Cách nói không với Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

23-7-2019

Có hai ý kiến đáng chú ý liên quan đến Trung Quốc mà góc nhìn cá nhân tôi thấy vô cùng đáng giá. Các chính trị gia cũng cần nên lưu tâm hai ý kiến này, bởi hình ảnh cá nhân không nên để nhân dân đánh giá “Tàu nắm thóp”, qua các phát ngôn.

– Ý kiến của anh Nguyễn Thiện về các vấn đề liên quan đến các nhà thầu hay công nghệ Tàu:

Theo luật pháp hiện hành, các cơ quan quản lý Việt Nam không thể loại bỏ các nhà thầu Trung Cộng khi tổ chức đấu thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Và nếu tổ chức đấu thầu thì khả năng 90% là dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc và bài học về đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang sờ sờ trước mắt. Chỉ có một cách đó là đưa một điều khoản bổ sung vào Luật Đấu Thầu 2013 rồi tổ chức đấu thầu . Đó là đối với các doanh nghiệp thuộc quốc gia đang có chiến tranh với Việt Nam, hoặc đang chiếm đóng một phần lãnh thổ Việt Nam thì không được tham gia đấu thầu, không được liên kết đấu thầu các dự án trên lãnh thổ Việt Nam“.

Tôi nghĩ, lý lẽ đó hợp đạo lý, lòng dân, khó mà bắt bẽ được!

– Ý kiến của anh Phạm Việt Thắng về việc kết hợp nguồn lực kiều bào:*

Đấu tranh với Trung Quốc xâm lược, thiết nghĩ phương thức ngoại giao là vô cùng quan trọng. “Muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ mình, thì trước nhất là phải làm cho họ hiểu về chủ quyền của ta, về lãnh thổ, lãnh hải hợp pháp của ta đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Muốn thế nhất thiết phải có các tài liệu, bằng chứng bằng ngôn ngữ thông dụng nhất để phổ biến thuận lợi; để các nhà khoa học quốc tế dễ dàng tiếp cận…

Kiện Trung Quốc, theo suy nghĩ hạn hẹp của tôi là việc sớm hay muộn mà thôi. Nhưng trước hết phải thắng lợi trên phương diện ngoại giao đã. Để nhân dân thế giới hiểu rõ bộ mặt gian trá, dã tâm thôn tính nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc, có lẽ không có cách nào hiệu quả hơn là người Việt ở nước ngoài truyền thông đến người dân sở tại. Muốn thế, đại sứ quán phải phổ biến tài liệu, chứng cứ, thông tin trung thực, kịp thời đến bà con.

Tôi tin, khi có tư liệu, bằng chứng, thông tin, bà con Việt kiều sẽ là những kênh thông ngoại giao nhân dân, lột mặt dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Cùng với sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh từ cộng đồng quốc tế, sức mạnh từ luật pháp quốc tế, và sức mạnh của chính nghĩa; chúng ta nhất định sẽ thắng lợi!”

***

Lời bàn: Tôi từng mặc áo NoU (áo phản đối đường lưỡi bò bịa đặt của Trung Quốc trên biển Đông) ra đường như mọi cái áo bình thường. Nhưng lạ lùng thay có những kẻ gọi người mặc áo này là phản động. Phản động chỗ nào khi chiếc áo ấy mang thông điệp phản đối kẻ xâm lược và chiếm đóng lãnh hải của mình và nay tiếp tục quấy phá, vi phạm chủ quyền lãnh hải của mình nữa?

Có nhiều chuyện tương tự như vậy hay thậm chí là tệ hơn. Lấy lý do không tụ tập đông người để ngăn cản, đánh đập, bắt bớ những người biểu tình ôn hoà chống Trung Quốc chẳng hạn. Hay thắp hương tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa, dâng hoa chiến thắng gò Đống Đa,… Sự kích động nào đó mang màu sắc của kịch bản phe nọ, phe kia không lừa nhân dân dễ dàng nữa rồi.

Vẫn cần nhắc lại, biểu tình là quyền Hiến định. Không có tội nào cho việc thực hiện Hiến định,đặc biệt là với mục đích bày tỏ thái độ chống xâm lược cả!

Cả hai ý kiến nói trên đều đáng trân trọng nhưng tôi thấy việc công bố thêm (xin nhấn mạnh là công bố thêm) vài cái tên tình báo nằm vùng của giặc thì dân càng tin chế độ hiện hữu không thân Tàu. Điều này hoàn toàn không khó với an ninh hai lực lượng vũ trang và trước đây cũng đã từng làm rồi.

* Ý kiến của anh Việt Thắng tôi có sửa lại một chút vì góc nhìn cá nhân tôi không muốn gọi kiều bào là “chiến sĩ trên mặt trận thông tin”. Chưa chắc các kiều bào đã thích gọi như vậy…

Ảnh chống luật dẫn độ của người dân Hồng Kông. Nguồn: Internet
Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. “Kiện Trung Quốc, theo suy nghĩ hạn hẹp của tôi là việc sớm hay muộn mà thôi”.
    -VN nói: “VN có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” nhưng VN lại chưa kiện TQ ra Tòa án Quốc tế về chủ quyền này. VN chưa làm dc như Philippines đã làm, là nộp đơn kiện TQ vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 tại Tòa án Trọng tài thường trực (PCA), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), kiện TQ về việc đơn phương tuyên bố chủ quyền “Đường lưỡi bò” đối với Biển Đông. Phán quyết của PCA công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016 tuyên bố Philippines thắng kiện TQ. Tòa nhất trí rằng TQ không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”, việc TQ xây dựng các đảo nhân tạo là trái phép đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển. Philippines thắng kiện TQ khi họ đặt vấn đề kiện “Đường lưỡi bò” vì biết rằng có thể thắng kiện. Thế hệ Philippines hiện nay thắng kiện TQ đã để lại cho các đời sau Philippines một tài sản quí giá ko mất dc là Phán quyết của Tòa PCA.
    -VN cần có cơ sở pháp lý vững chắc về “chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” để khi kiện TQ là nắm phần thắng như Philippines, vì nếu thua do cơ sở pháp lý chưa rõ hay gì gì đó là TQ có cớ chiếm trọn vẹn Biển Đông ngay.
    -Khi VN chưa kiện và vẫn để thời gian dài cho TQ lấn tới từ từ trên Biển đông làm Quốc tế sẽ cho rằng VN chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng về HS, TS nên để TQ lấn tới & chưa kiện TQ ra Tòa án Quốc tế. VN dù có cung cấp hồ sơ pháp lý rõ ràng chứng minh chủ quyền HS, TS của VN cho dân Việt trong & ngoài nc biết nhưng chúng ta cũng chỉ là ng nhà với nhau thôi. Dân Việt đọc & đồng ý đó nhưng tự hỏi VN nói mình đúng sao ko đi kiện? (VN ko thể dùng sức mạnh quân sự để lấy lại & bảo vệ HS, TS trước dã tâm xâm lược của TQ).

  2. trung quốc sẽ thắng thầu như Nguyễn Hữu Linh thoát tội. Đảng muốn gì được đó. Người dân muốn lên tiếng thì bị côn đồ bóp cổ.

  3. Tiền gửi của người dân ở EU thì mức gửi hay đầu tư ngân hàng 100.000 € sẽ được bảo đảm theo luật pháp, ấy vậy nhưng khi người dân có định gửi tiền hay đầu tư vào ngân hàng thì vẫn thường được chuyên gia tài chính tư vấn không nên tập trung vào 1 chỗ, vì khi gặp nguy hiểm thì nguy cơ mất khi gửi 1 chỗ cao hơn là để rải rác. Tầm cỡ quốc gia cũng vậy, khi 1 quốc gia bị phụ thuộc quá nhiều vào 1 quốc gia khác về mọi mặt và tỉ trọng quá cao thì nếu có gì thay đổi từ quốc gia phụ thuộc theo hướng bất lợi thì sẽ có sự nguy hiểm khôn lường mà ai có kiến thức cơ bản cũng hiểu sự nguy hiểm đó – trong khi nếu quan hệ rộng rãi sẽ ít nhất không dễ nguy ngập (ví dụ trâu bò đánh nhau rồi muỗi chết…). Hiện mức phụ thuộc của Việt nam vào Trung Quốc đã quá cao – hiển nhiên là quá mức báo động đỏ và tuy được cảnh báo nhiều, nhưng có lẽ có quá nhiều kẻ hưởng lợi lớn từ các dự án đó nên vẫn tìm đủ mọi cách ủng hộ ngầm Trung Quốc thắng thầu bằng được. Điều quan trọng là dân Việt có chấp nhận để chúng hoành hoành kiếm lợi mãi không?!

Leave a Reply to Lê Nhị Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây