Trung Quốc đang nóng lòng chờ Việt Nam đi kiện…

Trương Nhân Tuấn

16-8-2019

Sau phán quyết của Tòa PCA ngày 11 tháng 7 năm 2016, các luật gia TQ tập hợp nhau lại để viết ra 2 tập sách 500 trang, một tiếng Anh một tiếng Hoa, xuất bản năm 2018, nội dung từng điểm phản biện lại những phán lệnh của Tòa. Song song với vụ xuất bản sách, TQ còn “mướn” thêm học giả nước ngoài để bênh vực lý lẽ của họ.

Tập sách giải thích rõ tại sao Tòa PCA “không có thẩm quyền xét xử”, vì sao TQ không tham gia và vì sao TQ không chấp hành án lệnh…

Điều đáng quan tâm là một trong các luận cứ của TQ, (theo tôi là quan trọng), Tòa đã (tự ý) ra phán quyết về tình trạng pháp lý của các thực thể ở Trường Sa trong khi Phi không có yêu cầu điều này. Việc này có “hợp cách” hay không, ta cần tham khảo ý kiến của các luật gia giàu kinh nghiệm.

(Thực ra phiên tòa về “thẩm quyền” năm 2015, luật sư của Phi có đề cập đến tình trạng pháp lý của đảo Ba Bình. Họ cho rằng đảo này không có hiệu lực “đảo”). Tòa dựa vào việc này để phán rằng, các thực thể địa lý ở TS không có cái nào được xem là “đảo” để có hải phận EEZ 200 hải lý.

Lập luận khác cũng cần chú ý, TQ cho rằng tranh chấp giữa họ và Phi bắt nguồn từ việc “phân định biển” mà việc này TQ đã “bảo lưu” theo điều 298 UNCLOS. TQ cũng giải thích về các “quyền” theo bản đồ 9 đoạn mà họ có được từ “lịch sử”, trước khi UNCLOS ra đời…

Từ vài tháng qua TQ đã đưa tàu bè nghiên cứu cùng các tàu hộ vệ vào các khu vực biển EEZ của VN, Phi, Mã lai… để thăm dò địa chấn. Mục đích của họ là gì?

Báo chí VN dẫn ý kiến của học giả nước ngoài, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore. Ông này “cho rằng Bắc Kinh có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực mà Trung Quốc nhòm ngó”.

Đây cũng là ý kiến của giáo sư Hồ Ba, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Điều Tra Tình Hình Chiến Lược ở Biển Đông, thuộc Đại Học Bắc Kinh. Ông cho rằng “chính công việc khai thác dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính mới là mục tiêu thực sự của chiến dịch Hải Dương Địa Chất 8“.

“Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc, theo hầu hết các nhà quan sát, là ép không cho Việt Nam hợp tác với các đối tác ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông, để chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi.”

“Ý đồ này lộ rõ trong đề nghị mà Trung Quốc muốn đưa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông đang thảo luận với ASEAN, theo đó các đề án phát triển tại Biển Đông chỉ dành riêng cho các nước có tuyên bố chủ quyền, các nước ngoài vùng không có quyền tham gia.”

“Nói cách khác, các nước như Việt Nam, cũng như Malaysia hay Philippines, chỉ có thể hợp tác với Trung Quốc nếu muốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.”

Theo tôi, những ý kiến này đều đáng tin cậy, nhưng nó cũng không đứng ngoài kế hoạch “bảo vệ an ninh năng lượng” của TQ mà tôi đã viết qua hai bài báo trước (trên BBC).

Sự phát triển bền vững của TQ (hay của một quốc gia bất kỳ) lệ thuộc vào nguồn năng lượng phục vụ cho công kỹ nghệ.

Sự quấy nhiễu của TQ ở vùng biển kinh tế độc quyền của VN, Phi, Mã lai… trong thời điểm “chiến tranh thương mãi” với Mỹ có mục đích hết sức rõ rệt. Cuộc chiến Mỹ-Trung có thể trở thành “chiến tranh lạnh” lâu dài mà trong đó ai cũng có thể hình dung một “thí điểm nóng” xảy ra ở Biển Đông (để TQ kiệt quệ). TQ phải giữ được sự an toàn về năng lượng mà điều này chỉ có thể thực hiện nếu TQ chiếm hữu các mỏ dầu ở Biển Đông.

Nhưng TQ còn có mục tiêu khác. Việc cho xuất bản tập sách 500 trang nhằm phản biện phán quyết của PCA 11-7-2016 là gì nếu không phải để chuẩn bị “đấu tranh pháp lý” lần nữa với các nước VN và Mã lai (ngay cả với Phi).

TQ đang mong chờ (và thúc đẩy) VN phạm sai lầm. VN nghe lời theo “học giả” lấy hồ sơ của Phi đi kiện TQ vụ Tư chính.

TQ sẽ “quần” khu vực Tư chính đến khi “học giả” VN nóng gà, không chịu đựng được nữa, mỗi ngày xuống đường, làm kiến nghị, yêu cầu nhà nước đi kiện TQ.

Vấn đề là, khi VN kiện TQ ra tòa PCA theo hồ sơ của Phi, VN đã gián tiếp nhìn nhận phán quyết 11-7-2016 của tòa PCA “không hiệu lực”. Điều này trúng y như mong muốn của TQ

Những bài viết của tôi trình bày lợi hại vụ đi kiện liền bị “chụp mũ” là “thân Tàu”. Nếu không thân Tàu thì tại sao không chịu đi kiện?

Theo tôi, qua các bài viết trước, VN cần vận động Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ để nhìn nhận hồ sơ “thềm lục địa mở rộng” của VN (nộp chung với Mã lai tháng 5 năm 2009). VN cũng có thể hỏi ý kiến của ITLOS hoặc ICJ để hiệu lực phán quyết 11-7-2016 có hiệu lực trên vùng EEZ của VN.

Học giả VN mà không “thâm hơn TQ” là không thể giữ được chủ quyền lãnh thổ.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Chúng ta không nên quy chụp tác giả TNT là Hán nô hay thành phần phản động theo quan điểm chính trị, mà trân trọng các đóng góp chuyên môn của tác giả.

    Vấn đề quan trọng là tác giả có tham khảo nghiêm chỉnh trước khi đề xuất biện pháp thuyết phục và khả thi hay không.
    Thẩm quyền của hai toà ICJ và ITLOS quy định ở đây, mà tác giả cần tham khảo:

    https://www.icj-cij.org/en/basis-of-jurisdiction
    https://www.itlos.org/en/jurisdiction/.

    Đối tượng tranh chấp trong việc vi phạm chủ quyền tại Bải Tư Chính khác với nội dung tranh chấp theo Phán quyết của PCA ngày 11- 7-2016. Hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý cho Tàu và Phi hoàn toàn khác biệt. Đó là đỉểm dị biệt cơ bản mà tác giả không nhận ra.

    Trong vụ kiện Tàu-Phi, Việt Nam là thành phần thứ ba hữu quyền, nhưng không tham gia tranh tụng. Vụ Tư Chính Việt Nam là nguyên cáo (nếu muốn kiện). Vấn đề Việt Nam thỉnh cầu phán quyết trong Vụ Tư Chính hoàn toàn khác hẳn về mục tiêu. Hai toà ICL và ITLOS không tạo hiệu lực dẫn chứng cho phán quyết của Toà PCA.

    Qua các bài viết, người đọc có cảm tưởng chung tác giả không phải là một nhà nghiên cứu luật học có tầm vóc quốc gia và quốc tế.

    Trân trọng
    Gellert Nguyen

  2. Kiện là thể hiện ý chí chính trị của Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Hình thức tranh tụng nào tại toà nào cho phù hợp là phương tiện pháp lý. Đó không đơn giản là không kiện toà này thì kiếm toàn khác. Còn vô số các ràng buộc khác mặt pháp lý (các mật ước và công ườc mà tác giả và các học giả khác không hề có cơ hội để tham khảo) và áp lực về mặt ngoại giao mà mọi người ai cũng thấy, đó là tinh thần Hán nô đang đẻ nặng. Còn hợp tác quốc tế, thì ai sẽ ủng hộ Việt Nam, Mỹ, Phi, ASEAN? Tác giả cần nghiên cứu nghiêm túc trước khi đề xuất Các bài viết của tác giả không thể hiện.tinh thần này.
    Trân trọng

  3. “VN cũng không nên kiện TQ ra tòa CPA (theo mô hình của Phi). VN phải kiện một tòa quốc tế khác, có thể là Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển (Itlos) với nội dung yêu cầu tòa giải thích “phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016 có thể áp dụng trong vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN hay không”

    Đây là một nhận thức sai lầm nghiêm trọng của tác giả TNT về thẩm quyền giải quyết tranh tụng của hai toà này. Hai toà này không có nhiệm vụ giải thích phán quyết của Toà PCA. Xin tác giả TNT xem lại. Các bài viết của tác giả không phải là một công trỉnh nghiên cứu học thuật nghiêm chỉnh và nhất quán dựa trên các học thuyết hay án lệ, nhưng lại đưa ra các để xuất về mât chính sách tùy tiện, nên không thuyết phục và không khà thi.

  4. Tôi nghĩ nếu TQ tin là họ có đủ chứng cớ pháp lý thì họ đã tham dự phiên tòa ngay từ đầu. Bây giờ, đã thua rồi thì chỉ còn cách biện minh gỡ gạc thôi. Còn VN không kiện (hoặc không dám kiện) thì dễ hiểu hơn nhiều. Là bất cứ Tổng Bí thư nào cũng phải nhận được cái gật đầu của TQ trước tiên. Vậy thì đố ông nào dám làm trái ý TQ? Còn phân tích của ông TNT, theo tôi, chỉ nên coi đó một cái nhìn khác để rộng đường dư luận hơn mà thôi. Nghi ngờ (hoặc chụp mũ) một ý kiến khác chiều là… rất không nên.

  5. Tôi chưa nghĩ tới mức TG Trương Nhân Tuấn (TNT) là người „thân tàu khựa“ (phe tàu), mà chỉ nghĩ Ông ta là người am hiểu VN, kể cả về các nguyên tắc pháp lý liên quan chuyện kiện tụng quốc tế. Tuy nhiên tôi biết rằng nhà nước Việt Nam sẽ không quan tâm những lời khuyên của TNT và giá trị các ý kiến Ông ta là chỉ còn hy vọng tác động qua lề trái hay các báo nước ngoài như BBC … Bài báo này qua câu kết – dù để trong ngoặc theo tôi đã tự làm mất giá trị cả 1 bài viết khổ tâm dài dòng của Ông ta. Và ông TNT cũng cần nhớ rằng, kẻ bất lương khổ công có viết phản biện 500 trang, 1000 trang chứ đến bao nhiêu trang thì chỉ cần 1 sơ hở nhỏ („thâm“ là thói hư tật xấu của dân tàu nên dân tộc các quốc gia khác không nên theo ông TNT ạ!) như Ông ở đây mà gặp người đủ trí tuệ cũng đủ sức vô hiệu hóa sự nhọc nhằn đó. Còn việc kiện hay không kiện của VN là 1 chuyện lớn nên cần 1 chuyên gia (có tiếng và uy tín quốc tế) thực sự tư vấn và thực hiện kiện tụng, chứ chuyên gia có giỏi mà giấu danh tính (bằng cấp, các thành tích đã đạt được… ) thì cũng chưa biết để mà tin cậy!

  6. “Sau phán quyết của Tòa PCA ngày 11 tháng 7 năm 2016, các luật gia TQ tập hợp nhau lại để viết ra 2 tập sách 500 trang, một tiếng Anh một tiếng Hoa, xuất bản năm 2018, nội dung từng điểm phản biện lại những phán lệnh của Tòa. Song song với vụ xuất bản sách, TQ còn “mướn” thêm học giả nước ngoài để bênh vực lý lẽ của họ”.
    -Việc TQ phát hành “2 tập sách 500 trang “ với mục đích “Tập sách giải thích rõ tại sao Tòa PCA “không có thẩm quyền xét xử”, vì sao TQ không tham gia và vì sao TQ không chấp hành án lệnh…” cũng như việc TQ tổ chức nhiều hội thảo để “học giả nước ngoài để bênh vực lý lẽ của họ” vẫn ko có cơ sở Pháp lý để TQ đòi hỏi có chủ quyền, quyền tài phán tại Biển Đông. Những việc làm trên của TQ, VN xem là những việc ngoài lề, hiển nhiên ai cũng có quyền nói cái đúng về mình. Mọi việc đúng, sai phải dc phân xử tại Tòa án Quốc tế & theo phán quyết của Tòa các bên thi hành.
    -Nhắc lại một số nội dung phán quyết của Tòa PCA gồm có:
    *“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’.”
    *“Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
    *” Phán quyết của PCA có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan và phải được tuân thủ ngay lập tức.”
    Như vậy, sách có dày 1.000 trang cũng ko biện hộ cho phán quyết của Tòa PCA là sai dc. VN phải đọc kỹ “2 tập sách 500 trang “ này, để lấy chính tư liệu của TQ chứng minh cho cái sai của TQ là hợp lý nhất. TQ nếu thấy có đủ lý lẽ chứng minh TQ đúng thì tại sao khi Phi đứng đơn kiện, TQ ko mang “2 tập sách 500 trang “ mà đi hầu (Trung Quốc từ chối tham dự cuộc phân xử), và tòa PCA ra phán quyết mà TQ ko đồng ý thì TQ vẫn có quyền nộp đơn kiện kháng cáo lên Tòa PCA hay 01 Tòa án Quốc tế nào đó? Sao TQ ko kiện lại với Phi mà “TQ đang mong chờ (và thúc đẩy) VN phạm sai lầm. VN nghe lời theo “học giả” lấy hồ sơ của Phi đi kiện TQ vụ Tư chính” lúc đó TQ mới đi hầu VN để chứng minh? Nên nhớ Tòa PCA là tòa Quốc tế (ko phải là tòa “ao làng”), tòa đã nghiên cứu kỹ hồ sơ hơn 03 năm mới ra phán quyết nên tòa ko thể nói 02 lời. VN phải đọc kỹ hồ sơ của Phi và tham khảo trước các quan tòa PCA đã tham gia xử vụ kiện của Phi với TQ, để các quan tòa PCA cho ý kiến góp ý về vụ kiện của VN với TQ là chắc thắng.
    -“Cuộc chiến Mỹ-Trung có thể trở thành “chiến tranh lạnh” lâu dài” nên “ TQ phải giữ được sự an toàn về năng lượng mà điều này chỉ có thể thực hiện nếu TQ chiếm hữu các mỏ dầu ở Biển Đông”. Vậy là với quyết tâm chính trị, TQ phải chiếm đoạt bằng dc Biển Đông. Việc mất dần Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian, nên VN càng phải củng cố quyết tâm hơn đi kiện TQ ra Tòa án Quốc tế càng sớm càng tốt để bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán & đó cũng làm cơ sở pháp lý để VN vận động Quốc Tế ủng hộ VN trong vấn đề chống lại dã tâm xâm chiếm Biển Đông của TQ.
    -Có lẽ, khi VN kiện TQ ra tòa Quốc tế là tình nghĩa anh em CS Quốc tế thắm thiết “16 chữ vàng” và “4 tốt” giữa “đồng chí bạn” và “đồng chí mình” cắt đứt, ly dị từ đây. Mà khi cắt đứt “thoát Trung” sẽ đưa đến hậu quả CSVN sụp đổ? Các nước Tân Cương, Nội Mông, Tây tạng cũng theo hình mẫu VN “thoát Trung” gây rất nguy hiểm cho TQ?
    P/s: Trong bài viết” Nếu TQ rút khỏi UNCLOS và nếu TQ đem giàn khoan khai thác bãi Tư chính…”
    https://baotiengdan.com/2019/08/13/neu-tq-rut-khoi-unclos-va-neu-tq-dem-gian-khoan-khai-thac-bai-tu-chinh/
    bác Trương Nhân Tuấn đề xuất: “Theo tôi, VN cũng không nên kiện TQ ra tòa CPA (theo mô hình của Phi). VN phải kiện một tòa quốc tế khác, có thể là Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển (Itlos) với nội dung yêu cầu tòa giải thích “phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016 có thể áp dụng trong vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN hay không””. Hiểu theo ý bác Trương Nhân Tuấn là lấy “Tòa Công lý quốc tế (IJC), hoặc Tòa án về Luật Biển (Itlos)” để “giải thích phán quyết của Tòa PCA 11-7-2016”!!!???. Thật là đề xuất kỳ lạ khi cho 02 tòa án Quốc tế đá với nhau làm rối sự việc lên & TQ đứng xem hưởng lợi.

  7. Học giả VN cở như ô TNT này đúng là loại không thâm hơn Tàu.Thôi đừng bàn tới bàn lui ô bùi lan ơi ! Nguyễn ngọc Già ,nhà báo từng ngồi tù và ở trong nươc nghi ông là không phải dân Việt đấy ?

  8. “Học giả VN mà không “thâm hơn TQ” là không thể giữ được chủ quyền lãnh thổ.”- Làm sao học giả VN có thể thâm hơn TQ? Nói đến học giả thương hiểu là chuyên môn,lí lẻ- tức kiến thức,trí tuệ – được trình bày minh bạch …

Leave a Reply to Ban Mai Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây