảng?

Chiếc xe này, từ anh bảo vệ đến chị lao công của Tuổi Trẻ đều biết. Nhưng Tuổi Trẻ vẫn cố tình dựng lên một bi kịch, đánh vào đối tác (đang thuê nhà) để có những chứng cứ đánh tiếp vào đối tác Asanzo (đã làm quảng cáo trên Tuổi Trẻ). Cả hai đối tác của Tuổi Trẻ, họ có lỗi gì?

Ngay trong bài viết của Tuổi Trẻ, bên dưới là gần 100 comment bơm vá cho tờ báo, đồng thời dìm luôn nạn nhân của Tuổi Trẻ xuống bùn đen.

Sau bài báo, không chỉ Asanzo bị khủng hoảng, mà nhân vật xxx6666666 lẫn chị Bảo Trân đều bị ảnh hưởng. Chưa hết, anh em báo chí vì cái tin giả này mà chia phe cãi nhau.

Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản, không đáng sợ bằng Đỉnh cao công nghệ bịa đặt!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đọc xong bài này, tôi rất buồn cười.
    Mấy ngày trước cũng trên báo Tiếng Dân, tôi đọc vài bài (nhiều hơn một) đả kích Asanzo. Tôi cũng chả bình phẩm gì vì tôi biết các ngài trong cuộc đang diễn tuồng, nên tôi cứ bình tĩnh xem tuồng. Tôi đọc bài con cá bật lại con dao mà tim nghe thon thót. Mình cứ ngỡ cá bật dao thật.
    Bây giờ ông Hữu Danh mới lật ra những thứ mà tôi thấy hay ho nhất. Phần hay nhất của tuồng chèo này. Những đòn hiểm nhất dành cho nhau trong cuộc chiến không khoan nhượng.
    Bài học dành cho những kẻ thích tin vào báo đài vẹm. Bây giờ không ai còn lạ gì chuyện báo chí và truyền thanh truyền hình của vẹm(gọi chung là truyền thông) chỉ là công cụ của đảng đĩ. Truyền thông xứ vẹm bịp là chính. Lâu lâu đưa một vài tin đúng, chính xác, nhưng các tin này có đặc điểm là ai cũng biết, hoặc vu vơ vớ vẫn. Mục đích là ầm một cái, đưa ra cục bịp to đùng.
    Tôi chưa bao giờ tin vào truyền thông họ vẹm. Chúng chỉ cho ta biết là xxxx có đăng tin đó. Còn muốn tin thì phải tự bản thân nhận xét. Phải có khả năng phối kiểm. Còn không có khả năng này, thì tốt nhất là không tin chúng. Chúng nói đúng cũng không tin, nói sai cũng không tin. Được như thế thì truyền thông vẹm hết cách lừa bịp.
    Vẹm nói là nói láo, vẹm làm là làm bậy. Đó là sự thật không thể chối cãi.

    Thật buồn cười cho những kẻ thích trích dẫn từ báo vẹm, mà thường là Tuổi Trẻ, như là một dẫn chứng của sự thật.

  2. Tuổi Trẻ vs Asanzo: Trận quyết đấu của cặp tình nhân đã không còn chung lối mộng cũng vì $$$ chứ chẳng yêu nước yêu non gì hết.
    Kẻ cắp gặp Bà già.
    Mua vui cũng được một vài trống canh.

Leave a Reply to Người dân Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây