Trách nhiệm

Mai Quốc Ấn

4-7-2019

Tôi thích người dám nghĩ khác, dám nói ra, dám làm và làm ngay, làm kiên trì. Đó là một tâm thế trách nhiệm mà ở bất cứ thời đại nào cũng bị… ném đá. Như Copernicus – người khởi nguồn thuyết nhật tâm, bị khốn khổ cùng cực vì quyền lực giáo hội, vẫn khẳng định: “Dù sao trái đất vẫn quay quanh mặt trời!”

Có rất nhiều người lạ lùng của đám đông lại không như thế. Nói tẩy chay một mặt hàng/dịch vụ nào đó nhưng họ vẫn mua/sử dụng nó. Và ở hướng ngược lại, khi người khác không muốn mua/sử dụng một mặt hàng/dịch vụ thì kiểu gì cũng có những kẻ tấn công cá nhân họ thế này thế kia.

Đó là 1 thói quen lạ lùng! Hay sâu xa hơn, đó là một phản xạ được lặp đi lặp lại! Sâu xa nữa, đó là căn tính!

Xã hội luôn có những quy tắc của nó và xã hội cũng cần những kẻ phá vỡ quy tắc nếu quy tắc ấy không hợp lý. Từ khi có con người đến nay, biết bao triều đại thay đổi, biết bao luật lệ thay đổi. Chỉ có điều, trái đất đến giờ vẫn cứ quay quanh mặt trời, chí ít là cho đến 5 tỉ năm nữa theo các nhà khoa học. (Và những người theo thuyết địa tâm vẫn giữ quan điểm của họ.)

Tôi từng tẩy chay VietJetAir và đến giờ họ không có xu nào từ tôi nữa. Họ vẫn lớn mạnh và chị Phương Thảo vẫn là tỉ phú đô la. Tôi có tẩy chay hàng Thái cũng là lựa chọn cá nhân. Không vì cá nhân tôi làm điều đó mà Việt Nam vượt hơn Thái Lan về GDP và đủ thứ chỉ số khác.

Trong quyển sách “Tại sao các quốc gia thất bại” có nhắc đến kinh tế chiếm đoạt. Quốc gia nào thất bại thì quốc gia ấy không có hoặc có quá ít tính dung hợp của tập hợp thể chế để “tạo ra các cơ hội bình đẳng về kinh tế cho tất cả mọi người, đem lại cho họ quyền sở hữu tài sản, quyền tiếp cận với thị trường, cơ hội giáo dục, và bình đẳng trước pháp luật”. Nghĩa là tính dung hợp ít hơn tính chiếm đoạt.

Lại có câu: “Khi mà việc cướp bóc đã trở thành lối sống thường ngày của một nhóm người trong một xã hội. Với thời gian, nhóm người này sẽ tạo ra một hệ thống pháp luật để cho phép họ ăn cướp, và tạo ra một hệ luân lý để vinh danh việc cướp bóc của họ.” (Frederic Bátiat, Trích từ “chủ nghĩa nguỵ biện kinh tế“, chương 1 “tâm sinh lý kẻ cướp hợp pháp”.

Nên sẽ không lạ gì khi trên Facebook cá nhân mình, việc sử dụng quyền cơ bản của người tiêu dùng là chấp nhận/chối bỏ một mặt hàng/dịch vụ cũng có những kẻ vào dạy đời dù ta không bắt họ trả tiền cho điều đó. Nhìn rộng hơn, việc sử dụng quyền cơ bản của con người (humanrights) cũng bị tấn công bởi những kẻ mang tư tưởng chiếm đoạt hoặc bị ảnh hưởng bởi thứ tư tưởng ấy.

Cho nên, yêu nước nói chung, hay sử dụng hàng Việt nói riêng thường bị nhóm chiếm đoạt lợi dụng nhờ am tường tâm lý đám đông. Hàng Tàu đội lốt Việt là một ví dụ.

Hay nhân danh toàn cầu hoá rồi nên mua gì cũng được, miễn phù hợp với lối sống của công dân toàn cầu. Chuyện người Thái thao túng thị trường bán lẻ quốc gia là ví dụ khác.

Vậy những kẻ như thế, làm sao hiểu thấu được “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi!” (Đỗ Trung Quân)

Chối bỏ trách nhiệm với quê hương. Lớn hơn là chối bỏ trách nhiệm với Tổ Quốc. Trong khi muốn tước đoạt luôn cả suy nghĩ tự do và quyền chọn lựa cá nhân của người khác. Thử hỏi làm sao có thể để người khác tin cậy và làm theo, thưa các vị?!

Trừ một lũ bội bạc ngay từ trong gene đang ngày càng lộ ra và đông đúc dần lên…

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Vâng rất ok. Hà lội ao tù, hồ cạn đang khắm thối khắp thủ đô mến iu của ta rồi. Hãy khác biệt nhanh và luôn, XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH. GỌI LÀ CM RÁC

  2. Tác giả MQA.có lẽ đã có chút lầm lẫn nên nói không rõ ràng về hai
    nhà khoa học Copernicus và Gallileo.
    Chính xác là Copernicus vốn là một linh mục là cha đẻ thuyết nhật tâm,
    trong khi Gallileo có công giải thích tường tận thuyết này và ông quyết
    không nghe lời Giáo Hội để phủ nhận thuyết đó.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây