Không có nước nào là tốt cả, lợi ích của dân tộc là trên hết

Viet Chung

16-6-2019

ODA Nhật Bản và những câu hỏi không dễ giải đáp?

Nhật Bản cho vay 1-2% nhưng kèm theo các điều khoản bẫy… lên thành 10% !!!

Theo phân tích của chuyên gia Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, lãi vay ODA hiện từ 1%-2%/năm. Nếu cộng thêm các khoản ngoài lãi như tư vấn, dàn xếp vốn, chi phí đội vốn vật tư nhà thầu… thì tổng chi phí vay ODA không hề rẻ hơn các khoản vay thương mại hiện có với lãi suất khoảng 7%/năm. Thậm chí, chi phí vay ODA thực tế ở một số dự án phải trả có thể lên đến 10%/năm.

Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, cũng nhận xét các khoản vay ODA có lãi suất thấp của các nhà tài trợ song phương thường đi kèm với những điều kiện ràng buộc về mặt chính sách, giới hạn về lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị, gián tiếp dẫn đến chi phí vốn thực tế cao hơn dự toán ban đầu. Thậm chí, ở một số trường hợp, quá trình đàm phán, tiếng nói của người thụ hưởng không cao, điều kiện nhà tài trợ đặt ra không có lợi cho phía Việt Nam. Song, trong quá trình đàm phán không phát hiện ra để đấu tranh, dẫn đến khi thực hiện gặp nhiều vướng mắc, bất lợi, quyền lợi của nước tiếp nhận dự án ODA chưa được thỏa đáng.

Cùng chung nhận định vốn ODA thật ra không “ngon, bổ, rẻ” như lầm tưởng của nhiều người, chuyên gia kinh tế – TS Võ Đại Lược nhấn mạnh: “Nguyên tắc là không ai cho không ai cái gì và với nguyên tắc đó, các nước viện trợ ODA cho Việt Nam chắc chắn duy trì lợi ích về mặt kinh tế hoặc chính trị. Ngoài việc hợp đồng kèm theo điều kiện để doanh nghiệp thuộc nước cho vay thực hiện các công trình vốn ODA thì lương chuyên gia nước ngoài ở các dự án đó cũng rất cao, có thể đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng”.

Thực tế, ngay cả Nhật Bản – quốc gia ưu ái vốn ODA cho Việt Nam nhất – cũng ngày càng cấp vốn “đắt” và điều kiện khắt khe. Báo cáo mới nhất hồi cuối tháng 7-2018 của Bộ Tài chính về việc thẩm định các dự án vay Nhật Bản tài khóa 2018 nêu rõ từ ngày 1-10-2017, lãi suất vay thông thường của nước này cho Việt Nam tăng từ 1,2%/năm lên 1,5%/năm, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với khoản vay trong một số lĩnh vực tăng từ 0,3%/năm lên 1%/năm. Cùng với đó, phía Nhật yêu cầu mức lương để lập dự toán các dự án vay vốn tài khóa 2018 là khoảng 30.000 USD/tháng/người, chưa kể các khoản phụ cấp. Mức này cao hơn 20%-25% so với mức lương tư vấn nước ngoài bình quân trong các dự án vay vốn ODA.

Có quá nhiều câu hỏi nảy ra khi tôi ngồi làm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu ODA của Nhật Bản mà bản thân tôi không thể nào giải đáp được. Tôi nghĩ có lẽ nên đưa lên đây để mọi người giúp tôi trả lời?

Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây với tổng số tiền tài trợ lên đến 2,800 tỉ yên (tương đương với $27 tỉ dollar) với lãi suất không phải thấp (chứ không phải không có lãi suất!!) từ 2% đến 3.5%. Tại sao Nhật Bản lại hào phóng với đất nước nhỏ bé của chúng ta đến vậy? Có lẽ là vì họ yêu quý dân tộc chúng ta chăm chỉ cần cù, chịu khó, biết tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn ODA cẩn thận, không lãng phí tham nhũng?

Tại sao người Nhật thích cho vay bằng tiền Yên đến vậy? Lịch sử và biên độ lên xuống của đồng Yên trong một năm và nhiều năm trở lại đây có liên quan gì đến việc cho vay và nhận ODA? Những con số nói lên điều gì? Tại sao cứ đến kì trả lãi, đồng yên Nhật lại liên tục tăng giá?

Tại sao không nước nào của thế giới tư bản có can đảm cho chúng ta vay nhiều đến vậy? Và giả sử như không có món nợ nào là không kèm điều kiện, vậy điều kiện của Nhật Bản đối với đất nước chúng ta là gì?

Nước Nhật luôn hào phóng cho vay, nhưng tại sao có quá nhiều quốc gia trên thế giới từ chối vay ODA của Nhật Bản để đầu tư phát triển? Tại sao những nước nhận viện trợ ODA của Nhật hầu hết là những nước có quản lý xã hội – tài chính yếu kém ở châu Á?

Tại sao dù đầy tai tiếng với ODA, chính phủ Nhật vẫn tiếp tục chính sách cho vay của mình? Nghiên cứu của Keiko Hirata, học giả người Nhật cho biết trong vòng 10 năm tính từ năm 1990 đến 2002, đã có hàng trăm vụ tham nhũng lớn nhỏ liên quan đến ODA đã bị phát lộ trên phạm vi toàn thế giới (Keiko Hirata 2002). Những tổ chức đại diện cho chính phủ Nhật và các NGOs đóng vai trò ra sao trong hoạt động đầu tư của người Nhật vào Việt Nam. Những công ty Nhật Bản liên tục vướng vào những scandals về tham nhũng. Sau những vụ lùm xùm hối lộ, gian lận thầu được phát lộ, người ta nhận ra rằng trong xã hội Nhật Bản đang hình thành một Ngành công nghiệp sống nhờ ODA, với ba loại công ty:

1. Công ty thương mại mậu dịch (sogo shosha): gồm 6 công ty Nissho Iwai, Mitsubishi, Sumitomo, C. Itoh and Co., Marubeni, và Mitsui.

2. Công ty xây dựng (zenekon): Hazama, Obayashi,Taisei, Shimizu,Toda, Kitano, và Fujita.

3. Những công tư tư vấn gồm: Nippon Koei, Pacific International, Sanyu Consultants, Yachiyo Engineering, Engineering Consulting Firms Association (ECFA)

Vụ án Hối lộ, tham nhũng của PCI 2008 (Đại lộ Đông Tây), vụ Đường sắt cao tốc trên cao gần đây là một vụ tiêu biểu. Người ta băn khoăn tự hỏi, tại sao người Nhật cho vay nhiều đến vậy mà người CHO VAY phải tiếp tục hối lộ người nhận tiền để họ tiếp tục vay tiền của mình?

Những công ty tổ chức này gây sức ép khủng khiếp buộc chính phủ Nhật Bản phải giúp họ giành chiến thắng trong bất kì dự án ODA nào của Nhật. Những doanh nghiệp kể trên, theo Hirata, đã thúc ép chính phủ tập trung ODA cho những dự án liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu đường, và các hệ thống nhà máy điện chứ không tập trung tài trợ những dự án phát triển “mềm” như giáo dục, y tế, xã hội. Quan chức Nhật trong chiến lược ODA nhấn mạnh TẬP TRUNG tài trợ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (Xem sách Hiroshi Kato (2016) Japan’s Development Assistance Foreign Aid and the Post-2015 Agenda) và phải tập trung vào Châu Á.

Điều này là hết sức không bình thường. Ví dụ một nước khác, Thụy Điển cấp ODA cho các nước khác dựa trên nguyên tắc hướng đến hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm thiểu bất bình đẳng kinh tế, xã hội, hỗ trợ nâng cao khả năng quản lý xã hội, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, tăng cường bình đẳng giữa nam và nữ chứ không tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hết sức tốn kém (xem sách David Arase – Japans Foreign Aid Old continuities and new directions)

Chính phủ Nhật và các cơ quan ngoại giao của Nhật đặt ra những điều khoản vô hình và thậm chí đôi khi hữu hình cho chính phủ những nước nhận viện trợ buộc phải để Doanh nghiệp Nhật thắng thầu. Viện trợ Nhật cuối cùng sẽ quay lại Nhật và để lại nợ cho những quốc gia vay nợ. Nếu một doanh nghiệp Nhật không thắng thầu trong những dự án ODA của Nhật thì chính phủ Nhật tức giận và dọa cắt viện trợ.

Yêu cầu phải để các công ty Nhật Bản thắng thầu, phải mua trang thiết bị của Nhật Bản, phải sử dụng “chuyên gia” Nhật Bản đã khiến cho dự án trở thành những khoản vay đắt giá. Việc nghiên cứu để tìm hiểu xem những “chuyên gia” này làm gì ở Việt Nam, tiền lương, công việc trong suốt quá trình của dự án là một câu hỏi thú vị. Chúng tôi đang nghiên cứu bằng cách hỏi chuyện và phỏng vấn một số kĩ sư Việt Nam làm cho các dự án ODA của Nhật ở Việt Nam để hiểu thêm về “quan hệ rắc rối” giữa kĩ sư Việt Nam và kĩ sư Nhật Bản tham gia các dự án này.

Chi phí chi cho các dự án do công ty Nhật đưa ra cũng không hề rẻ. Thường đắt hơn bình thường từ 20 đến 30 phần trăm. Quan chức Nhật nói rằng, “đắt nhưng mà chất lượng công trình cao”. Nhưng điều này là một cách nói gian lận bởi không nên so sánh với công ty Nhật với những công ty của Trung Quốc hay Việt Nam. Hãy so sánh với những công ty của Mỹ và Đức, với chất lượng không thua kém và giá thành chi phí rẻ hơn nhiều.

Điều này tạo ra một nghịch lý mà ở Việt Nam gọi là: “Dự án ODA: Giải nghịch lý giá đắt dù lãi suất thấp”.

Tôi ước tính một phần lớn số tiền ODA cho vay (trên 50%) đã quay trở lại Nhật Bản bằng một cách nào đó và để lại nợ cùng lãi trả thường niên cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu vậy thì ODA thực sự là những khoản vay đắt giá!

Mượn lời một người bạn: “Malaysia có hai ngày độc lập, ngày độc lập thứ nhất là thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, ngày độc lập thứ hai là thoát khỏi ODA của Nhật” để kết bài. Việt Nam có cần ngày độc lập thứ hai?

Nguồn: Trần Đại Lâm

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Có một số góp ý trả lời cho bạn “Viet Chung” như sau:
    -Người Nhật làm ăn hiệu quả, có tích lũy, thì họ đem một phần tích lũy đi đầu tư (tiền phải đẻ ra tiền). Đầu tư trong nc Nhật ko lãi bằng cho các nc cần vay ODA nên Nhật cho VN vay ODA. VN cần vay ODA để phát triển.
    -Cho vay nợ theo tín chấp hay thế chấp là dựa vào mức độ chỉ số tín nhiệm của nc nhận vay (Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đánh giá xếp hạng hệ số tín nhiệm của Việt Nam). VN ko dc Nhật tín chấp (ko giao tiền tươi cho VN làm, VN hiện đang còn vay để đảo nợ), còn thế chấp thì VN thế chấp cái gì? Có lẽ Nhật ko cần thế chấp nên để biết tiền của mình cho vay ko mất đi, dc đầu tư đúng, thì ng Nhật phải quản lý giải ngân vốn ODA bằng việc cử chuyên gia tham gia vào dự án, cử nhà thầu Nhật làm Tổng thầu dự án.
    -Điện & cơ sở hạ tầng là nhu cầu cấp bách của các nc đang phát triển nên chính phủ Nhật tập trung ODA cho những dự án liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu đường và các hệ thống nhà máy điện, vì biết chắc là lấy lại dc tiền cho vay khi thực hiện các dự án này.
    -Chính phủ vay ODA phát triển đất nc theo tính toán chính trị hay kỹ trị. Nếu mang yếu tố chính trị thì cứ vay làm, chưa cần biết lời lỗ, như: Dự án khai thác bauxite Tân Rai được triển khai tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng; Dự án khai thác bauxite Nhân Cơ được triển khai tại tỉnh Đắk Nông, là những dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên theo chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn nếu là kỹ trị thì Chính phủ phải tính toán dc lời lỗ của Dự án, để khi Dự án đã duyệt làm là phải hoàn thành & sau này vận hành tốn chi phí ít nhất. Ng Nhật là nhà kỹ trị, họ làm Dự án ko theo chủ trương của ai, nên khi Nhật làm ta ko gặp phải rủi ro và ng Nhật cũng ko muốn rủi ro.
    -Vì “lợi ích của dân tộc là trên hết “ nên vay ODA của Nhật hay của TQ, Chính phủ đều phải tính dc hiệu quả với mục tiêu: Dự án phải hoàn thành sớm, đưa vào vận hành với chi phí bảo dưỡng ít tốn kém nhất. Khi VN càng cần vay ODA thì đương nhiên càng phải chịu nhiều sự ràng buộc từ ng cho vay. Đã chấp nhận vay thì lựa chọn đúng ng cho vay vẫn tốt hơn (Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ đã cho Sri Lanka vay mượn rất nhiều để xây dựng cảng biển Hambantota mà khi hoàn thành nơi đây vẫn đang vật lộn để thu hút tàu đến. Sau đó, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đã bàn giao quyền kiểm soát cảng và 15.000 mẫu đất xung quanh nó cho Bắc Kinh trong hợp đồng thuê 99 năm). Ko vay bất chấp hiệu quả.
    -Dự án đường cao tốc Bắc – Nam mà trước mắt sẽ đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành nếu để TQ làm thì suy diễn từ giá trị & thời gian của Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, ta sơ bộ dự kiến giá trị tăng 1,57 lần so với dự toán ban đầu, thời gian tăng 2,75 lần so với thời gian ban đầu. Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông thi công kéo dài chỉ khổ ng dân Hà Nội, đường cao tốc Bắc – Nam thi công kéo dài thì khổ cho ng dân 13 tỉnh, thành . Cũng kéo theo tăng trưởng kinh tế đất nc chậm lại, vì hạ tầng vận chuyển dọc theo đất nc bị dây dưa, kéo dài. Giao TQ làm mà chẳng may chất lượng lại ko đạt thì dân Việt chỉ có ăn mà đi sửa đường từ Bắc đến Nam cũng hết ngày, còn thì giờ đâu mà suy nghĩ kế hoạch phát triển đất nc. Lúc đó, họp Quốc hội báo cáo thành tích GDP tăng mà nhìn đi, nhìn lại thấy tăng GDP là trong đó có phần do tăng kinh phí sửa đường Bắc-Nam. Các nc xung quanh ng ta đi lên cung trăng, sao hỏa rồi mà mình còn ngồi đó bàn sửa chữa đường.

  2. Đồng ý với bác nghiemnv về đề bài !
    Nhưng phải chăng bài này có mục đích đât niềm tin (vớ vẩn) vào giặc
    Tàu cộng hơn là Nhật Bản cũng y như “tư tưởng” của mấy quan chức
    gộc VC.là “thà giao Hoàng Sa cho bạn (sic) hơn là bọn ngụy” ??!!

  3. Tôi không tán thành tựa đề bài viết” không có nước nào tốt cả.” Cực đoan
    Nói theo kiểu bác Muỗi, cái oda lày có nẽ chỉ có giáo sư mông bất tận Tờ Lai, hay ts Quang A tả nời nà hợp ný nhất.
    Còn từ khi vịt nôm mình đổi mới theo đỉnh cao trí tuệ đảng “ta” tính tới năm 2009 thì ODA bằng số tiền công bộc gửi ra nước ngoài là 23 tỷ đo nal Trump có lẻ.

  4. “Việt Nam có cần ngày độc lập thứ hai?”

    Tớ nghĩ là không . Độc lập của Việt Nam từ 2-9-45 tới giờ vốn đã tương đối, aka flexible, thêm 1 ngày độc lập nữa cũng chả thay đổi gì . Cái Việt Nam cần hiện giờ là 1 ngày thống nhất đất nước lần thứ II. Tớ tin thống nhất đất nước kỳ này sẽ không có những biện pháp “thất nhân tâm” như thời 75, vì nói chung 2 chế độ sêm xít . Nếu HongKong với Trung Quốc là 1 quốc gia 2 chế độ, Việt Nam với Trung Quốc là 1 quốc gia rưỡi 1 chế độ nên có thể thống nhất sẽ ôn hòa, phi bạo lực & có học hơn. Vì vậy, vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc chắc chắn sẽ ít gặp khó khăn hơn .

    Giữa ODA Nhật & Trung Quốc, lựa chọn đã quá rõ ràng . ODA Trung Quốc là ngân sách Trung ương xuống địa phương . Đọc báo phếch niu dự đoán Trung Quốc sẽ vỡ nợ (i doubt it), thui thì nhận ODA Trung Quốc để 1 step closer -ai hiểu thế nào cũng được- & gần với tư di ước muốn (wishful thinking, more like wishful headbanging) của trí thức nhà mềnh hơn .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây