Công ty Phật giáo và lịch sử Game Phật giáo qua các đời Lãnh tụ

Nguyễn Lương Hải Khôi

2-7-2019

1) Phật giáo miền Bắc – 10 năm vs 2000 năm

Bác Hồ kính yêu của tôi chỉ mất hơn 10 năm để san bằng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam – một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời nhất của nhân loại, với lịch sử hơn 2000 năm.

Số là năm 1976, có một đại hội Phật giáo thế giới mời Việt Nam cử đại diện tham gia. Việt Nam đồng ý tham gia vì lúc này lãnh tụ thấy cần giới thiệu ra thế giới một Việt Nam khác.

Nhưng cả miền Bắc chỉ còn khoảng 300 người có pháp nhân là “tu sỹ Phật giáo”, và, họ không biết gì về… Phật học.

Sách vở Phật giáo cũng không còn hiện diện trên mảnh đất đã sinh ra “Lục độ tập kinh”, “Khóa hư lục”, “Lục thời sám hối khoa nghi”, “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh”…

Thành phố Hồ Chí Minh được lệnh tìm học giả Phật giáo ở Sài Gòn đi thay.

2) Phật giáo Miền Nam – bi kịch của nền cộng hòa

Ông Ngô Đình Diệm, đến bây giờ, vẫn tiếp tục bị ác quỷ hóa trong sách giáo khoa cho trẻ em. Anh em Hồng Ngưu mô tả ông như là người muốn… “Thiên chúa giáo hóa miền Nam”. Nhưng thôi đây là chuyện khác.

Thời Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm cấp cho Phật giáo những khu đất rộng mênh mông, kiểu như mấy cái “campus” tôn giáo mà ông thấy bên Tây hay làm, rồi cấp tiền để xây chùa mới hoặc phát triển các chùa đã có, Chùa Xá Lợi, Chùa Từ Đàm (Huế), Chùa Vĩnh Nghiêm (bán đất với giá 1 đồng).

Chùa nhỏ, nhưng đất đai mênh mông để xây dựng những không gian công cộng.

Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng làm điều tương tự với các đạo Cao Đài, Hòa Hảo (sau khi tiêu diệt lực lượng vũ trang của họ). Ông là người Thiên Chúa giáo, nhưng không làm thế với đạo Thiên Chúa, có lẽ vì đất đai của đạo Thiên Chúa đã đủ rộng từ thời Pháp rồi.

Trong lý tưởng của tinh thần cộng hòa, tôn giáo và đại học là những thực thể nghịch lý, tức vừa cần nhà nước hỗ trợ để phát triển, nhưng lại cần tự trị để có thể thực hiện những giá trị toàn nhân loại, những mục tiêu thiên niên kỷ, chứ không phải phục vụ cho một vài nhiệm vụ chính trị ngắn hạn, hay mục tiêu hạn hẹp của một đảng cầm quyền nào đấy.

Tôn giáo tự trị trước chính quyền, chính quyền tách khỏi tôn giáo. Đó là điều kiện đầu tiên về thể chế, để chính những ngôi chùa mà chính quyền của ông Ngô Đình Diệm hỗ trợ phát triển về sau trở thành đại bản doanh của phong trào Phật giáo chống lại ông. Người mang lý tưởng của tinh thần Cộng hòa sẽ chấp nhận điều ấy. (Việc ông bị sát hại là chuyện khác).

3) Phật giáo sau 1975

Sau 1975, lãnh tụ phe ta không hiểu lãnh tụ phe nó làm gì mà cấp đất cho tôn giáo nhiều đến thế. Cấp đất cho chùa mà lại yêu cầu chùa… tự trị, tự phát triển, chứ không kiểm soát. Cách tư duy dại dột của nền cộng hòa đối với tôn giáo là cái mà phe ta vĩnh viễn không thể hiểu nổi. Cho nên phe ta tìm cách sửa chữa cái sai lầm, dại dột ấy.

(Nói đùa thế thôi, phe ta hiểu cái lý tưởng nói trên của những người cộng hòa, vì hai bên từng là đồng chí thời đánh Tây. Phe ta lợi dụng tối đa cái lý tưởng nói trên của nền cộng hòa để làm những việc mà sách sử dạy trẻ em bây giờ hay gọi là “phong trào đấu tranh đô thị, kết hợp với đấu tranh vũ trang”.).

Một ví dụ. Ngày nay, nếu bạn đi trên đường 3/2 Quận 10, thấy ngôi chùa có tên “Việt Nam quốc tự” bé tí, bên cạnh có Học viên Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, rạp hát Hòa Bình, Khu Du lịch Kỳ Hòa (ngày nay nó có khu công viên, trung tâm hội chợ quốc tế, các khách sạn hiện đại và cả một hệ thống nhà hàng), rồi mấy khu nhà mặt phố… thì bạn nên biết rằng tất cả những cái này trước 1975 thuộc không gian công cộng của cái chùa bé tí hiện nay.

Đất xây Chùa này được chính phủ ông Ngô Đình Diệm bán với giá tượng trưng 1 đồng. Sau đó đến thời Đệ nhị thì được tiếp tục mở rộng, diện tích rộng chắc bằng cả một cái phường, không thua gì những khu ngôi đền ở trung tâm Tokyo ngày nay.

Chùa được phát triển một trường đại học là Viện Đại học Phương Nam, theo mô hình Viện Đại học Vạn Hạnh trước đó. (Viện Đại học Vạn Hạnh là một mô hình tư thục thành công xuất sắc đương thời. Cho đến nay, những cuốn sách tốt nhất về Phật học bằng tiếng Việt vẫn là sách của các học giả trường này).

Sau 1975, chùa bị hoang phế do “hoàn cảnh khách quan”. Đất đai bị tịch thu theo tinh thần… “duy vật chủ nghĩa”.

Về con người, năm 1976, bác Phạm Văn Đồng kính mến ký sắc lệnh tu sỹ dưới 35 tuổi phải… đi lính. Tất nhiên, sắc lệnh này không nhắm đến 300 Nhà sư còn sót lại ở miền Bắc. Họ ném lựu đạn giỏi rồi.

(Đây cũng là lúc Bác Lê Duẩn thanh lọc giai cấp ở miền Nam, Bác Pol Pot thanh lọc giai cấp bên Cam. Chuyện những ni sư tự thiêu rồi những nhà sư nổi tiếng bị chết trong tù là chuyện buồn, thôi không nhắc lại nữa).

4) Công ty Phật giáo

Biển xanh nương dâu, những năm gần đây, Game tôn giáo của lãnh tụ phe ta đã thay đổi. Từ chỗ đánh cho miền Bắc 2000 năm lịch sử Phật giáo thành nơi không biết gì về Phật học, lãnh tụ hiểu rằng không thể tiêu diệt tôn giáo như lời Ông Cụ Lê Nin đáng kính đã dạy.

Bây giờ lãnh tụ cho “tư nhân” xây những ngôi chùa trăm tỉ, nghìn tỉ rồi chục nghìn tỉ… Phật giáo trăm hoa đua nở, khắp nơi cúng sao, giải hạn, gọi hồn, giải nghiệp.

Nhân dân phản động hiện nay đang ngơ ngác không biết hàng tấn tiền xây chùa ở đâu ra. Vừa rồi nhân cuộc đốt lò, chẳng may anh em đấu lẫn nhau, hăng hái lôi cả phe ta ra đánh nhầm, thế là nhân dân phản động hiểu ra nghìn tỉ xây chùa của “tư nhân” ở đâu mà có. Lâu nay phản động bán tín bán nghi, bây giờ không nghi gì nữa.

Mời đọc: “Ninh Bình: Dùng ngân sách Trung ương rót cho doanh nghiệp Xuân Trường làm vốn!“.

Tôi nghiêm khắc phê bình toàn đảng. Anh em đập chuột của nhau, nhưng phải biết giữ cái bình chung. Người phê bình: Khôi kách mệnh.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cuối năm 1948, ông rời Huế và lên Đà Lạt cư trú ở chùa Linh Đơn do Hòa thượng Thích Từ Mãn trụ trì. Ông và Đại đức Thích Thiện Minh mở lớp Sơ đẳng Phật học dạy về Phật giáo. Sau đó ông xuống Nha Trang học trung học. Năm 1956, ông vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và cư ngụ ở Phật học đường Nam Việt, số 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Sài Gòn. Từ năm 1964, Phật Học Đường này trở thành chùa Ấn Quang. Sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa, ông xin đi du học Mỹ.
    Ông Huỳnh Văn Lang, hiện ở Orange County, lúc đó là Tổng giám đốc Viện Hối Đoái, cho biết năm 1961 có hai sinh viên Phật giáo được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho đặc cách đi du học không phải qua Hội Đồng Du Học, đó là Đại đức Thích Trí Không (Trần Quang Thuận) và Thiền sư Nhất Hạnh.
    Tôi biết Trần Quang Thuận được đi là nhờ ông Tôn Thất Hối, bạn đồng liêu với ông Diệm giới thiệu. Sau này ông Hối là bố vợ của Trần Quang Thuận. Thích Trí Không được đi du học Sri Lanka, rồi sau qua Anh. Sau khi xuất, Trần Quang Thuận làm việc cho CIA nhưng bị sa thải năm 1963 sau khi tổ chức vụ thiêu sống Thích Quảng Đức bị bại lộ.
    Thiền sư Nhất Hạnh được ông Tôn Thất Thiết, Chánh văn phòng của ông Diệm giới thiệu. Thiền sư đã học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại đây.

  2. Đọc các bài của Khôi rất thích. Dù còn trẻ và có thể thuộc “bên thắng cuộc.” Viết có dẫn chứng, nhẹ nhàng và nói thay cho nhiều người có lòng. Có học hành là thấy khác liền. Cảm ơn nhé! Mong bài mới.

  3. Ngày nay, nếu muốn “thành chánh quả” thì trước hết, các vị “chân tu” phải có (ít nhất) vài mươi năm….TUỔI ĐẢNG.

    và phải biết – xin lỗi phải nói theo trần tục là – “đụ đị, gái gú, bia bọt”…..thì mới có thể “độ” cho chúng sinh được.

    https://www.facebook.com/tintuchue247/videos/nh%C3%A0-s%C6%B0-%C4%83n-th%E1%BB%8Bt-ch%C3%B3-u%E1%BB%91ng-r%C6%B0%E1%BB%A3u-say-kh%C6%B0%E1%BB%9Bt/1484085068384092/

Leave a Reply to Vy Dung Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây