Du học sinh: “Đi đi, đừng về!”

Nguyên Lý Kiến Trúc ĐHCT

18-7-2019

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ vừa về Việt Nam trong đợt hè về Việt Nam thăm nhà. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Góc nhìn Việt Nam: ‘Đi Mỹ được rồi, về làm gì?

Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: ‘Đi đi, đừng về!’

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc ‘đừng về Việt Nam’ bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ: ‘Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,…

Với ‘quyền lực mềm’ của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có ‘quyền lực mềm’ giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?’

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: ‘Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!’ Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: ‘Lý do nào để quay về quê hương?’

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: ‘Sẽ về!’

Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: ‘Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!’ Một người bạn khác chia sẻ: ‘Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết.

Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.’ Một chị theo học kinh tế thì bảo: ‘Đơn giản chị không muốn!’ Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh?

Về ư? Anh không thể.” Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: ‘Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?’

Giữa dòng ý kiến ‘Đi đi, đừng về!’ dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: ‘Nước ta rừng vàng biển bạc.’ Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về ‘trách nhiệm công dân’. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: ‘Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?’

_________

Tâm sự của một du học sinh Mỹ trong dịp hè về thăm Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Thanh niên giai đoạn 25~35 tuổi cố gắng làm việc để tích lũy tài sản, thăng tiến trong chuyên môn, nghề nghiệp; đến trung niên 35~40 tuổi ra làm riêng; từ 40~50 phát triển doanh nghiệp.
    -Chính phủ hiện đang cần những Việt kiều có 01 trong 02 điều kiện: có chất xám – có tiền đầu tư. Vậy bạn có 01 trong 02 điều kiện này chưa? Nếu chưa thì góp ý bạn như sau:
    1/Tuổi từ 25~35: bạn ở lại nc ngoài làm việc để tích lũy tài sản, thăng tiến trong chuyên môn, nghề nghiệp. Có dịp thì về VN du lịch cập nhật tình hình đất nc, tham gia công tác cộng đồng giúp ích xã hội. Khi bạn đã vững chuyên môn, dc công ty cử đi nc ngoài làm việc thì xin đi chi nhánh VN sẽ có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống ng dân nhiều hơn.
    2/Tuổi từ 35~40 lập công ty ở nc ngoài và về VN đầu tư thêm.
    3/Tuổi từ 40~50 nếu thấy đầu tư VN ko ổn thì rút nhưng vẫn có thời gian trở lại VN tham gia công tác thiện nguyện phục vụ cộng đồng, nếu thấy ổn thì phát triển tiếp kết hợp với làm công tác cộng đồng.

  2. Bác montaukmosquito (nặc danh) nhắc tới tên một người có nhân thân rõ ràng đang sống ở VN – là ông Chu Mộng Long – với giọng miệt thị.
    Chúng ta có thể đọc nhiều bài của Chu Mộng Long để biết ông ta thuộc loại nào…
    Đố các quý vị biết: Chu Mộng Long có trả lời bác montaukmosquito hay không?

  3. Ngay quan Thứ trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng (?) mà còn nói trắng
    trợn ra giữa Cuốc Hụi rằng thì là mà 2 đứa con tôi du học ở Anh chúng
    cũng không muốn về nước.Hoá ra CNXH.chỉ dành cho dân đen ?
    Câu này thì DLV,một loại Hồng vệ binh VC.phải nghe cho rõ để khỏi biến
    mình thành “chó sủa” cho chủ hay tay sai ngu xuẩn cho bạo quyền !

  4. cộng sản chỉ có đảng, làm gì có tổ quốc, làm gì có dân tộc làm gì có văn hóa, làm gì có công bằng, dân chủ văn minh. Nước Việt đang bị cai trị bởi Đảng CS, tài nguyên thiên nhiên bị đào bới cho vào túi riêng, Không khí ô nhiểm và chất độc hóa học bủa vây từ mâm cơm đến cây cỏ ruộng đồng, núi non bị cạo sạch, sông ngòi không còn nước vào mùa khô, sụp lỡ vào mùa mưa, lãnh thổ đang chuẩn bị giao hết cho Tàu Cộng, tổ quốc đâu còn nữa mà về.

  5. Những du học sinh không phải “hạt giống đỏ” thật ra có (rất) nhiều lý do để về . Nếu những người này là con cháu đảng viên trung kiên như con cháu Chu Mọng Lông, lý do để về còn nhiều hơn .

    1- Bố nó yêu Đảng, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa như Chu Mọng Lông, hy vọng cũng tiêm nhiễm cho con những ý tưởng như vậy . Về vì yêu Đảng, yêu xã hội chủ nghĩa như cha ông nó . Khoảng 1 thời gian, IQ của 2 cha con AQ bằng nhau . Đúng, thời này Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tất cả những thứ của tư bẩn . Hy vọng employment vẫn không đến nỗi tệ . Nhưng chắc cũng lại nhào vào các cty tư bẩn đang bóc lột thậm tệ giai cấp vô sản của đất nước mềnh . Cũng làm cho cty tư bẩn nhưng ăn lương VN … Có khả năng gặp thằng bạn học đang ngồi bên kia bán cầu làm cùng cty nhưng khoe mới mua nhà, xe … trong khi … Trân Văn, blogger của VOA khuyên là người văn hóa thì không nên đem tên thủ tướng Fook ra mà bêu riếu .

    2- Đảng của cha ông chúng nó xài lại lời của tổng thống Mỹ, bạn fella(tio) của Bác Hồ theo nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, “đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn”. Ở Việt Nam, phải thêm vô “vì hỏi là vô ích, chả làm đek gì được đâu”. Nếu về, lý tưởng yêu nước của bạn sẽ phải rất cao, lòng yêu nước của bạn phải rất nồng nàn, thâm độc, lộn, hậu, đủ để bưng tai bịt mắt, bỏ qua tất cả những lời khuyên, bỏ qua “thực tế khách quan”. Well, nếu đần tới cỡ đó -như trí thức nước nhà- go ahead & join’em. Thêm 1 đứa trí thức xã hội chủ nghĩa thì đất nước càng lao nhanh trên con đường dẫn tới chủ nghĩa xã hội . Không làm đúng nghề thì cũng có thể đầu quân Hồ Quang Lợn làm dư lợn viên . Dư lợn viên du học nước ngoài … Đamn, Trần Nhật Quang điệu này đừng hòng mó tới Hoàng Thị Nhật Lệ .

    3- Hãy noi theo tấm gương lớn mà ô Tổng biên tập Tạp Hý Cộng Sản nhắc tới, triết gia Trần Đức Thảo . Sắp được phong gs triết, khùng lên về với Bác Hồ . Triết gia Trần Đức Thảo đã để lại nhiều huyền thoại cho giới trí thức nước nhà như bó rau muống cột ở hiên sau xe đạp, về tới nhà rớt sạch . Nếu muốn tạo ra những huyền thoại kiểu Trần Đức Thảo … job market bớt được đứa ngu . Less competition. I bet người được phong làm giáo sư triết học ở Pháp thay vì Trần Đức Thảo chắc nghĩ như rứa .

    Có 1 chiện cười bên này, 1 nhà báo phỏng vấn 1 thanh niên tham gia gay pride parade về lý do ủng hộ . Oh, more women for me. Vì vậy tớ ủng hộ người đồng tính nam.

    4- Nếu là con cái người khác thì nên về để xây dựng đất nước . Vì đất nước cần lắm những người tài . Con cái mình thì không nên về vì để mấy đứa đần, aka con cái người khác, về là đủ rồi

    … n- Tất cả những điều khác các dư lợn viên đều nói quá nhiều rùi .

  6. “Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: ‘Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
    – Lý do để trở về thì ít, lý do ở lại thì rất nhiều, nhưng quy lại, chỉ là một lý do duy nhất, nó làm cho cả xã hội VN, trong từng gia đình VN, tranh luận giằng co nhau về chuyện tha huơng hay hồi hương.
    Khi tôi nói lý do ấy với những người muốn con cái mình đừng về VN, họ tư ái, bảo tôi là suy diễn, chính tri hóa một vấn đề xã hội.
    Theo tôi, lý do đó là: Người VN không có quyền làm người trên chính quê hương mình. Vì người VN đã bị MẤT NƯỚC – mất vào tay lũ qủy mang danh ĐCSVN.
    Đấy là sự thật cay đắng! Không ai muốn sống tha hương, lạc loài, nhưng cũng không ai muốn sống “dưới sự lãnh đạo” – của lũ lợn!

  7. Không khó,bạn có thể về phục vụ quê hương bất cứ lúc nào khi VN không còn là một đất nước Cộng sản độc tài,khi đất nước không còn những kẻ cai trị tàn ác,cướp bóc,tham nhũng và không còn những kẻ “Hèn với giặc Trung cộng,Ác với dân chính dân mình”

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây