Bản tin ngày 8-8-2019

Bình Thuận: Bé trai 11 tuổi bị người tu hành bạo dâm, đánh dã man

Một bé trai 11 tuổi bị một người tu hành đánh dã man ở Bình Thuận, báo Pháp luật TPHCM đưa tin. “Thầy tu” này tên Lương Việt Đức, 27 tuổi, tu tại gia với pháp danh Thiện Lam. Nạn nhân là bé trai, tên Trần Võ Đăng Khôi, được mẹ là bà Võ Thị Hương gửi cho ông Đức để học khóa tu hè.

Sau khi gửi con cho ông Đức, khoảng một tuần sau, cháu Khôi gọi điện thoại cho mẹ, nói rằng, mỗi lần ngủ cháu đều bị “thầy” Thiện Lam ôm ấp, siết chặt rất khó chịu, không ngủ được và nhờ mẹ lên tiếng. Nhưng mẹ bé vẫn tin lời “thầy tu” này, khi ông ta nói rằng “đó chỉ là hành động tạo ra cảm giác yêu thương chứ không có gì quan trọng“.

Sau một tháng tám ngày ở với “thầy Thiện Lam”, bà Hương nhận được cuộc gọi của ông ta, yêu cầu tới để đón con về, với lý do cháu bé hư hỏng, xem phim đồi trụy. Người mẹ kinh hoàng khi nhận ra đứa con mình đã bị ông Đức đánh thừa sống, thiếu chết, với những vết thương bầm tím còn để lại khắp người:

Thương tích trên người cháu K sau khi được mẹ đưa ra khỏi tịnh xá. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp cho VOV

Vụ thầy tu đánh dã man bé 11 tuổi: Trưng cầu giám định thương tật, theo VOV. Đại tá Lê Bá Thanh, Trưởng Công an huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, công an huyện đã lấy lời khai của nạn nhân và những người liên quan, thu thập các chứng cớ, đồng thời trưng cầu giám định thương tật của cháu Khôi để xác định mức độ xử lý vụ việc. 

Làm việc với công an, sư hổ mang Thiện Lam “bước đầu khai nhận có đánh đập em K nhưng phủ nhận việc xâm hại tình dục”. Còn nạn nhân kể, cháu “bị thầy bảo vào phòng riêng, khóa cửa lại, bắt xem phim người lớn và cởi hết quần áo cho thầy sờ mó dương vật”. Cháu Khôi từ chối nên bị đánh.  

Trang Bảo Vệ Pháp Luật bàn về vụ bé trai 11 tuổi bị thầy tu bạo hành: Lời kể đau thắt ngực của nạn nhân. Cháu Trần Võ Đăng Khôi kể: “Ông Thầy Đức ông đánh con bằng ống nước và cán chổi. Ông đánh vô đầu, tay, chân, mông, lưng con. Rồi ông đánh vô miệng. Ông kêu con vô trong phòng, ông bắt con cởi quần ra để ông… Sau đó ổng mở phim sex cho con coi, bắt con nói những chuyện người lớn ăn ngủ sao sao, cho ổng ghi âm, để ông lấy đó làm bằng chứng để ông có quyền đánh con”.

Mời đọc thêm: “Thầy tu” bị tố đánh dã man bé trai 11 tuổi ở Bình Thuận nói gì? (GT). – Cư sĩ nhận sai khi đánh bé trai 11 tuổi ngay trong chùa (Zing). – Người tu hành đánh bé trai 11 tuổi gọi điện xin ‘gỡ’ bài (PLTP). – Không làm theo phim sex bé trai 11 tuổi bị nhà tu hành đánh dã man? (GĐ&XH). – Gã thầy tu cho bé trai xem phim đồi trụy rồi đánh đập dã man (VTC).

Công an nói gì về vụ một ‘sư thầy’ tra tấn trẻ 11 tuổi ở Bình Thuận? (TN). – Đề nghị khởi tố cư sĩ đánh bé trai 11 tuổi ở Bình Thuận (Zing). – Sư thầy đánh dã man trẻ tu tập ở Bình Thuận sẽ bị xử lý thế nào? (BVPL). – Đại diện Giáo hội Phật giáo đến thăm bé 11 tuổi bị đánh (PLTP). – Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Thuận: Nơi thờ tự xảy ra bạo hành trẻ 11 tuổi là tự phát (Tin Tức). – “Thầy tu” đánh dã man bé trai 11 tuổi không có tên trong danh sách Phật tử (TĐ). 

Vụ bé 6 tuổi, chết trên xe đưa đón của trường Gateway

Viet Times đưa tin: Vụ cháu bé tử vong trên xe ô tô đưa đón của Trường Tiểu học Gateway: Nhà trường tự gắn mác “quốc tế”. Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội, khẳng định, “trên địa bàn quận không có trường nào có tên quốc tế hay được công nhận quốc tế, nếu có là do các trường tự gắn mác vào”.

Như vậy là trường Gateway đã tự gắn mác “quốc tế” để thu hút học sinh và để học phí tăng cao, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã biết, nhưng vì sao bao nhiêu năm qua, Phòng GD&ĐT Cầu Giấy vẫn để mặc cho trường Gateway gắn danh hiệu “trường quốc tế”? Trưởng phòng GD&ĐT Phạm Ngọc Anh không trả lời câu hỏi này.

Theo thông tin từ website của trường Gateway, thì trường này thuộc hệ thống “Gateway Education Global (GEG) là một tổ chức giáo dục uy tín, cung cấp nguồn giáo viên nước ngoài chất lượng cao, tư vấn xây dựng chương trình quốc tế cho các trường, có trụ sở chính tại Anh”. Còn theo website Gateway Education Global (GEG), cho biết, các hoạt động giáo dục của họ chủ yếu ở Việt Nam.

Mặc dù có văn phòng chính ở London, nhưng theo thông tin trên website, Giám đốc Điều hành của họ sống ở châu Á, tới London để giải quyết các vấn đề pháp lý, gặp gỡ ban giám đốc và kết nối với các đối tác toàn cầu. (“Currently the Executive Director, who lives in Asia, travels to London to resolve legal matters, meet with the board of directors, and connect with global partners“.)

Trang VietNam Finance có bài: Nữ Chủ tịch 8x của trường quốc tế Gateway là ai? Theo thông tin trong bài, trường Gateway thuộc CTCP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit. Bốn cổ đông sáng lập Tập đoàn Edufit là bà Trần Thị Hồng Vân (35,7%), Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), Trần Thị Huyền (14,3%) và Nguyễn Thị Xuân Trang (14,3%).

Các quý bà này là ai? Theo trang Chất Lượng Sống, Trần Thị Hồng Vân là con gái Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Trần Thị Hồng Hạnh và Trần Thị Huyền là con gái ông Trần Văn Đình, anh ông Vệ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đông Á. Còn Nguyễn Thị Xuân Trang là con gái đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Báo VietNamNet đưa tin: Trước vụ bỏ trẻ chết trong ô tô, trường Gateway nhận 800 tỷ xây thêm trường mới. Ngay trước khi xảy ra sự cố xảy ra, tập đoàn Edufit nhận được khoản đầu tư 34 triệu Mỹ kim cho việc xây dựng dự án trường Gateway Tây Hồ Tây. Khoản đầu tư này được ký kết ngày 1/7/2019 tại Tokyo trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Bên rót vốn là Công ty Toshin Development Co., Ltd, thuộc tập đoàn kinh doanh thương mại hàng đầu Nhật Bản Takashimaya.

Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã khởi tố vụ án bé lớp 1 trường Gateway chết vì bị bỏ quên trên xe, VnExpress đưa tin. Trung tá Trần Văn Hóa, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, cho biết trong cuộc họp báo tổ chức trưa 7/8 tại trụ sở UBND quận về cái chết của bé trai Lê Hoàng Long: “Trong những người bị Công an quận Cầu Giấy triệu tập có Doãn Quý Phiến (lái xe hợp đồng của Gateway), Nguyễn Bích Quy (nhân viên đưa đón học sinh của trường)”.

Zing đặt câu hỏi: Vì sao bé lớp 1 trường Gateway lúc đi học mặc áo đỏ, rời xe áo trắng? Bác ruột của bé Hoàng Long cho biết sáng 6/8, bé mặc đồng phục màu đỏ. Mẹ bé trai cũng xác nhận thông tin này và cho biết đó là bộ đồng phục áo đỏ, quần sooc trắng của trường Gateway. Trong khi đó, hình ảnh trích xuất từ camera cho thấy bé trai khi được đưa khỏi ôtô lại mặc áo trắng.

Từ chi tiết này, người nhà bé Long lập luận: “Gia đình chúng tôi có cơ sở để nghi ngờ khi phát hiện cháu tử vong trong xe, nhà trường đã thay áo để xóa đi dấu vết nguyên nhân thực sự khiến bé tử vong”. Thậm chí có thông tin cho rằng bé trai bị tổn thương bên ngoài, khi vào viện còn phát hiện giấy thấm máu.

Báo Thanh Niên bàn về vụ học sinh tử vong vì bị bỏ quên trên xe: Báo động đỏ việc đưa đón học sinh. Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Trường quốc tế Canada bình luận: “Không biết có uẩn khúc gì khác trong chuyện này không. Vì để sự việc xảy ra là cực kỳ vô lý. Xe buýt đưa đón học sinh của trường tôi đến 29 chỗ, thường đưa đón khoảng 20 – 25 học sinh. Nguyên tắc đưa đón là sau khi chở học sinh đến trường, lái xe phải lên kiểm tra xe. Nếu học sinh vắng, giáo viên phải liên hệ ngay cha mẹ để hỏi rõ”.

Báo Pháp Luật Plus đưa tin: Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo sau vụ học sinh trường Gateway tử vong trên xe. Bộ GD&ĐT chỉ đạo Sở GD&ĐT TP Hà Nội tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các trường học trên địa bàn. Trước đó, ngày 5/8/2019, Bộ GD&ĐT đã có công văn các sở GD&ĐT về việc về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đầu năm học 2019-2020.

Báo Thế Giới Trẻ viết: Trường quốc tế Gateway từng tắc trách trong việc thi cử, học sinh thi vào lớp 1 phát nhầm đề lớp 9. Một phụ huynh có con từng thi đầu vào lớp 1 ở ngôi trường này tiết lộ, khi con của phụ huynh này thi đầu vào lớp 1, bé được xếp trong một phòng gồm 6 em ở 3 thứ tự lớp là 1, 5, 6, 9 đều thi tuyển đầu vào. Tuy nhiên sau 4 tiếng làm bài thi căng thẳng ở thời tiết Hà Nội 40 độ C thì cô giáo gọi cho phụ huynh thông báo rằng con bị phát nhầm đề lớp 9, mẹ cho con đến làm lại bài thi ở một buổi khác.

Mời đọc thêm: Bé lớp 1 tử vong sau 9 tiếng bị bỏ quên trên ôtô (VNE). – Học sinh Gateway tử vong: Cháu bị “bỏ quên” 9 tiếng trên xe như thế nào? (DT). – Học sinh lớp 1 chết thương tâm vì bị bỏ quên trên ô tô: Trường Gateway tạm đình chỉ nhân sự liên quan (VTC). – Nhân viên quản lý Gateway không kiểm tra số lượng học sinh rời xe? (TTXVN). – Vụ cháu bé tử vong nghi do bị bỏ quên trên xe đưa đón: Lỗi của người lớn (Tin Tức). – Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ “bé lớp 1 Gateway tử vong” (TĐ). – Vụ học sinh tử vong do bị bỏ quên trên xe: Tạm đình chỉ công tác những cá nhân liên quan (CAND).

Trường Gateway “tự phong” là trường quốc tế (VNN). – Trường Gateway tự phong, tự thêm chữ “Quốc tế” vào tên trường để thu hút học sinh, phụ huynh? (Kênh 14). – Từ vụ trường Gateway: Pháp luật không hề quy định về “trường quốc tế”! (Luật VN). – Trước khi “quên” học sinh trên xe ô tô, trường Gateway tự quảng cáo ra sao? (LĐ). – Bé trai lớp 1 tử vong trên ô tô: Trường Gateway có mức học phí bao nhiêu? (TP). – Bé lớp 1 tử vong: Lộ mâu thuẫn, học phí 120 triệu/năm (ĐV). – Tập đoàn giáo dục “đứng sau” trường Quốc tế Gateway “khủng” mức nào? (PL Plus).

Vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong: Phụ huynh tiết lộ nội dung cuộc họp khẩn (ĐSPL). – Học sinh trường Gateway tử vong: Trường báo động dịch vụ đưa đón, phụ huynh hoang mang (HQ). –  Phụ huynh trường Gateway hoang mang sau vụ bé trai tử vong trên ô tô (TP). – Thông báo vô cảm của trường Gateway khi bé lớp 1 tử vong trên ôtô (Zing). – Bị phản ứng, trường Gateway sửa thông báo vụ chết người nhiều lần (Zing). – Nửa đêm, tài khoản Facebook của trường quốc tế Gateway ‘biến mất’ (VTC).

Cập nhật tin: Cô giáo quỳ dâng đơn ở tỉnh Đắk Lắk

Báo Tuổi Trẻ có bài: Cô giáo quỳ ở UBND tỉnh: ‘Tôi bị xúc phạm và oan ức’. Vụ cô Nguyễn Thị Hoa Anh, giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, ở tỉnh Đắk Lắk quỳ dâng đơn lãnh đạo, cho biết, cô bị UBND TP Buôn Ma Thuột điều chuyển không đúng quy định. Cô bị phạt, điều chuyển tới trường xa, vì vi phạm quy định dạy thêm học thêm, trong khi cô dạy không vì mục đích kiếm tiền, mà chỉ dạy từ thiện cho các em học sinh trong xóm.

Cô Hoa Anh nói: “Vi phạm của tôi có đến mức phải kỷ luật bằng cách đẩy đi một nơi khác như vậy? Tôi không nặng nề đến trường vùng ven, khó khăn hơn, nhưng cách làm của thành phố, của ngành giáo dục cho thấy có việc xem trường vùng ven là nơi ‘đày ải’ giáo viên vi phạm. Tôi thấy bị tổn thương chứ đâu phải do tôi chỉ muốn ở trường cũ“.

Thủ tướng: Học để làm việc, không phải để có bằng

Thủ tướng: “Học để làm việc chứ không phải có bằng tượng trưng“, VOV đưa tin. Thủ tướng nói: “Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng chất lượng đào tạo giáo dục đại học, trung học thấp. Học ra để làm việc chứ không phải có bằng tượng trưng“.

Thủ tướng trả lời dân chúng như thế nào với tấm bằng B tiếng Anh của mình? Đây là bằng thật hay bằng giả? Tấm bằng này để làm việc hay là bằng tượng trưng? Và liệu cái bằng này có liên quan gì tới câu nói “Ma-dzê in Việt Nam” của Thủ tướng không?

Một gia đình ở Cà Mau tưới xăng đốt đoàn cưỡng chế

VTC đưa tin: Nhiều cán bộ ở Cà Mau bị tạt xăng, châm lửa đốt khi cưỡng chế thi hành án. Vụ việc xảy ra vào sáng 7/8, Chi cục Thi hành án huyện Cái Nước thành lập đoàn cưỡng chế gồm nhiều cán bộ đến cưỡng chế đất của ông Lê Vũ Khi ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú. Phần đất hơn 4.600 m2 này được ông Khi bán cho người khác nhưng gia đình người chị ruột của ông là bà Lê Thị Hiến đang ở trên phần đất này không chịu di dời đi nơi khác.

Bà Hiến cho rằng, bà được cha mẹ cho lại 3.000 m2 trong phần đất này nhưng chỉ làm giấy tay, không tách thửa trong sổ đỏ của ông Khi, nhất quyết không di dời nên bị cưỡng chế giao đất. Khi lực lượng chức năng đọc quyết định cưỡng chế thì gia đình bà Hiến tạt xăng vào đoàn cán bộ, bật lửa đốt. Có 7 người trong đoàn cưỡng chế bị thương, 6 người đang được điều trị tại Cà Mau, 1 người được chuyển lên Sài Gòn.

Hiện trường xảy ra sự việc. Ảnh: VTC

Sau đó, UBND huyện Cái Nước thông tin vụ tưới xăng vào đoàn cưỡng chế, theo báo Pháp Luật TP HCM. Đơn vị này cho biết, trong nhóm cán bộ bị thương có 3 công an, 3 cán bộ thi hành án và chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Đến 10 giờ 45 ngày 7/8, Công an huyện Cái Nước đã ổn định tình hình, khám nghiệm hiện trường, mời 4 người về trụ sở làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ, gồm vợ chồng ông Kiếm, bà Hiến và hai con trai của họ. Hai người khác trong gia đình này bỏ trốn và bị truy tìm.

Mời đọc thêm: Cưỡng chế đất, nhiều cán bộ bị dính “bom xăng” phải nhập viện cấp cứu (GĐ). – Dùng xăng tấn công đoàn cưỡng chế làm 7 người bị thương (SGGP). – 7 cán bộ đoàn cưỡng chế bị bỏng nặng do một số đối tượng phóng hỏa (NLĐ). – Nóng: Bắt giữ nhóm đối tượng dùng xăng, dao tấn công đoàn cưỡng chế đất (NĐT). – Chủ tịch Cà Mau chỉ đạo “nóng” vụ 7 cán bộ bị thương khi cưỡng chế đất (GT).

***

Thêm một số tin: Tố cáo Thiếu tướng Công an vụ Trần Bắc Hà với mục đích gì? (RFA). – Hàng hóa Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh giữa lúc Trung Quốc siết đầu vào (VOA). – Thỏa thuận quốc phòng với EU có ‘xử’ được tàu TQ? (VNTB).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Thật đáng tiếc. Nếu cô giáo khi thấy vắng mặt em Long trực tiếp gọi DT cho bố mẹ em Long thì chắc chắn đã kịp thời cứu được em. Tôi nghĩ chắc cô giáo của em Long đau khổ lắm vì cô đã báo chuyện em Long vắng mặt mà thông tin này không được đưa đến cho Phụ huynh.
    cái “Lỗi hệ thống ” này còn kinh khủng hơn lỗi của cô giám thị theo xe và tài xế.

  2. cô giáo đang dạy cho bé trong lớp mà không được nắm số điện thoại của phụ huynh để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp nhất là một điều kỳ lạ, khó hiểu, quá quan liêu ở trường Gateway.

Leave a Reply to My Trang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây