Quan hệ Quốc Cộng ở Trung Quốc và sự ảnh hưởng tới Việt Nam và thế giới

Dương Quốc Chính

7-7-2019

Vấn đề này mình đã hứa với nhiều bạn là sẽ lý giải cụ thể nguyên nhân tại sao Quốc dân đảng (QDĐ) lại thua, đảng CS lại thắng. Đây cũng là chỗ để nhiều anh em DLV (Dư luận viên) hay bò đỏ vin vào để muốn chứng tỏ sự ưu việt của đảng CS TQ. Việc này cần phải làm rõ, vì chính việc thua trận của Quốc dân đảng đã dẫn đến thắng lợi của VNDCCH trong chiến tranh Việt Pháp. Nếu Mao vẫn là thổ phỉ thì VM (Việt Minh) cũng sẽ như vậy, cơ hội chiến thắng là gần bằng không.

Tóm lược đái khái về mối quan hệ giữa 2 đảng

Năm 1923, QDĐ nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô sau khi bị các nước phương tây không công nhận. LX cử Mikhail Borodin sang TQ làm cố vấn cho QDĐ. Ông Nguyễn Ái Quốc chính là 1 trợ lý/phiên dịch của Borodin. LX xây dựng QDĐ theo đúng mô hình toàn trị kiểu CS LX. Mô hình này có sự thay đổi sau này nhưng cơ cấu tổ chức cơ bản vẫn giữ nguyên. Vì thế QDĐ chỉ có nền tảng tư tưởng là khác với CS với chủ nghĩa tam dân (dân tộc, dân quyền, dân sinh), nhưng bộ máy thì rất giống nhau, gần như toàn trị độc đảng, kéo dài tới tận thời kỳ Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan (199x).

Thời gian này Tôn Trung Sơn là lãnh đạo đảng với chủ trương liên Nga, dung Cộng, tức là hợp tác với LX và hòa bình với CS TQ. Vì thế nên thời kỳ này, nhiều đảng viên CS TQ còn tham gia cả QDĐ và trường quân sự Hoàng Phố, do Tưởng Giới Thạch làm quản lý, đào tạo luôn cả cho 2 đảng và cả 1 số đồng chí VN như tướng Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Phùng Thế Tài, Hoàng Văn Thái, Vương Thừa Vũ…

QDĐ TQ có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của QDĐ VN cũng như đảng CS Đông Dương. Ông Hồ Quang (HCM) từng bị bắt rồi tha ở TQ cũng là trong tay QDĐ TQ. Do được tha nên ông có quan hệ thân thiết với tư lệnh quân khu Quảng Châu là Trương Phát Khuê cùng đệ tử của Trương là Tiêu Văn, người là phó tướng của quân Tưởng sang giải giáp quân Nhật ở miền Bắc và được cho là đã nhận tiền vàng của VM để duy trì sự tồn tại của CP VNDCCH.

Năm 1925, Tôn Trung Sơn mất, quyền lãnh đạo đảng thuộc về Uông Tinh Vệ (thân cộng) và Hồ Hán Dân (thiên hữu), nhưng quyền lực thực tế thuộc về Tưởng Giới Thạch, do ông này nắm quyền về quân sự.

Giai đoạn này TQ có hai chính phủ, một chính phủ ở Bắc Kinh, tiền thân là CP cộng hòa từ CM Tân Hợi, sau khi Viên Thế Khải nắm quyền tổng thống và lạm quyền, muốn tái lập chế độ quân chủ. Tôn Trung Sơn lãnh đạo khởi nghĩa chống Viên Thế Khải nhưng thất bại. Năm 1916, Viên chết, TQ rơi vào hỗn loạn, quân phiệt các địa phương nổi lên, phía bắc có quân phiệt Bắc Dương đứng đầu, lấy thủ đô ở Bắc Kinh, gọi là chính phủ Bắc Dương.

Khi Tưởng Giới Thạch nắm quyền QDĐ, ông lập nên chính phủ Quốc dân ở Quảng Châu và đem quân tiễu phạt quân phiệt, thống nhất TQ, dưới sự tiếp tế của…LX vào năm 1928. Thủ đô Trung hoa dân quốc chuyển từ Bắc Kinh về Nam Kinh. Tưởng giới Thạch nắm quyền tổng tư lệnh và tổng tài (như tổng thống độc tài).

Tưởng Giới Thạch cũng từng sang LX học tập, nhưng ông nhận thấy rằng tư tưởng CS là không phù hợp với TQ. Từ đó QDĐ và CS đảng TQ bắt đầu xung đột. Năm 1934, QDĐ đem quân đánh đuổi Hồng quân. Hồng quân chạy dài, gọi là Vạn lý trường chính. Chạy từ Giang Tây sang Tây Tạng rồi về Diên An, 10 phần chết 9. Tướng Nguyễn Sơn của VN cũng tham gia Vạn lý trường chinh dưới quân phục Hồng quân TQ. Vì thế nên ông này rất được Mao quý trọng.

Đó là nguồn cơn dẫn đến việc ông Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở TQ. Nhưng đến giai đoạn kháng Nhật thì dưới sự chỉ đạo của LX, Quốc Cộng lại phải liên minh để cùng chống Nhật. Đó là lý do khiến Nguyễn Ái Quốc lại được tha tù!

Trong giai đoạn kháng Nhật, Tưởng liên minh chặt chẽ với Mỹ. Mỹ giao cho Tưởng làm tư lệnh mặt trận TQ, bao gồm cả bắc VN. Đó là lý do tại sao quân Tưởng lại được quyền giải giáp Nhật ở bắc vĩ tuyến 16 ở Đông Dương. Trong giai đoạn này, LX lại hòa hoãn với Nhật và mải lo đánh Đức ở mặt trận phía Tây nên vai trò ở TQ gần như không có. Vì thế nên Quốc – Cộng chỉ bằng mặt mà không bằng lòng, vẫn chủ động đánh Nhật riêng rẽ. Tuy nhiên, vì QDĐ đang nắm chính quyền, là lực lượng chính để kháng Nhật, nên thiệt hại quân lực rất nhiều. Trong khi CS TQ chỉ là du kích nên trong quá trình đánh Nhật lại phát triển được lực lượng.

Bước ngoặt cho mối quan hệ Quốc – Cộng là việc LX bất ngờ phá vỡ hiệp định hòa bình với Nhật để tấn công đạo quân Quan Đông, chiếm được Mãn Châu vào năm 45. Nhưng khi LX rút khỏi Mãn Châu thì lại ngăn cản chính quyền QDĐ tiếp quản và giao lại cho Mao. Thế là Mao có được một vùng rộng lớn với cơ sở hạ tầng khá tốt do Nhật để lại. Trước đó, năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu, lập nên Mãn Châu quốc do vua Phổ Nghi (vua nhà Thanh cuối cùng đã bị phế truất bởi CM Tân Hợi) quản lý.

CS TQ từ đó có thế và lực mạnh, lại được LX hỗ trợ, nên gây chiến với QDĐ từ năm 1946. Từ năm 1947, LX đoạn tuyệt với QDĐ TQ, cùng giai đoạn với việc thành lập các nước XHCN Đông Âu, chống lại Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại không tin tưởng vào chính quyền họ Tưởng, coi đây là một chính quyền yếu kém, độc tài, tham nhũng. Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman viết rằng “Nhà họ Tưởng, họ Khổng và họ Tống đều là kẻ trộm”, đã lấy 750 triệu USD trong viện trợ của Hoa Kỳ. Tưởng với kiên định con đường độc tài của mình, vì thế nên Mỹ quyết định bỏ rơi Trung hoa dân quốc.

Việc này làm chúng ta liên tưởng đến việc người Mỹ cũng bỏ rơi chính quyền Ngô Đình Diệm với lý do tương tự, dẫn đến cái chết của hai anh em ông Diệm và sự sụp đổ của đệ nhất VNCH. Từ hai sự kiện này, chúng ta có thể thấy là người Mỹ lúc đó quá máy móc khi muốn áp đặt mô hình dân chủ phương tây vào TQ và VNCH, trong khi dân trí của họ hoàn toàn khác biệt với phương tây.

Với tình thế thân cô thế cô trong khi Mao lại được LX hỗ trợ, QDĐ liên tục thua trận. Kết quả cuối cùng là Mao chiếm được Nam Kinh, thành lập CHND Trung Hoa và QDĐ chạy ra Đài Loan để tiếp tục duy trì Trung Hoa dân quốc. Chính quyền THDQ vẫn giữ được ghế tại LHQ cho đến năm 1971, nhân sự việc Mỹ và TQ CS hòa giải, việc loại bỏ ghế của THDQ coi như món quà Mỹ gửi tới Mao.

Hệ quả của việc QDĐ thua trận đã ảnh hưởng rất lớn đến chính trị VN và khu vực. Sau khi Mỹ để mất TQ vào tay CS, nhiều chính trị gia Mỹ đã lên án TT Truman. Đó cũng là lý do dẫn đến Mỹ lo sợ CNCS tràn khắp châu Á nên xuất hiện học thuyết Truman và sau này là thuyết Domino của Dwight D. Eisenhower khiến Mỹ phải ra tay can thiệp vào VN kể từ năm 1950 qua người Pháp và can thiệp trực tiếp vào VNCH kể từ năm 1955.

Cũng vì QDĐ thua mà VNDCCH mới có thể rũ bùn đứng dậy sáng lòa, lập nên chiến thắng ĐBP chấn động địa cầu năm 1954, sau đó là chiến thắng trong cuộc chiến Quốc Cộng VN năm 1975.

Như vậy, có thể nói, đánh giá sai lầm của TT Truman từ năm 1946 đã gây nên hệ quả rất lớn cho đến tận hôm nay, khi Trung cộng trở nên một cường quốc, đe dọa ngay cả nước Mỹ về kinh tế.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả có vẻ dễ dãi khi đánh đồng 2 trường hợp khác nhau của Trung Hoa
    Dân Quốc và VNCH.Bởi vì TH.có 3 tên trộm còn chế độ NĐD.thì không !
    Tôi thiển nghĩ là Mỹ lấy kinh nghiệm cuộc chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên)
    khoảng 10 năm truớc trong đó Mỹ trực tiếp đánh với CS.và đã ngăn chận
    được,vì thế Mỹ mới tìm cách nhảy vào để trực tiếp đánh với VC.
    TT.NĐD.là nạn nhân của chính sách nước lớn coi thường đồng mình nên
    đã trả giá đắt mà “chạy làng” hay “bỏ của chạy lấy người” !

  2. Một số thiếu xót trong bài .

    1- Thiếu tá Hồ Quang, tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta & Nguyễn Ái Quốc, theo tài liệu Đảng, có 2 ngày sinh khác nhau . Nếu thiếu tá Hồ Quang, tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta & đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi là somewhat the same, well, có thể tặng cho Bác Hồ danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của bà Vũ Kim Hạnh . Khải Silk chỉ học mót Bác Hồ thui .

    2- Khó có thể đổ tội cho Truman. Cả Roosevelt lẫn Truman đều không đủ nhận thức về những phong trào cộng sản bắt đầu nổi lên ở châu Á . Bằng chứng là OSS -tiền thân của CIA- đã viện trợ cho bộ đội Cụ Hồ của đại tướng Võ Nguyên Giáp . Chỉ khi đại tá OSS hỏi Bác Hồ có phải là người Cộng Sản chân chính không, câu trả lời của Bác Hồ “Chúng ta vẫn có thể là bạn”, ông đại tá đó gửi báo cáo về nước, và bây giờ người Mỹ xem chiện giúp bộ đội Cụ Hồ là 1 trong strategic blunders của CIA thời OSS.

    3- Mỹ không có ý định tạo dựng chế độ dân chủ tư bẩn kiểu tây u ở châu Á thời Tưởng Giới Thạch . Bắt đầu nhận thức được sự trỗi dậy của cộng sản ở Á châu, Mỹ coi TGT như 1 lực lượng đối trọng với quân đội Cộng sản của Mao, nên chỉ dừng lại ở mức favored states, tức là được mua vũ khí với giá hời, được 1 số viện trợ về tài chính, nhân sự (cố vấn quân sự & dân sự, bao gồm kinh tế) … nhưng không có bất cứ 1 sự hiện diện nào của quân đội Mỹ ở Trung Quốc . Tuy vậy, cách hành xử của chính quyền TGT đ/v xã hội từ các tường thuật gửi về đã làm xấu đi hình ảnh của TGT trong chính quyền Mỹ, nhất là Truman. Chính vì lý do này mà Truman quyết định giảm -chứ không cắt- viện trợ cho Trung Quốc, với conditional clause là nếu TGT improve thái độ & cách hành xử của mình, viện trợ sẽ lại tăng như mức cũ . Điều này không xảy ra . Chỉ khi TGT bỏ chạy ra Đài Loan, 1 thời gian sau mới có thể nối lại quan hệ bình thường với Mỹ .

    4- Truman đánh giá sai lầm Cộng Sản ở châu Á vì mối quan tâm chính của Truman không phải ở châu Á . Trong mắt người Mỹ lúc bấy giờ, & ngay cả bây giờ, châu Âu mới là key to everything. Mất châu Âu vào tay Cộng sản coi như mất cả thế giới . Chỉ khi nào ổn định châu Âu, Mỹ mới có thể an tâm “xoay trục” về Á châu . Điều này đúng . Có 1 thời, Trung Quốc, Lào, Việt, Cam đều là Cộng Sản . Singapore, Philippines … cũng phải đối đầu với phiến loạn Cộng sản do người thầy mến yêu của gs Tương Lai, thủ tướng Phạm Văn Đồng giật dây . Nhưng rõ ràng chỉ cần Mỹ giữ vững châu Âu, cộng sản … the rest is history. Bây giờ châu Âu yên rùi Mỹ mới có thể rảnh tay “xoay trục”. Nhưng nếu phải chọn, Mỹ chắc chắn giữ vững châu Âu trước . Châu Á … ah, fuhgettaboutit.

    5- Chiện Trung Quốc Cộng sản trở thành 1 cường quốc ngày hôm nay không bắt đầu từ Truman. Vớ được Trung Quốc muốn ngả về phía Mỹ, Mỹ mừng còn hơn bắt được vàng . Trung Quốc trở thành quý tử của Mỹ từ lúc đó . Cho tới khi Liên Xô xụp đổ, Mỹ vẫn chưa nhận ra, vì đã trở thành quán tính . Tư bẩn vẫn đổ tiền vào Trung Quốc, đơn giản vì (rất) có lợi cho xã hội tư bẩn . Tại sao ? Nghịch lý -do Engels tư duy ra, nhưng nhiều người vẫn cho là- Marx; nếu cái iphone được làm ở Mỹ, dân Mỹ bình thường sẽ không có khả năng mua . Trung Quốc với giá nhân công xã hội chủ nghĩa rẻ mạt là câu trả lời . Lợi nhuận khủng khiếp nhưng vẫn giữ được giá bình dân . Lợi nhuận đó đổ vào advancement in technologies … All in all, tư bẩn bao giờ cũng đi trước ít nhất 1 bước về công nghệ & kỹ thuật . Chiện redistribute lực lượng lao động dễ hơn nhiều đối phó với nghịch lý Engels. Chưa kể dân lao động tư bẩn có nhiều thời gian cho tư duy, cho sáng tạo … ideas mới, sản phẩm mới . Trong khi đó giới lao động xã hội chủ nghĩa bù đầu làm 12-14h/ngày, có nghĩa tất cả điều kiện chín muồi cho 1 cuộc cách mạng vô sản trong chủ nghĩa Mác, tư bẩn nó đẩy hết về mấy nước xã hội chủ nghĩa => tình trạng xã hội & chính trị rất volatile. Anh Thưởng nói đúng, bi giờ chính phủ đek có thể thuyết phục được dân trong bất cứ chuyện gì . Và với 12-14h/ngày, good luck trong việc ngồi nghĩ ra ideas mới, sản phẩm mới . Vòng xoáy nghiệt ngã, tư bẩn càng tiến bộ, xã hội chủ nghĩa càng tăm tối . Chỉ hưởng thụ thành quả của tư bẩn cũng hết cha ngày giờ, lấy đâu ra xí quách để kiếm cách tiêu diệt tư bẩn . Anh Thưởng mới chỉ ra cán bộ học nghị quyết mà chỉ lo táy máy ipad & iphone. Nhắc lại lời bác Tổng-Chủ, thoái hóa là đây chứ là đâu nữa .

    6- Trung Quốc chỉ có thể đe dọa nước Mỹ về kinh tế, với điều kiện phải tự cắt cổ mình trước . Đơn giản vì tư bẩn Mỹ đang keep kinh tế Trung Quốc alive. Cấm cửa tư bẩn Mỹ, chúng nó rút hết tiền về thì kinh tế TQ bị xập ngay lập tức . Đồng đô Mỹ là world’s currency, là tiền tệ chính của nền kinh tế TQ. Fed nó đưa ra chính sách cấm vận tiền tệ đ/v TQ, chỉ có nước khóc ròng . Chưa kể TQ cho chính phủ Mỹ mượn vài tỷ đô mỗi năm . Để Mỹ sống thì còn có khả năng trả . Gây hấn với nó, … tiền có phải vỏ hến đâu .

  3. Trích: “khiến Mỹ phải ra tay can thiệp vào VN kể từ năm 1950 qua người Pháp và can thiệp trực tiếp vào VNCH kể từ năm 1955.” (*)

    Không phải! Mỹ chỉ “can thiệp” gián tiếp vào VNCH là sau khi Hồ Chí Minh theo sách lược “chiến tranh du kích” của Mao Trạch Đông để thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam rồi sau đó mới thực sự “can thiệp trực” là sau khi đã tiêu diệt được Ngô Đình Diêm – người đã ngoan cố chống lại việc Mỹ đổ quân vào Nam VN.

    (*) từ những năm 50, Mỹ đã có chủ trương yêu cầu các nước thực dân, đế quốc phải trả độc lập cho các quốc gia thuộc địa – chính vì điều này mà Mỹ đã không yểm trợ Pháp trong trận Điện Biên Phủ tại VN.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây