Nghe chuyện bà ấy khóc mà tôi bật cười

Chu Mộng Long

29-8-2019

Bà ấy là bà vợ ông Tố Hữu, nhà thơ mà thời chuẩn bị thi vào đại học tôi thuộc làu gần hết, từ tập Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận đến Máu và hoa. Thơ của ông nuôi nhiệt huyết cho tôi đến hết thời tôi cầm súng ra chiến trường rồi vào đại học làm Bí thư đoàn.

Tôi vẫn luôn tin Tố Hữu không có tình yêu riêng tư. Nếu có thì nó thế này:

Hỡi em yêu? Mà má em đỏ dậy
Như buổi đầu hò hẹn, say mê
Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về
Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi, cho đến sáng mai nay
Anh đón em về, xuân cũng đến trong tay!
(Bài ca Xuân 61)

Tình yêu mà đồng nghĩa với tình đồng chí thì là tình yêu không có con tim, hoặc nếu có thì con tim đó đã chia năm xẻ bảy. Thì rõ ràng, ông đã chia cho Đảng gần hết. Phần cho thơ cũng là phần cho Đảng, vì thơ ông đã là Đảng.

Vậy mà, theo lời kể của con gái út ông, rằng mẹ đã nhiều lần đau khổ và khóc vì ghen với những hình bóng các em trong thơ ông. Đọc đến đây cứ tưởng là bài báo nói về thơ tình Xuân Diệu chứ không phải là Tố Hữu vậy.

Nghe chuyện bà khóc mà tôi không khỏi bật cười. Tôi thuộc gần hết thơ ông và chẳng thấy có em nào ngoài những em Phước trong Đi đi em, chị Trần Thị Lý trong Người con gái Việt Nam, cô gái hái măng trong Việt Bắc… Chẳng nhẽ bà ghen với một đứa con ở “áo quần dơ cắp chiếc nón le te” hay ghen với một anh hùng liệt sĩ đã bị “điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung”? Còn cái cô gái hái măng kia chỉ thấp thoáng trong rừng mà cũng ghen được thì trừ phi bà tưởng tượng chồng mình say sưa nhìn cô ta hăng mái?

Ngoài các em đó còn có bà bầm, bà bủ, mẹ Suốt, mẹ Tơm… Hay là bà ghen luôn với các mẹ? Tào lao!

Mà theo tôi, nếu Tố Hữu có yêu những người này thì vẫn theo nguyên tắc “dành riêng cho Đảng phần nhiều” cơ mà! Vậy thì chỉ có thể bà ghen với Đảng. Mà xem ra bà cũng là Đảng, vì làm đến Phó Ban tuyên huấn TƯ chứ không phải nhỏ, lẽ nào lại ghen với chính mình? Thật khó hiểu!

Không thể gọi Đảng bằng “em” rồi ghen, vì gọi như vậy là phạm thượng khi quân, cả mẹ và con nhị vị cô nương ạ!

Và cũng lạ, vì trong cái nguyên tắc tình yêu mà Tố Hữu nói trên kia, bà chẳng phải đã tự hào về cái phần bé tí tình yêu ông dành cho bà: Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”

Hay cái em trong Bài ca Xuân 61 là em nào khác? Nếu là em nào khác thì ghen tuông làm gì với cái phần bé hạt tiêu ấy? Tình yêu bé hạt tiêu như thế thì có nằm với nhau (chứ đừng nói vừa đi vừa yêu) suốt đêm tới sáng cũng chẳng đẻ ra được mống gì!

Mong là thắc mắc của tôi cũng được dự một phần vào trong cái bảo tàng Tố Hữu sắp được khánh thành!

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Tôi nghĩ khác
    Diễn đàn Tiếng Dân không phải nơi để những người cùng tâm trạng bước vào để xả ra cái cục tức tối của riêng mình.
    Tố Hữu dù là đáng băm vằm thì ông ta vẫn có một gia đình mà các thành viên thương yêu nhau đầy nhân tính. Tình cảm này đáng được tôn trọng.
    Các bài của Chu Mộng Long, nhận định tổng quát, thể hiện một trạng thái thần kinh chưa cân bằng, chưa điềm đạm như một người trưởng thành.

  2. Nặc danh nói chuyện day văn ,tôi xin ké mấy chữ đúng 100% sự thật,người thật,việc thật:
    – cô giáo ¥ gốc Quảng nam ,cháu giong giỏi Phạm Phú Thứ ,dạy văn cấp 3 ở thành phố Vũng tàu sau 1975,mấy năm liền bị xếp loại C vì cô soạn giáo án và dạy theo cách cô dạy trước 1975 chớ không chịu làm theo kiểu Cách mạng sau 1975 cuar miền Bawcs đưa vào. Buồn tình cô bỏ dạy( tức MẤT DẠY).Cô xin chuyển vô nghành văn hoá,chủ yếu đi chụp ảnh dạo cho du khách trên bãi biển.Mình chơi thân với anh họ cô ấy nên một hôm ngồi chơi tại nhà cô ấy ,nhân đọc tập thơ của cô ấy mới in xong,mình bảo,Tố Hữu có câu thơ: lịch sử thường đi những lối không ngờ,nay cô giáo cũng đi những lối không ngờ,nhờ CÁCH MẠNG:Cô học đại học sư pham và ra trương dạy văn bao nhiêu năm,sau 1975 ,là giáo viên lưu dung,tiếp tục dạy văn,được mấy năm lại bỏ dạy ,xin vào ngành văn hoá thông tin , được phân công đi làm nghề chụp ảnh trên bài biển .Thế là NHỜ CÁCH MẠNG nên cô:
    HỌC SƯ PHAM ( trước1975)-VÔ GIÁO DỤC ( vào biên chế ngành giáo dục)- MẤT DẠY ( bó nghề dạy học)- VÔ VĂN HOÁ( chuyển vô ngành văn hoá thông tin)…
    Ngộ thật!
    Đời CÁCH MẠNG TỪ NAY CÔ ĐÃ HIẺU,Dấn thân vô là phải chịu mất NGHỀ!

  3. Con hơn cha là nhà Tố Hữu,đã thấm vào máu thịt bịa đặt dối trá !
    – Khi Hoàng Giũ viết cây táo nhà ông Lành đã bị bon nịnh và Tố Hưux cho rằng nó chửi mình nên đe nẹt tác giả và định làm to chuyện.May là có một số người thấy rõ sự phi lí nên viết câu đối cảnh cáo:
    HOÀNG DỮ CHẢNG NÓI HUNG
    ANH LÀNH CHỚ GÂY ĐIỀU DỮ !
    -Toàn tập thơ Tố Hữu in lần đầu,không biết vô tình hay cố ý mà câu thơ ,nguyên văn Tố Hữu viết : thơ gửi bạn đường ,tro bón đất thì trong tập thơ này in THƠ GỦI BẠN ĐƯỜNG,thơ BÓN ĐẤT.
    – Người Huế và dân xứ Ngheej nói và đọc âm CHO và CHÓ nghe giông giống nhau nên câu thơ Tố Hữu viết: SỐNG LÀ cho CHẾT CŨNG LÀ cho nghe thành SỐNG LÀ chó CHẾT CŨNG LÀ chó!
    – Thời còn TH chưa có DLV như bây giờ nhưng hôm nay DLV có thể tôn TH thành ông tổ nghề của mình rất phù hợp !

  4. Rất may tôi đỗ tú tài 2 trước năm 1975 nên không ăn mắm thúi của Tố hữu! Nhưng có thàng bạn dạy văn sau năm 1975 bây giờ mới nhận thấy mùi thối của mắm Tố HỮu! Tôi nói thật với bạn rằng bọn dạy văn sau 1975 như mấy con điếm thôi lúc đó thì ca thơ Tố Hữu lên mây nhìn góc nào cũng thấy thơ TH, bây giờ thì lại nói khác! Tội nghiệp cho thân phận của con điếm!

  5. Định mệnh Số phận Cuộc đời Ai có hay ? ? ?
    *********************************************

    Sống lưu vong
    Chết lưu đày
    Xin chọn Bến Sông Seine đây
    Đê Yên Phụ ! Hồng Hà ơi !
    Hàn Giang hỡi !
    Bên kia bờ An Hải thơ ấu một thời .. ..
    Hương Giang ơi !
    Lững lờ trôi dưới Cầu Trường Tiền
    Thời gian hững hờ lạnh lùng trôi …
    Đêm trắng gần tàn cuối cuộc đời
    Nhớ lắm nhớ lắm Phố Sinh từ
    Ra đi từ Cuộc Di cư Vĩ đại
    Hà Nội Phố sau Hiệp định Genève
    Phố Cổ đêm xanh giữa đêm Hè
    Trăng tròn Vàng nay thành Trăng Huyết
    Nửa Giọt lệ Lưu vong mộ huyệt
    Nửa Nụ cười Lưu đày băng tuyết
    Tóc xanh thuở ấy thành Tóc bạc trắng đây
    Dạo bước hữu ngạn tả ngạn Dòng Seine này
    Mưa chớm Thu .. .. khơi mở trong tâm hồn cơn Thu vũ
    Sống lưu vong Kiếp lưu sinh Chết lưu đày ! ! !
    Định mệnh Số phận Cuộc đời Ta chẳng hay ? ? ?

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  6. “Đọc đến đây cứ tưởng là bài báo nói về thơ tình Xuân Diệu chứ không phải là Tố Hữu vậy”

    Có thể là sêm xít . Ở bên đây, boyfriend hay chồng của cô gái nào cheat với cô gái khác đã tệ lắm rùi, nhưng chưa thấm thía gì nếu boyfriend hay (nhất là) chồng của mình cheat với 1 em đực rựa . Devastating news, theo những gì tớ đọc . Và nếu xem Jerry Springer’s, my boyfriend/husband cheated on me with another guy … xem đi thì biết .

    Tớ hổng phải Chu Mộng Long nên sau khi trả nợ quỷ thần, tớ không đụng tới mớ văn hóa trời đánh thánh đâm đó nữa . Nếu tớ không lầm, Tố Hữu có 1 bài thơ về cuộc gặp 1 anh bộ đội đẹp trai trên đường xuôi Nam, 1 one-nite-stand, if you will. Bài thơ đó tả anh bộ đội với 1 tình cảm chỉ có thể được xem là tình yêu đôi lứa . Ngôn ngữ trìu mến tới độ chỉ cần đổi object thành 1 người thiếu nữ & sửa lại vài tính từ, đổi giới . Done, một bài thơ tình khá là lãng mạn with a hint of eroticism. Có thể coi đó là 1 bài thơ tình đồng tính đầu tiên của văn học cách mạng được chăng ? i would like to think so.

    Chắc có lẽ thơ tình đồng tính của văn học cách mạng sẽ chịu chung số phận với bài “Địa chủ ác ghê” của Bác Hồ kính yêu . Dont ask, dont tell. Plausible deniability. Có nghĩa trí thức xã hội chủ nghĩa các bác thì phải giấu như mèo í .

Leave a Reply to Van Do Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây