Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh “xoay trục” sang Mỹ?

Dương Quốc Chính

20-5-2019

Nhân đọc stt của anh Trần Đình Thu về việc ông HCM định xoay trục sang Mỹ, mình thấy có 1 số nội dung cần trao đổi với anh Thu. Vì viết dài không phù hợp với comment bên nhà anh, nên mình viết thành stt riêng bên nhà mình.

Anh Thu viết thiếu 1 số ý sau, vì thế lập luận của anh bị yếu.

Bối cảnh về quan hệ quốc tế của nước VNDCCH khi lập quốc là thân cô thế cô. Ban đầu, ông Hồ có ý định dựa vào Liên Xô và CNCS (quốc tế 3) để giải phóng dân tộc, kể từ khi có mặt trời chân lý chói qua tim (lúc đọc cương lĩnh đảng CS của Lenin). Kể từ đó, ông trở thành 1 đảng viên CS “toàn tòng”. Tuy nhiên, ông không được lòng Stalin, người cho là ông chỉ là người có tinh thần quốc gia, mượn CNCS để giành độc lập mà thôi. Vì thế nên tuy là người có công sát nhập 3 đảng CS để thành lập 1 đảng duy nhất, nhưng ông lại phải nhường chức TBT cho Trần Phú, 1 người CS đúng theo tiêu chí của Stalin.

Kể từ sau khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, nhóm của ông Hồ mới nắm được quyền lãnh đạo đảng vào năm 41. Nhưng đến năm 43, quốc tế CS 3 giải tán. Có nghĩa là phong trào liên kết các đảng CS quốc tế đã tan rã. LX lúc đó tự lo thân mình còn khó, do bị Đức bao vây. Đảng CS TQ cũng mải mê đánh du kích với Nhật. Hơn nữa, lúc đó phe TBCN liên kết với CS để đánh phe trục. Cụ thể là LX và Mỹ, Anh là đồng minh. LX lúc đó hỗ trợ cả QDĐ lẫn đảng CS TQ, 2 đảng cũng hòa hoãn để cùng đánh Nhật. Với bối cảnh quốc tế như vậy, VM (tức ông Hồ) kết thân với Mỹ, cụ thể là nhóm Con Nai OSS là chuyện đương nhiên. Không phải là 1 phát kiến ngoại giao gì đặc biệt của ông Hồ mà anh Thu và nhiều người khác đã nhầm tưởng.

Ông Hồ Chí Minh (thứ 3 từ trái) và Võ Nguyên Giáp (người đeo cà vạt) cùng chụp ảnh với biệt đội Con Nai OSS của Mỹ. Photo Courtesy

Có thể nói, mối quan hệ Việt Mỹ đó không hề sâu sắc, thực tâm, đi từ bản chất, mà giống hệt mối quan hệ Xô Mỹ hay Quốc Cộng bên TQ, tức là tạm thời bắt tay để chống phát xít mà thôi. Bằng chứng là ngay sau khi VM cướp chính quyền là nhóm Con Nai đã được lệnh là không tiếp tục hỗ trợ VM, vì nhiệm vụ đánh Nhật cũng đã hoàn thành. Ngày 2/9/1945, đại diện nhóm OSS đó là những người phương Tây duy nhất tham dự lễ độc lập, nhưng không hề là đồng minh. Lý do CÓ LẼ là OSS (sau này là CIA) không lạ gì bản chất CS của VM, nên họ báo cáo cho phía Mỹ và Mỹ quyết định không hỗ trợ VNDCCH.

Trong khi đó, VM lại lợi dụng uy tín của Mỹ để phao tin rằng VNDCCH được Mỹ hậu thuẫn, hòng thu phục nhân tâm. Lúc đó thanh thế của Mỹ rất lớn ở Đông Nam Á, vì họ là nhân tố quyết định để đánh thắng Nhật. Mà Nhật lúc đó chiếm toàn bộ Đông Nam Á và cả TQ, Triều Tiên. Hơn nữa, trong Tuyên ngôn độc lập, ông Hồ trích dẫn lời của người Mỹ và Pháp, không có nửa câu nói tới LX, TQ. Đó là vì ông Hồ xác định không hi vọng gì vào LX (tức Stalin) và TQ (vì Mao còn là du kích bên Tàu).

Có nghĩa là, trong hoàn cảnh thân cô thế cô, do Stalin không tin cậy và không muốn can thiệp vào Đông Dương, vốn là vùng ảnh hưởng của Pháp, nên ông Hồ mới lợi dụng uy tín của Mỹ nhưng không được và bị cự tuyệt ngay lập tức, từ trước khi ông gửi thư cầu viện.

Lúc đó ông Hồ cũng cầu viện cả Tàu Tưởng, đã cử đoàn ngoại giao (có ông Vĩnh Thụy – Bảo Đại) nhưng cũng bị cự tuyệt. Do Tưởng cũng chống CS.

Nhiều người, trong đó có anh Thu, bị ngộ nhận, khi cho rằng VNDCCH lúc đó hoàn toàn chưa mang màu sắc CS, đang là đa đảng.

Xin thưa, cứ nhìn thành phần chính phủ lâm thời VNDCCH là thấy, chỉ có VM và vài người ngoài VM nhưng thân VM. Sau đó, VNDCCH buộc phải cải cách CP, tăng thêm thành viên CP là đảng viên Việt Quốc, Việt Cách, thêm đại biểu QH là đảng viên 2 đảng đó là do bị sức ép của quân Tưởng, lúc đó đang nắm quyền giải giáp Nhật ở miền Bắc. Tức là VM (tức ông Hồ) cũng không thực tâm muốn đa đảng mà miễn cưỡng do bị sức ép mà thôi. Bằng chứng là khi đó VM và các đảng kia vẫn công khai công kích nhau trên báo chí, thậm chí ám sát lẫn nhau.

Sau khi giảng hòa với Pháp bằng hiệp định Sơ bộ, chính người Pháp lại vào hùa với Việt Minh để gạt 2 đảng thân Tàu Tưởng kia ra khỏi CP. Vì thế mà ông Giáp ra tay thanh trừng 2 đảng kia 1 cách công khai, do quân Tưởng đã rút. Đó là do bản chất CS là không thể cộng tác với các phe nhóm khác, phải độc quyền lãnh đạo, quan điểm đó rất may là trùng khớp với quan điểm của Pháp là gạt bỏ phe thân Tưởng.

Tuy nhiên, người Pháp lại muốn VNDCCH phải cải tổ CP theo ý họ lần nữa, cũng giống quân Tưởng trước đó. Pháp đề nghị VNDCCH phải thay 1 số người có tư tưởng “diều hâu”, điển hình chính là ông Giáp, đồng thời muốn giải giáp quân đội VM, theo như HĐ Sơ bộ.

VM nhìn thấy ngay nguy cơ bị mất quyền lãnh đạo, ít ra là mất độc quyền lãnh đạo, nên quyết định nổ súng. Tất nhiên để tuyên truyền thì VM nói là do “chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới”. Quyền lợi phe nhóm được gắn vào với quyền lợi quốc gia, để thu phục nhân tâm.

Tóm lại, việc cầu cứu Mỹ, hay Tưởng của ông Hồ bản chất là muốn lợi dụng uy tín của họ để củng cố quyền lực, có nước lớn hỗ trợ nước CH non trẻ. VM không hề có ý định từ bỏ tư tưởng CS, vì không thực tâm muốn VN có đa đảng lãnh đạo. Độc quyền lãnh đạo là 1 đặc điểm điển hình của tư tưởng CS. CS mà thực tâm muốn sống chung với phe nhóm khác thì không còn là CS nữa.

Vậy ông Hồ là 1 người CS hay thuần túy quốc gia? Đây là vấn đề gây tranh cãi với cả các học giả trong nước và quốc tế.

Theo mình là ông có cả 2 yếu tố. Vì thế mà ông không được cả Stalin và Mỹ tin cậy. Vì quan điểm của Stalin là CS thuần túy là phải có tư tưởng thế giới đại đồng, tính giai cấp phải đặt lên trên tinh thần quốc gia. Còn quan điểm của Mỹ là không chơi với CS, dù là CS lai quốc gia.

Chính cái tinh thần quốc gia, dân tộc trong tư tưởng CS của ông Hồ đã tạo nên một CNCS mang màu sắc VN, khác biệt với CS Đông Âu, Triều Tiên, hơi giống với CS TQ (cũng rất nặng tinh thần đại Hán). Chính cái tinh thần quốc gia, dân tộc đó tạo nên uy tín của đảng với nhân dân, chứ không phải tư tưởng CS. Vì dân theo đảng là để giải phóng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc (theo tuyên truyền của đảng) chứ đa số chả hiểu CS là gì. Công bằng mà nói, ông Hồ là người khôn khéo, ông đề cao tinh thần quốc gia để thu phục nhân tâm đồng bào, trong khi ông giương ngọn cờ búa liềm để có được viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc.

Stt của anh Thu trong cmt đầu tiên. Đánh giá của anh Thu về ông Hồ khá là hời hợt, chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng, không hiểu bản chất của sự việc. Việc xoay trục của ông Hồ về phía Mỹ thì cũng như ông từng xoay về Tàu (không được thì quay ra chửi Tàu Tưởng rồi sau đó chửi Mỹ!).

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tôi có đọc một số bài viết của bác Chính gần đây như:
    https://baotiengdan.com/2019/04/28/chien-tranh-viet-nam-va-nhung-kien-thuc-ngoai-sach-giao-khoa/
    https://baotiengdan.com/2019/04/30/my-thang-hay-thua/
    https://baotiengdan.com/2019/04/30/tong-ket-chien-dich/
    https://baotiengdan.com/2019/05/01/tai-sao-toi-viet/
    Nhận xét bác viết nhẹ nhàng, dễ hiểu, xúc tích. Mong bác có thêm nhiều bài viết chia sẻ, để mọi ng biết là đã có những ngộ nhận về CS. Từ đó mọi ng hiểu rõ CS, thấy CS dối trá & nhìn ra sự thật rồi đi theo sự thật

  2. Bài của Trần Đình Thu nhận định về xu hướng chính trị của HCM – nhiều hay ít – còn đưa ra tư liệu mà ông Thu tìm được. Xứng đáng đăng ở một tạp chí khoa học nào đó. Tất nhiên phải viết như bài khoa học.
    Còn bài của Dương Quốc Chính cũng nhận định về xu hướng chính trị của HCM lại không đưa ra tư liệu chứng mịnh. Tôi đồng ý với bác Van Do (nào đấy) khuyên bác DQChinh – nên tìm thêm tư liệu tham khảo – để đăng bài của minh ở một trang Khoa Học về Lịch Sử.
    Ở đấy, bạn đọc có thể bình luận, nhưng kiểu bình luận của bác Mosquito thì phải có diễn đàn riêng cho mọi Mosquito khác nữa. Họ có cùng một khẩu vị và sở thích.

  3. montaukmosquito mà viết bình luận vào bài của Dương Quốc Chính thì thật là đẹp đôi.
    Xin hỏi thật: Bác Dương Quốc Chính thấy vui hay không vui về những lời bình này?

  4. Còn thiếu 1 số điều . Thoạt đầu, Mỹ không biết thiếu tá Hồ Quang kính yêu của chúng ta là Cộng Sản . Tê tê Mỹ Roosevelt thời bấy giờ muốn nhân cơ hội dẹp chế độ thuộc địa nên gửi các đội đặc nhiệm tới nhiều nơi để huấn luyện du kích địa phương đứng lên giành độc lập . Việt Nam không phải là trường hợp hiếm; Vang Pao của Lào, Aung San của Miến, Philippines … chỗ nào cũng có OSS, tiền thân của CIA nhúng vô . Đến nỗi chính De Gaulle cũng phải phàn nàn với Roosevelt, Roosevelt nhún vai, nói chế độ thuộc địa đã đến lúc cáo chung . Đây là thời kỳ pre-Berlin. Trở lại VN, Mỹ không biết thiếu tá Hồ Quang kính yêu của các bác là Cộng Sản . Ô thiếu tá gì gì đó có đặt câu hỏi cho Bác Hồ Quang, Bác giả nhời rằng “Chúng ta vẫn có thể là bạn”. Ô thiếu tá đó viết rì bọt về, OSS than giời như bọng, xem đó là 1 trong những lỗi chiến thuật lớn nhất (strategic blunders). Có điều không lẽ bỏ đi 1 nước, nên phải làm tròn tới 2-9. Có nghĩa Mỹ đã khuyên & không ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương trước khi Bác Hồ tự thú trước bình minh là người Cộng Sản chân chính .

    Thế rồi cuộc đời là những cuộc tình chia xa, Berlin chia 2, thế giới phân cực, chiến tranh lạnh bắt đầu . Mỹ bắt buộc phải rà soát lại vùng thuộc địa trước . Những nước nào phi Cộng Sản đều giành được độc lập với rất ít thiệt hại . Tướng Aung San của Miến từ bỏ đảng Cộng Sản do chính mình lập ra, Anh trả lại độc lập không phải nổ súng . Phi, Sing … cũng vậy, đều giành được độc lập với rất ít thiệt hại . Tất nhiên ngoại trừ Việt Nam, aka Đông Dương . Tớ chưa đọc tài liệu cuộc họp Fontainebleau dẫn tới Mỹ ủng hộ Pháp trở lại Việt Nam, nhưng vấn đề Bác Hồ kính yêu của chúng ta có phải là người Cộng Sản chân chính hay không, rất có khả năng đã được đặt ra . Và câu trả lời là Mỹ ủng hộ Pháp trở lại Việt Nam .

    Theo tớ, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đích thị là người Cộng Sản chân chính, nhưng chắc không phải là Việt Cộng . Noi gương Bác, trí thức nhà mềnh khen nhau “Cộng Sản chân chính” nhưng xem “Việt Cộng” là 1 từ nhục mạ, chắc cũng từ Bác Hồ kính yêu của chúng ta mà ra . Bác Hồ Quang là thánh chứ chả chơi (luật cấm nịnh bợ chưa ra lò), cái gì cũng bắt đầu từ Bác hít chơn á .

  5. Tôi đồng ý (với tác giả bài này) về đánh giá của bác Trần Đình Thu về NAQ-HCM còn khá nông.
    Nhưng bài của bác Dương Quốc Chính cũng không nên đăng ở bất cứ chỗ nào, nhất là để cãi nhau với bác Thu.
    Bài này nên bổ sung cho đủ tư liệu tham khảo (cần lắm), viết dưới dạng một bài báo khoa học (Lịch Sử) và nên đăng ở một tạp chí Lịch Sử. Theo tôi, nên đăng ở nghienculichsu.com. Đây là trang nghiêm túc, lưu giữ lâu dài.
    Hơn nữa, ở nghiencuulichsu.com đang có những bài thảo luận về nhân vật NAQ-HCM tương đối khoa học, khách quan, không dính dáng đến hai phía cực đoan (coi Hồ là thánh hoặc là quỷ) đang nhan nhản kia.

  6. Bài viết rất hay nhưng tiếc là bị lỗi kỹ thuật (lặp lại).
    Tác giả DQC.có cái nhìn toàn diện hay bao quát tình hình thế giới lúc
    bấy giờ nên nhận định khá chính xác còn TĐT.nhìn qúa hạn hẹp nên
    thiếu chính xác.

  7. Đồng ý với nhận định của tác giả Dương Quốc Chính về nhân vật Hồ Chí Minh – một người hoang tưởng, đày tham vọng và rất thủ đoạn; Giấc mộng lãnh đạo một “thế giới đại đồng (CS)” của Hồ Chí Minh luôn cháy bỏng và không dấu diếm.

    “Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng”
    …………………………………..
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm ….trâu đến ĐẠI ĐỒNG”…….
    (Hồ Chí Minh)

Leave a Reply to Duc Thang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây