VN kiện TQ cái gì ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

7-8-2019

Trên BBC có đăng bài viết của tác giả Dương Danh Huy tựa đề “Biển Đông: Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế”. Tác giả cho rằng VN cần phải kiện TQ trước một “Hội đồng Trọng tài (HĐTT) lâm-cấp thời (ad hoc) được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS”. Mọi người có thể tìm đọc bài viết để biết thêm các chi tiết (VN kiện TQ về cái gì, ở tòa án nào v.v…).

Theo tôi, bài viết có một số luận điểm cần được thảo luận.

Trong bài tác giả tự đặt câu hỏi: “Phán quyết 2016 đã bác bỏ Đường Chữ U rồi, kiện nữa làm gì?”

Tác giả tự trả lời: “Phán quyết đó (PCA 11-7-2016) chỉ có tính ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc. Nếu Việt Nam muốn có một phán quyết có tính ràng buộc giữa mình và Trung Quốc, Việt Nam phải kiện Trung Quốc”.

Theo ý của tác giả thì giữa VN và TQ đường 9 đoạn chữ U vẫn còn hiệu lực. VN cần phải kiện để bác bỏ nó.

Điều này vừa không đúng vừa “nguy hiểm”.

Nếu ta có theo dõi diễn biến vụ Phi đơn phương kiện TQ ra tòa Trọng tài thường trực (CPA) ngày 22-1-2013, cũng như có tham khảo nội dung phán quyết của Tòa ngày 11-7-2016, ta thấy nội dung phán quyết hầu hết nhắm vào các việc “giải thích và áp dụng” Luật biển (UNCLOS 1982) trong phạm vi Biển Đông.

Ta có thể liệt kê các phán lệ:

1/ “Quyền lịch sử” của TQ thể hiện qua đường 9 đoạn thì “không phù hợp” với Công ước (đoạn 261-272, 278 Phán quyết CPA 11-7-2016).

2/ Yêu sách của TQ (và Phi) về đường cơ sở quần đảo Trường Sa bị bác bỏ (đoạn 573, 574).

3/ Các cấu trúc địa lý ở Trường sa không có cái nào phù hợp với định nghĩa “đảo” theo điều 121 (3) để yêu sách vùng kinh tế độc quyền hay thềm lục địa (đoạn 626).

Trên nguyên tắc, Công pháp quốc tế (Droit International Public) được thành hình trên các kết ước được sự đồng thuận của các quốc gia. Còn Thông luật quốc tế (Droit International Coutumier) đặt căn bản trên những tập quán đã được các quốc gia nhìn nhận lâu đời cũng như những “phán lệ” thể hiện qua các “án lệ” của tòa án quốc tế.

Vụ phân xử Phi kiện TQ ngày 22-1-2013 do Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye phụ trách. Phiên tòa được thành theo Phụ lục VII của UNCLOS (thuộc LHQ) và Tòa tuyên bố “có thẩm quyền” để phân xử. Những lời “giải thích” và “diễn giải cách áp dụng” Luật của Tòa án quốc tế thuộc LHQ về một bộ Luật quốc tế (Công ước quốc tế về luật Biển 1982 – UNCLOS), hiển nhiên là “Luật”.

Mặt khác, ngày 05-12-2014, Việt Nam đã đệ trình một bản Tuyên bố lên PCA công nhận Toà Trọng tài có thẩm quyền để xét xử đồng thời yêu cầu Tòa tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Tức là, trong chừng mực, VN có tham gia vào phiên tòa ở nội dung đường 9 đoạn. Và khi VN nhìn nhận thẩm quyền của Tòa, tức là VN nhìn nhận nội dung phán quyết.

Tác giả cho rằng phán quyết không có hiệu lực ràng buộc đối với VN hiển nhiên là không đúng.

Nguy hiểm là khi phát biểu như vậy tất cả những hành vi quấy nhiễu của TQ ở bãi Tư chính bắt nguồn từ những “tranh chấp”.

Những tranh chấp này có thể đến từ sự “chồng lấn” từ việc “phân định biển”:

1/ vùng kinh tế độc quyền của VN với “danh nghĩa lịch sử” và “biển lịch sử” của TQ thể hiện qua bản đồ 9 đoạn.

2/ vùng EEZ của VN với EEZ các đảo TS mà TQ tuyên bố chủ quyền.

VN có thể bị “việt vị” do TQ bảo lưu ở điều 298. Tòa không có thẩm quyền phân xử một tranh chấp đến từ việc “phân định biển” hay có nguồn gốc từ tranh chấp chủ quyền.

Điểm 1 trong bài viết, tác giả cho rằng “1/ Việt Nam cần kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”

Khi cho rằng phán quyết của Tòa CPA 2016 không thể áp dụng cho VN. Vậy thì TQ đã “vi phạm” điều gì ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN?

Muốn chứng minh (TQ vi phạm) thì VN phải yêu cầu Tòa giải thích lại những điều mà Tòa CPA đã giải thích qua phán quyết 11-7-2016:

1/ yêu sách “danh nghĩa lịch sử”, “vùng nước lịch sử” của TQ thể hiện qua bản đồ 9 đoạn thì không phù hợp với UNCLOS.

2/ Các cấu trúc địa lý ở TS không có cái nào là “đảo” theo định nghĩa của điều 121(3).

VN không phải là Phi để có những yêu cầu “nguy hiểm” như vậy. Đối với Phi, TQ không có bằng chứng. Nhưng với VN, TQ có thể trình ra một lô bằng chứng (công hàm 1958, bản đồ, sách giáo khoa…) cho thấy VN đã nhiều lần nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS.

Pháp đình của Tòa lúc đó sẽ trở thành diễn đàn để TQ “tố khổ” VN.

Trở lại vấn đề, nếu VN muốn kiện TQ trước một “hội đồng trọng tài” theo ý của tác giả, điều cần thiết là phải đặt hồ sơ trên nền tảng của phán quyết CPA 2016. Trong đó phải làm rõ là hành vi “TQ vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN” nằm trong phạm vi “giải thích và áp dụng UNCLOS”.

Nếu không làm được việc này VN đối diện với nguy cơ Tòa “không có thẩm quyền xét xử”.

Tác giả cũng đưa ra những lập luận:

1/Các lô 05, 06, 07, 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156, 157 và một phần của bãi Tư Chính nằm trong EEZ tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.

2/Phần còn lại của bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.

3/Các khu vực này nằm dưới mặt nước, do đó không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Bất cứ nước nào, tối đa cũng chỉ có các loại quyền chủ quyền và quyền tài phán (khác với chủ quyền) dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển và UNCLOS.

4/Các khu vực này không thể nằm trong EEZ hay thềm lục địa của bất cứ đảo nào đang bị tranh chấp (tức là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa). (Lý do là theo Điều 121(3) UNCLOS không đảo nào được hưởng quy chế vùng EEZ hay thềm lục địa, như HĐTT 2016 đã khẳng định).

5/Trung Quốc không thể có quyền lịch sử đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam. (Lưu ý HĐTT 2016 đã khẳng định rằngTrung Quốc vừa không hề có quyền lịch sử đối với vùng biển và đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý, vừa không thể bắt cá hai tay, một mặt thì đòi tự do tiền-UNCLOS trong việc họ khai thác bên trong EEZ của các nước khác, một mặt thì không chấp nhận tự do tự do tiền-UNCLOS của các nước khác khai thác bên trong EEZ của họ. Việc phê chuẩn UNCLOS có nghĩa phải bỏ cả hai sự tự do này).

6/Vì vậy các khu vực này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. (Lưu ý đây là những quyền có hạn chế được UNCLOS quy định, khác với chủ quyền mà không nước nào có thể có).

7/Trung Quốc đã vi phạm các quyền này của Việt Nam và phải ngưng vi phạm.

Phản biện theo lập luận của tác giả: phán quyết CPA 2016 không có hiệu lực ràng buộc với VN.

Điểm 1 và 2 các lô (bãi Tư chính) nằm trên thềm lục địa của VN nhưng cũng nằm trên thềm lục địa (pháp lý 200 hải lý) của đảo Trường Sa lớn (mà trên bản đồ tác giả quên vẽ). Tòa có thể không có thẩm quyền phân xử vì: 1/ tranh chấp đến từ việc phân định biển. 2/ tranh chấp bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền. Cả hai khoản này TQ bảo lưu ở điều 298.

Điểm 3, bãi Tư chính nằm dưới mặt nước, nó có thể thuộc về thềm lục địa (địa lý) tính từ bờ biển VN nhưng nó cũng có thể thuộc về thềm lục địa (pháp lý) của đảo Trường sa lớn.

Điểm 4, 5, 6 và 7 tác giả đã loại trừ Phán quyết CPA 2016 (phán quyết không có hiệu lực với VN và TQ) thì không thể vịn vào nội dung án lệ để cho rằng các đảo thuộc TS không phải là “đảo” theo định nghĩa điều 121(3) cũng như quyền lịch sử của TQ theo bản đồ 9 đoạn bị Tòa bác bỏ. Tác giả vì vậy không thể khẳng định vùng Tư chính “hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN”. Tác giả lại càng không thể cho rằng phía TQ “vi phạm các quyền” của VN.

Tóm lại, ý kiến của tôi là, (như đã từng viết đi viết lại nhiều lần) VN vận động sao cho phán quyết 11-7-2016 của tòa CPA có hiệu lực áp dụng chớ không phải đi kiện để (hy vọng) có thêm một phán quyết với nội dung tương tự.

Vấn đề là vận động thế nào?

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tôi suy đoán là tác già muốn nói tới vận động về mặt ngoại giao hay chính trị với cộng đỗng quốc tế. Vấn đề này lại càng vô nghĩa hơn. Lý do chính là hiệu lực pháp lý của phán quyết vẫn còn đó và tính cách ràng buộc với các bên liên quan không thay đổi. Vấn đề là tác giả cũng không thể biết được Việt Nam đã ký biết bao nhiêu văn kiện hay mật ước với Trung Quốc với nội dung gì, nên không thẻ nào suy đoán Việt Nam sẽ cam đảm làm gì có lợi cho Việt Nam hay không.

    Đồng ý với bạn maijoyeuse khi nói về về khía cạnh luật thủ tục. Vấn đề hiệu lực ràng buộc trong việc tụng và quyền lợi của thành phần thừ ba không liên quan các phe tranh tụng đuợc luật pháp bảo vệ là khái niệm cơ bản trong các luật về phương cách chấp hảnh trong thủ tục dân sự, hình sự hay hành chánh. Đó là luật quốc nội. Vấn đề luật quốc tế phức tạp hơn vì đây là quyền lợi quốc gia, có liên hệ đến chủ quyền lảnh thổ, nên các phương thức vận động ngoại giao phức tạp và có thể kín đáo hơn. Tác giả không nhận ra vấn đề này, nên chỉ đề nghị chung chung mà thôi.

  2. Ý kiến của tác giả VN vận động sao cho phán quyết 11-7-:2016 của tòa CPA có hiệu lực áp dụng chớ không phải đi kiện để (hy vọng) có thêm một phán quyết với nội dung tương tự.

    Tác giả nên giải thích rõ hơn là vận động như thế nào và với ai. Thực tế đã cho thấy Phi là phe thắng kiện đã từ chối sử dụng thi hành phán quyết, Trung Quốc không công nhận phán quyết và Mỹ tuyên bố không quan tâm đến vến đề tranh chấp lãnh thổ của hai phe. Như vậy, Việt Nam làm gì để vận dộng trong khi lệ thuộc Trung Quốc về mặt chính trị và đang van xin Mỹ quan tâm về mặt chiến luôc. Việt Nam làm thế nào có thể phục hổi hiệu lực áp dụng. Việt Nam là một thành phần đệ tam trong vụ tranh tụng, nhưng đã không có liên hệ trong vụ tranh tụng ngay từ đầu. Việt Nam không có tố quyền để khởi dộng bất cứ một vấn đề nào. Đây là một vấn đề thủ tục tối thiểu về luật thủ tục mà tác giả cần nghiên cứu thêm. KÍnh.

  3. -CSTQ gian hùng, tiểu nhân, dối trá & sẵn sàng bất chấp Luật pháp Quốc tế để sd bạo lực khi muốn cướp đoạt, thì có gì mà CSTQ ko dám làm. Bác Trương Nhân Tuấn đặt vấn đề: “VN vận động sao cho phán quyết 11-7-2016 của tòa CPA có hiệu lực áp dụng” là sao? Tòa PCA đã phán quyết là đã có hiệu lực Quốc tế với việc “quyền lịch sử của TQ theo bản đồ 9 đoạn bị Tòa bác bỏ” rồi. Dĩ nhiên, TQ xem phán quyết của tòa PCA là vất đi, với TQ thì lẽ phải thuộc về kẻ có sức mạnh. Vậy VN có đi vận động là vận động TQ công nhận phán quyết của tòa PCA, mà việc này là ko tưởng!!!!. (“Vấn đề là vận động thế nào?”, thế nào là thế nào?).
    -“ Nhưng với VN, TQ có thể trình ra một lô bằng chứng (công hàm 1958, bản đồ, sách giáo khoa…) cho thấy VN đã nhiều lần nhìn nhận chủ quyền của TQ ở HS và TS. Pháp đình của Tòa lúc đó sẽ trở thành diễn đàn để TQ “tố khổ” VN”. Đây là lý do bác Trương Nhân Tuấn đưa ra để giải thích việc VN ko nên kiện TQ? Nên nhớ rằng, ko kiện TQ về chủ quyền HS, TS mà kiện TQ về: TQ không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Và khi TQ không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” cũng đưa đến việc, ko có cái gọi là “vùng tranh chấp” trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
    -VN ko kiện TQ về “Đường lưỡi bò” đối với Biển Đông thì CSTQ với bản chất gian hùng, dối trá ngầm hiểu VN công nhận “Đường lưỡi bò” này, vậy thôi, và TQ cứ xâm lấn tới “vùng tranh chấp”.

  4. Vài lời góp ý Ban biên tập
    Tôi xin lỗi trước vì biết rằng lời nói thẳng không dễ được chấp nhận ngay. Khi ý kiến của tôi về 1 bài viết trước bài này của Trương Nhân Tuấn được đăng, sau bị xóa tôi cũng cho là bình thường và trong nhiều bài viết tôi cũng chỉ nhân danh ý kiến 1 công dân Việt chứ không tự cho mình là chuyên gia. Hiện với việc quan trọng kiện tụng Biển Đông gần đây có các bài viết của người nước ngoài đều thiên về việc kiện tụng và lúc này đọc bài của Trương Nhân Tuấn lại có vẻ đi sang 1 kiểu khác lạ thú thực tôi thấy có vẻ tự trên trang của Báo tiếng Dân có thể trở thành màn đấu lí luận, ít nhất là giữa Dương Danh Huy và Trương Nhân Tuấn và cuối cùng có khi khôn biết bao giờ mới ngã ngũ vì có thể không có trọng tài! Quan điểm tôi không phải chuyên gia lĩnh vực này nhưng tôi tin các ý kiến của chuyên gia nước ngoài (tốt nhất phải là chuyên gia Luật biển giỏi, chứ những người am hiểu vấn đề Việt Nam cũng chưa thể nói việc kiện tụng nên làm thế nào) và nếu Báo tiếng Dân chấp nhận để các ý kiến trái chiều, nhưng không ghi rõ như các báo chuyên nghiệp, đại loại: „Xin được nhắc lại rằng ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do“ khiến bạn đọc có cảm giác cho là Báo tiếng Dân trùng quan điểm lúc thì với Dương Danh Huy, ngay sau đó với Trương Nhân Tuấn, khiến độc giả dễ bị rối „lắm thầy nhiều ma!“ – không biết ai là người nói đúng!
    Còn tôi vừa đọc 1 bài của Nguyễn Ngọc Già https://www.danluan.org/tin-tuc/20120530/nguyen-ngoc-gia-truong-nhan-tuan-ong-la-ai nhưng cũng chỉ tham khảo, chứ không hề dễ tin ngay.

  5. Cứ tranh cãi cù nhầy hoài thì sau 50 năm là thời hạn để hợp pháp
    hóa chủ quyền thuộc về ai.Khẩn cấp còn hơn cứu hoả !

    • Thế anh cùng chúng tôi cùng cầm vũ khí lật đổ bọn vẹm, thu hồi biển đảo nhé. Chúng tôi hứa trong 1 năm là đẩy vẹm về bên kia vĩ tuyến 17. Sau 2 năm nữa là quét bọn chúng ra khỏi ải Nam Quan.

Leave a Reply to Nguyễn thị Mương Lớn Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây