Ngưỡng an toàn vs ngưỡng chịu đựng

Lê Xuân Thọ

9-9-2019

“Ngưỡng an toàn” là cụm từ khoái khẩu của đại đa số quan chức và doanh nghiệp khi xảy ra sự cố, nhất là sự cố về môi trường.

Mới đây nhất, sau khi xảy ra sự cố cháy nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội. “Ngưỡng an toàn” lại lần nữa được họ đưa ra để trấn an dư luận, trấn an người dân gần đó.

Trong khi, điều họ cần làm nhất vào lúc đó là đưa ra khuyến cáo liên quan, cũng như sơ tán dân ra khỏi vùng ảnh hưởng sau vụ cháy. Nhưng họ đã không làm vậy, thậm chí còn thu hồi cả văn bản khuyến cáo của UBND phường Hạ Đình đã đưa ra kịp thời trước đó.

Thế là dư luận kháo nhau rằng, lãnh đạo quận Thanh Xuân, lãnh đạo TP.Hà Nội và các quan chức liên quan nên đến đó ăn sáng món cháo lòng như cái cách mà “người ta” đã ăn cá biển miền Trung sau sự cố môi trường Formosa nhiều năm trước. Và như chúng ta đã thấy, điều đó không xảy ra, ngoài 1 số bài báo tiếp tay cho sự mị dân.

Và những ngày đó, “ngưỡng an toàn” vẫn được thốt ra từ quan chức, khi được hỏi sau sự cố cháy. Còn dân, phải gia cố thêm biên độ “ngưỡng chịu đựng” của mình.

Khốn nạn hơn cả, là sau vụ cháy, lãnh đạo Công ty Rạng Đông lừa dối cả chính quyền (?) và dân khi nói rằng họ sử dụng viên Amalham thay thế cho thủy nhân lỏng để sản xuất bóng đèn hùynh quang từ năm 2016.

Rồi khi Tổng Cục Môi trường vào cuộc, lãnh đạo Công ty Rạng Đông mới thừa nhận là toàn bộ 480.000 bóng đèn hùynh quang vừa bị cháy, đều có sử dụng thủy ngân lỏng. Đây là hoá chất có độc tính cao hơn viên Amalgam mà lãnh đạo công ty này đã nói láo trước đó.

Hiện lượng thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau sự cố là từ 15,1 – 27,2 kg, vượt 1,532 lần so với ngưỡng tiêu chuẩn của WHO và Mỹ!

Còn ai muốn biết sự nguy hại của thủy ngân như thế nào, hãy tra google bằng từ khoá “độc tính của thủy ngân” sẽ rõ. Cá nhân mình, tôi gọi đó là chất độc… khốn nạn.

Và sự khốn nạn ấy hiện diện cả trong lãnh đạo Công ty Rạng Đông, khi mà phải tận khoảng 10 ngày sau sự cố, họ mới có động thái thăm hỏi dân xung quanh khu vực cháy. Thật đáng khinh bỉ, khi người dân Hạ Đình là những đối tượng bị ảnh hưởng nhất sau vụ cháy, lại là tầng lớp được xếp sau cùng trong thư xin lỗi của họ!

Trời ơi, giá mà họ biết rằng “ngưỡng chịu đựng” của dân không hào phóng bằng “ngưỡng an toàn” từ đại đa số miệng quan, thì hay biết mấy!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

Leave a Reply to Sóng ngầm Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây