Thảm họa cháy ở Rạng Đông: Xong sẽ làm gì?

Mai Quốc Ấn

9-9-2019

Cán bộ Viện Hóa học Môi trường quân sự lấy mẫu tại hiện trường vụ cháy. Ảnh: TP

Đã đến lúc người Hà Nội nên làm một cái gì đó thực tế. Ví dụ cùng nhau kiến nghị và quyên góp kinh phí để biến các nhà máy như Rạng Đông thành một công viên cho đúng pháp luật; thay vì như kịch bản khu Cao- Xà- Lá bị bọn lobby chính sách mua lại xây khu chung cư.

Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 1495, phê duyệt quy hoạch hệ thống công viên, cây xanh, vườn hoa và hồ đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, quyết định này tập trung và khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng (có quận Thanh Xuân).

Trong đó, thác quỹ đất từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng khi DI DỜI các CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP ra khỏi nội thành; ƯU TIÊN các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, cây xanh, công viên, vườn hoa và các dự án phát triển đô thị khác. Trong đó các quận có chỉ tiêu cây xanh thấp, như THANH XUÂN, ĐỐNG ĐA, được ưu tiên chức năng cây xanh khi chuyển đổi sử dụng đất.

Nhưng đạo doanh nghiệp Rạng Đông từng chia sẻ trên báo chia rằng việc bổ sung ngành nghề (bất động sản) chính là bước đệm để quy hoạch khu đất vàng 5,7ha ở 87 – 89 Hạ Đình làm văn phòng, tòa nhà làm việc hỗn hợp.

Nghĩa là chẳng có công viên cây xanh nào cả! Nghĩa là quy hoạch bị phá vỡ! Nghĩa là 117 cơ sở sản xuất trong nội đô Hà Nội mà học theo Rạng Đông thì làm bất động sản hết?

Cái cần thiết của khu đất Rạng Đông bây giờ là một công viên có chức năng giải độc! Thay vì nhét người vào trung tâm thương mại cao tầng nơi từng là điểm cháy thuỷ ngân khiến nhiều người trúng độc.

Công viên như một khu vườn mà các loại cây không chỉ là vật trang trí. Việc nghĩ nó như vật trang trí khiến các công nhân cây xanh chăm chỉ dùng thuốc giữ cho hoa lá canh luôn đẹp, cái góp phần gây ô nhiễm mà họ không được biết.

Công viên có thể trở thành một nơi bảo tồn đất đai và các loài giống bản địa mà con cái bạn sẽ là người thụ hưởng. Có nhiều loại cây được trồng để thanh lọc đất. Thông tin gần đây nhất mà tôi cập nhật là các nhà khoa học Canada còn phát hiện ra loại cây bí đỏ có chức năng làm sạch đất rất tốt! Vậy có thể áp dụng trồng các loại cây có thể làm sạch thuỷ ngân đang bị thấm xuống đất theo nguyên lý trên. Các nghiên cứu cho thấy các loại địa y, lúa mỳ, các loại cỏ phát triển tầng thấp, nhóm thực vật C3 có bộ lá hấp thụ thuỷ ngân bay hơi và trong lòng đất.

Tuy nhiên đó là ở nồng độ Hg thấp còn ở những mức cao hơn, chúng khiến cho khả năng quang hợp của cây yếu đi, giảm tỷ lệ tế bào đầu rễ (nơi cây ko sống nổi). Tuy nhiên các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu để lai giống cho các loại cây chịu thuỷ ngân tốt hơn. Ví dụ như cây đậu bò với các biến thể dung nao thuỷ ngân với mục đích để chuyển chúng thành loại thuỷ ngân ít độc hơn khi đi từ rễ ra đến lá.

Tóm lại, Hà Nội cần công viên hơn dự án bất động sản và nhà máy Rạng Đông nếu trở thành công viên sẽ chấm dứt luôn thuyết âm mưu đang lan truyền về việc một tập đoàn đã thâu tóm khu đất ấy từ lâu. Nếu vẫn làm bất động sản trái với quyết định 1495 thì khác nào UBND Hà Nội “thừa nhận” thuyết âm mưu ấy là đúng.

Canada đã chứng kiến người dân quyên góp được 3 triệu đô để bảo tồn được một công viên quốc gia thay vì “xẻ thịt” nó làm dự án.Nếu có thu nhập cao, tôi nguyện đóng góp 200 triệu đồng cho dự án xanh hoá khu Rạng Đông và các khu sản xuất cần di dời khác của Hà Nội. Nhưng do kiếm sống chật vật ở Việt Nam và chỉ có 1 quốc tịch
(Không như một số quan chức, ĐBQH có 2 quốc tịch), nên tôi chỉ có thể đóng góp 2tr đồng cho dự án chưa thành hình này.

Cháy ở Rạng Đông xong rồi, cách làm để giải độc thuỷ ngân và thêm các giá trị xanh cho thủ đô cũng đưa ra rồi. Chỉ là người Hà Nội có dám lên tiếng vì chính tương lai của họ và các thế hệ về sau hay không?

Hay vẫn lặng im như một thói quen, vờ cao đạo để giấu sự đớn hèn nhát, để rồi nó lại lộ ra trong một sự cố Rạng Đông khác nào đó?

(Bài được tổng hợp từ 3 status của anh Nguyễn Tiêu Quốc Đạt. Riêng những phần “đụng chạm” nhất thì do tôi bổ sung. Ví dụ như đoạn “Hay vẫn lặng im…?”)

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây