Cuộc chiến của người dân chống lại BOT

BTV Tiếng Dân

5-6-2019

Báo Người Việt đưa tin: Nhiều tài xế kéo về Nghệ An ủng hộ ông Nguyễn Quang Tuy. Hôm 3/6, khoảng 30 tài xế từ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng tới Nghệ An để dự phiên tòa xử ông Nguyễn Quang Tuy với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ”. Ông Tuy là một tài xế bị công An huyện Hưng Nguyên khởi tố và bắt tạm giam hồi tháng 2/2019 vì phản đối trạm BOT Bến Thủy 2.

Trước đó, báo “lề đảng” vu khống ông Tuy và một số tài xế phản đối BOT Bến Thủy “cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian trả phí đường bộ, gây ùn tắc giao thông; đồng thời, quay clip phát trực tiếp trên mạng xã hội để kích động người dân, gây phức tạp về an ninh trật tự”.

Tài xế Huỳnh Bửu Long, cùng với nhà báo Trương Châu Hữu Danh, tường thuật: “Sáng nay, anh em tui vừa bước vào cổng , lập tức đã bị lực lượng công an ở đây ngăn chặn nên đành ngồi ở quán nước đối diện Toà quan sát tình hình. Các bạn Miền Bắc đến Nghệ An cũng khá đông mục đích đến Toà lại khác nhau. Phần lớn mọi người như anh Trung Nguyễn Mode, Nguyễn Trần Công, Huệ Như … từ Hà Nội chạy vào”.

Đông đảo công an có mặt trước phiên tòa công khai, để ngăn chặn người dân vào xem. Nguồn: Ảnh chụp màn hình clip tường thuật của Huệ Như

Tài xế Huỳnh Bửu Long viết: LS bào chữa cho anh Tuy Quang bị uy hiếp. Ông Long cho biết, “Lita Vũ tên thật là Vũ Cẩm xưng là người của báo Truyền Hình Pháp Luật giở trò uy hiếp không cho luật sư Đồng Hữu Pháp tham gia bào chữa cho anh Tuy… Trước đây Truyền Hình Pháp Luật từng mở văn phòng ở Bình Thuận, cũng với chiêu trò dựng chuyện để uy hiếp người khác”.

Mòi xem clip của blogger Huệ Như tường thuật phiên tòa xử tài xế Nguyễn Quang Tuy ở Nghệ An:

Báo Dân Việt có bài: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và những sai phạm BOT cần làm rõ. Bài báo bàn về mối liên hệ giữa Bộ trưởng GTVT với các dự án BOT “móc túi” dân: “Giải quyết các vấn đề bất cập trong BOT giao thông đang đặt nặng lên vai Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khi vừa xử lý được lùm xùm tại trạm thu phí BOT nào đó vừa lắng thì lại có trạm khác nổi lên”.

Một số trạm BOT đang trở thành “điểm nóng” trong phong trào đấu tranh phản đối của các tài xế: Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, Hòa Lạc – Hòa Bình, Ninh Lộc, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Cai Lậy, T2 Quốc lộ 91… Bên cạnh đó, có một số trạm thu phí thu vượt số tiền đầu tư và lợi nhuận, phải dừng thu khẩn cấp như: Trạm thu phí BOT Tào Xuyên (sau di dời ra Dốc Xây, Thanh Hóa), Cầu Rác (Hà Tĩnh), hầm Đèo Ngang…

Bất cập ở trạm BOT gần cầu Vàm Cống sẽ được xử lý vào năm 2023, VnExpress đưa tin. Bộ GTVT vừa thông báo, “Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung tuyến tránh Long Xuyên (An Giang) bằng nguồn vốn vay ADB. Quốc hội cho phép sử dụng nguồn dự phòng chung của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho dự án này”.

Các bộ liên quan đang thỏa thuận với nhà tài trợ trước khi trình Hiệp định vay cho dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long lên Thủ tướng và Chủ tịch nước. Dự kiến dự án tuyến tránh Long Xuyên sẽ hoàn thành năm 2023.

Phải nộp phí vô lý qua trạm T2, người dân có thể khởi kiện Bộ GTVT, theo Zing. TS Nguyễn Thanh Bình nhận định vụ người dân phản đối BOT T2: “Việc để trạm này đặt sai vị trí có phần trách nhiệm lớn của Bộ GTVT trong công tác thẩm định, phê duyệt… Dù chọn phương án nào thì nó cũng cho thấy rõ hậu quả của việc phê duyệt sai vị trí đặt trạm”.

LS Diệp Năng Bình cho biết: “Người dân có thể thu thập những cuống vé hoặc bất kỳ chứng cứ nào chứng minh cho việc không sử dụng BOT mà vẫn phải trả tiền. Sau đó, thực hiện quyền kiến nghị, quyền khiếu nại đến Bộ GTVT để yêu cầu dỡ bỏ trạm thu phí và bồi thường thiệt hại do việc cho phép xây dựng trạm thu phí gây ra”.

VOV đặt câu hỏi: Dân nói BOT T2 đặt sai vị trí, Bộ GTVT có thật sự lắng nghe? Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô An Giang nói về một trong các lý do người dân quyết phản đối trạm thu phí T2:

“Sau khi cầu Vàm Cống thông xe, thì trạm thu phí nó là vật cản đối với việc phát triển kinh tế của An Giang; An Giang phải chịu ảnh hưởng rất lớn, vì muốn qua cây cầu thì phải qua trạm, phải thu phí, tính về kinh tế là thiệt hại rất lớn. Trước đây chúng tôi tạm chấp nhận là giảm thu phí 50% cho hơn 7000 xe, nhưng nay tình hình lại khác, diễn biến phức tạp. Hiện nay người dân rất bức xúc”.

_____

Mời đọc thêm: Xử lý trạm BOT gần cầu Vàm Cống: Bộ GTVT còn đang… nghiên cứu (VNF). – Bộ Giao thông Vận tải cân nhắc di dời trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 91 (ĐSPL). –  “Không thể chấp nhận việc trả phí BOT khi không dùng dịch vụ” (VOV). Mời đọc lại: Đối đầu trạm thu phí BOT, công an bắt tài xế (NV). – Tạm giam 2 tháng tài xế đâm cọc tiêu vượt trạm thu phí Bến Thủy (TT). – Khởi tố, tạm giam đối tượng gây rối tại Trạm thu phí Bến Thủy 2 (NA).

Ám ảnh BOTNhùng nhằng giải pháp “cứu” trạm BOT T2 (GĐ&XH). – An Giang kiến nghị Bộ GTVT ‘xử lý phù hợp’ ở trạm BOT T2 (TT). – Bộ GTVT: Cân nhắc 2 phương án gỡ vướng cho BOT T2 (PLTP). – Đầu tư tuyến tránh Long Xuyên, giải quyết triệt để bất cập trạm BOT T2 (GT). – “Kịch bản” nào cho BOT T2 sau khi thông xe cầu Vàm Cống? (VOV). – Xem xét giảm phí qua trạm BOT số 2 (Bình Phước) (SGGP).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây