Vài lời với Lê Văn Hiếu

Nguyễn Đình Cống

2-7-2019

Nguồn: Báo Bạc Liêu

Ngày 10/6/19, trên trang Hồn Việt có bài của tác giả Lê Văn Hiếu: “Ung Văn Khiên – Kiên trung với lý tưởng cách mạng”. Bài viết ca ngợi ông Khiêm là một chiến sĩ cộng sản tuyệt vời. Ông Khiêm đã từng bị địch bắt, bỏ tù 3 lần, đã làm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Nội vụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là Ủy viên Trung ương Đảng và Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.

Bài báo viết về hoạt đông của ông Khiêm là đúng sự thật, nhưng chưa phải toàn bộ, mà chỉ trên 95%. Còn dưới 5% nữa đã bị bỏ qua, mà phần đó mới chứa đựng bản chất. Đó là Ông Ung Văn Khiêm, cơ bản là một chiến sĩ yêu nước kiên trung. Danh hiệu đảng viên CS đối với ông chỉ là cái vỏ.

Tôi xin bổ sung phân ít ỏi, dưới 5%, nhưng đó mới là bản chất của một con người có trí tuệ, có dũng khí, thực lòng vì nước vì dân.

Tháng 1 năm 1963, lúc đang là Bộ trưởng Ngoại giao ông Khiêm cùng với Hồ Chí Minh tiếp chủ tịch Tiệp Khắc Novoti và cùng ký Tuyên bố chung. Bản tuyên bố ấy bị nhóm của Đảng gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh cực lực lên án, cho rằng đã làm trái đường lối của Mác Lê, đã phụ họa bọn xét lai Liên Xô. Vì việc này mà Ông Khiêm mất chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong một cuộc họp của Trung ương Đảng khóa 3 để thảo luận và thông qua đưởng lối chiến tranh cách mạng ở Miền Nam, ông Khiêm là một trong vài người phản đối đường lối chiến tranh, bỏ phiếu chống.

Năm 1967, ông Khiêm bị quy kết thuộc nhóm chống Đảng, tuy không bị bắt giam dài ngày không xét xử như trường hợp của các ông Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đăng Kim Giang, Lê Hồng Hà, Lê Trọng Nghĩa v.v…, nhưng ông cũng đã bị khai trừ Đảng.

Những việc làm của ông Khiêm chứng tỏ trí tuệ cao, dũng cảm lớn, rằng đó là vì dân, vì nước chứ hoàn toàn không phải vì chủ thuyết cộng sản, không phải vì Đảng.

Như vậy bài của Lê Văn Hiếu tưởng rằng đề cao Ung đại nhân, nhưng đề cao kiểu cắt xén như thế thuộc loại “Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau”. Việc kể công với Đảng chỉ là ngắn hạn. Tình cảm, tinh thần đối với đất nước, với dân tộc mới trường tồn.

Chê ai mà chê sai là tạo nguy hiểm, khen ai mà khen sai có khi lại làm hại họ. Giả thử sau này có gì biến đổi, cộng sản bị sụp đổ, hậu thế đọc bài của Lê Văn Hiếu sẽ hiểu sai về một Ung Văn Khiêm, một người yêu nước chân chính.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Trích: ” Ông Ung Văn Khiêm, cơ bản là một chiến sĩ yêu nước kiên trung”

    Xin lỗi bác Cống, nếu bác và ông Lê Văn Hiếu nhận định ông Ung Văn Khiêm qua nhãn quan của một đảng viên đảng CSVN thì tôi miễn bàn, bởi vì đó là “chuyện nội bộ của các vị”, huống chi ngạn ngữ đã có câu : “Người CS tốt là người CS đã chết”.

    Vì cái tên Ung Văn Khiêm nay được bác đưa lên diễn đàn với chủ ý ca tụng là người yêu nước (và cũng nhân câu hỏi của bác Đỗ Thịnh – trên phần Bình Luận từ Facebook), tôi xin đưa ra nhận định của mình :

    Ung Văn Khiêm đúng là một “chiến sĩ cách mạng CS trung kiên”, nhưng bảo là một người yêu nước thì:KHÔNG !

    Vì Ngày 15/6/1956 chính Ung Văn Khiêm – trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói với ông rằng: “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.”(*)

    Chỉ có kẻ bán nước hoặc phản quốc mới ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng mà thôi bác Cống ạ.

    (*) Mời tham khảo:

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/01/140120_duongtrungquoc_hoangsa_northvietnam

  2. Nguyễn Đình Cống cho rằng Ung Văn Khiêm là người yêu nước, nhưng tại sao Khiêm nói: …” Để Hoàng Sa cho Trung quốc giữ tốt hơn để cho Nguỵ giữ”…
    Để mọi người kết luận về hành động này của Khiêm.
    Người yêu nước không thể để mất, ngay cả một tấc đất của tiền nhân để lại.
    Cống đã dại khờ theo cọng sản bao nhiêu năm, bây giờ mới sáng mắt?
    Lẽ ra Cống phải từ bỏ cs ngay khi cs Đông Âu sụp đổ. Có nhiều kẻ theo cs cho đến già, không còn nắm quyền lực lại quay ra từ bỏ cs. Hành động này ai tin?

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây