Lãnh tụ ở Hà Nội tính toán điều gì trong thảm sát của Khmer Đỏ ở Ba Chúc, An Giang?

Nguyễn Lương Hải Khôi

9-6-2019

Sọ của 3157 người dân làng Ba Chúc bị Khmer Đỏ thảm sát tháng 4/1978, trưng bày ở viện bảo tàng. Photo Courtesy

Khmer Đỏ đánh vào Ba Chúc, An Giang, chiếm giữ khu vực 12 ngày, từ 18-30/4/1978, rồi bình yên rút về. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không đến cứu họ. Trong 12 ngày “quản lý” mảnh đất “vô chủ” đó, lính Khmer Đỏ gom dân lại, tra tấn, hãm hiếp, giết hại… bằng những cách mà động vật ở thế giới hoang dã cũng không nghĩ ra được, chỉ có người mới làm nổi!

Sau khi họ rút đi, “chúng ta” mới đến thì… tổng cộng đã có 3175 người bị giết. Cả vùng chỉ có 3 người sống sót.

Trước đó Khmer Đỏ nhiều lần tấn công Việt Nam. Việt Nam đều đáp trả nhanh. Có lần đánh sâu vào đất Cam, lấy dân, bắt lính của nó mang về (trong đó có mang về một người tên là Hunsen).

Tuy vậy, lúc đó chúng ta vẫn không đẩy mạnh thông tin/ tuyên truyền xấu về đồng chí cộng sản Khmer. Giai đoạn này, báo chí vẫn kêu gọi nhân dân không mắc mưu chia rẽ khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

Đến sự kiện Ba Chúc, có hai thay đổi lớn:

Một là, lần này chúng ta không phản ứng nhanh để cứu dân như trước. Đến quá trễ, việc duy nhất “chúng ta” có thể làm ở Ba Chúc… là chụp hình.

Và hai là, lần này, chúng ta chụp hình mạnh mẽ. Hình ảnh Ba Chúc tràn ngập mặt báo. Lòng căm hận trong quân đội và nhân dân dâng cao ngút trời. Anh em lại lại khoác ba lô lên đường, vui gì hơn lam người lính đi đầu, khi lịch sử chọn ta làm điểm tựa.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã không đến cứu đồng bào Ba Chúc. Lần này họ đến thẳng Phnomphenh để cứu đồng bào quốc tế.

Những tên sát nhân Khmer Đỏ khi rút khỏi Ba Chúc có lẽ cũng phải ngạc nhiên vì mình có thể rút lui bình yên như ra khỏi chỗ không người, nhưng không biết rằng Việt Nam đã mở ra một cái Game mới.

Cái Game này không còn luật chơi nhẫn nhịn để đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa anh em nữa, mà là cái gì đó tôi chưa hiểu, chỉ biết rằng, cái Game này được kích hoạt bằng việc tiêu diệt Khmer Đỏ.

Quay trở lại chuyện Ba Chúc, lý do Quân đội Nhân dân anh hùng không đến Ba Chúc (kịp thời) không phải vì đường sá xa xôi cách trở.

Ba Chúc nằm gần biên giới, nhưng không xa các trung tâm đô thị chắc chắn có quân đội Việt Nam anh hùng đang trấn giữ: phía bắc có Châu Đốc, Hồng Ngự, phía đông có Long Xuyên, Cần Thơ, phía nam có Hà Tiên, đông nam có Rạch Giá.

Quân đội Việt Nam lúc đó sở hữu hàng trăm máy bay trực thăng thu được của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Di chuyển từ Sài Gòn xuống cũng chỉ một hai giờ.

Trước đó, trong các chiến dịch Đường 9 Nam Lào, chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân anh hùng chứng tỏ khả năng di chuyển thần tốc ở cấp quân đoàn, liên quân đoàn… trong chiến trường rừng núi.

Thế nên, sự “chậm trễ” trong sự kiện Ba Chúc là một cái gì khó hiểu với một người thích học sử như tôi.

Cảm ơn Viet Le về câu chuyện Ba Chúc. Lâu nay tôi vẫn tưởng Khmer Đỏ tràn sang giết mấy ngàn người trong một đêm chứ không biết nó “quản lý” chỗ đó những 12 ngày rồi rút về.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tôi là người có nguồn gốc ở xã Ba Chúc, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Muốn đến Ba Chúc, khme đỏ phải vượt qua xã Lạc Quới nằm ngay bên bờ kinh Vĩnh Tế , sát ranh giới giữa hai bên Việt-Miên. Sao không ai nói đến sự giết hại tàn phá của Khmer đỏ đối với đồng bào ta ở xã Lạc Quới ? Theo tôi, dân Lạc Quới không chết vì họ chạy lên Ba Chúc , từ Ba Chúc họ chạy lên núi Dài, còn gọi là Bảy Núi. Ba Chúc nằm sát chân núi Dài, chỉ hơn 1 cây số là tới chân núi. Người Ba Chúc đa phần tu theo đạo Hiếu Nghĩa,có tụng kinh, gõ mõ,đàn ông để tóc dài , không ăn thịt. Họ tin vào đạo giáo nên nghĩ rằng họ không làm gì sai nên sẽ không bị giết. Điều đó giải thích tại sao dân Ba Chúc bị giết đến 3175 người. Một câu hỏi khác, tại sao Khmer đỏ không truy sát dân ta ở trên núi dài. Vì ở trên núi dài giờ đây là toàn bộ dân ở Lạc Quới, dân ở Ba Chúc (ngoài 3175 người ở lại chịu chết ) và tất Cả bộ đội , công an, biên phòng cùng mọi khí tài, đạn dược. Đó là lý do có cho kẹo Khmer đỏ cũng không dám lên núi Dài mà truy sát. Còn câu hỏi khác , tại sao bộ đội , công an, dân quân không kháng cự mà cùng chạy trốn trên núi Dài ? Chỉ có Lê Duẩn trả lời được câu hỏi này ! Một giải thích bổ sung, không phải cả xã Ba Chúc bị giết hết mà chỉ có 3175 cộng với 3 người không chịu chết và trở thành nhân chứng sống cho cuộc thảm sát .

  2. Tác giả chỉ đưa ra các dữ kiện (facts) mà không (dám) đưa ra kết luận, vì nó sẽ gây sốc và gây tranh cãi rất lớn.
    Rằng quân Miên tràn sang lãnh thổ Việt nam, chiếm đóng ở đây suốt 12 ngày, thực hiện hành vi giết người rất dã man (bản chất của họ còn rừng rú dã man hơn thế với thuyền nhân người Việt tị nạn), rồi rút về bình yên không phản kháng.
    Rằng dân (làng?) Ba Chúc chết hết chỉ còn 3 người sống sót, nhưng quân đội “ta” vẫn giữ nguyên vị thế của “quân đội anh hùng… nhăn răng”, không đến giải cứu đồng bào.
    Rằng nhà nước (dưới sự chỉ đạo vinh quang của đảng) chỉ cho người chụp hình (thu thập chứng cớ).
    Rằng sau đó “quân đội anh hùng nhăn răng” mới rầm rộ kéo sang Nam Vang làm nghĩa vụ quốc tế giải cứu nhân dân nước í khỏi ách diệt chủng của bọn Khờ đỏ.
    Tôi hiểu rồi. Còn bạn có hiểu như tôi đã hiểu?

  3. Điểm mấu chốt để vỡ bung lộ ra sự thật là chứng minh quân Polpot đóng tới 12 ngày ở Ba Chúc rồi rút lui an toàn.
    Bài này chỉ đưa ra sự kiện, mà chưa chứng minh sự kiện.

Leave a Reply to Bồ Công Anh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây