Phản biện một bài báo viết về trí thức

Nguyễn Đình Cống

18-5-2019

Ngày 12/5/2019 Báo Điện tử ĐCSVN đăng bài Tự hào bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt Nam chân chính, tác giả là TS Hà Sơn Thái – Nguyễn Văn Minh. Tôi thấy cần nêu vài ý phản biện.

1. Bài báo trình bày các ý, tóm tắt như sau:

+ Vượt lên những thăng trầm, một lòng vì nước vì dân. Hỏi thế nào là trí thức chân chính. Bài báo nêu tấm gương trong lịch sử như Nguyễn Trải, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Thúc Kháng (không nhắc đến Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

+ Coi trọng trí thức nào. Bài báo dẫn lời Hồ Chí Minh: Coi trọng trí thức đi theo cách mạng, phục vụ nhân dân. Không coi trọng bọn trí thức theo giặc, vì bơ sữa mà quên tổ quốc, bị “các thế lực thù địch” lôi kéo.

+ Sáng ngời bản lĩnh trí thức chân chính. Đầu tiên, bài báo viết: Đáp lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhiều trí thức lớn đã một lòng, một dạ theo Đảng, theo Bác cống hiến, hy sinh cho cách mạng, tiêu biểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa… Tiếp theo trình bày về công lao của Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Mạnh Tường.

Phần cuối bài báo nêu ra hiện tượng thật đáng buồn khi có một số trí thức ngộ nhận mục tiêu lý tưởng, mơ hồ về chính trị, bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, lợi dung, phủ nhận chủ nghĩa Mác Lê, nói xấu Đảng, xúc phạm lãnh tụ…

2. Vài lời phản biện

Theo định nghĩa thông thường, trí thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Tôi chưa thấy định nghĩa “trí thức chân chính” trong tự điển, mà chỉ có thể ghép định nghĩa chân chính vào với trí thức. Chân chính là hoàn toàn xứng với tên gọi (tốt đẹp), là thật sự đúng như vậy, không sai.

Trong những trao đổi trên báo chí có ý kiến cho rằng, để được xứng đáng với tên gọi, người trí thức không những làm tốt công việc lao động trí óc của mình mà còn có đóng góp vào hoạt động tiến bộ của xã hội, có những phát hiện hoặc phản biện về những điều bất cập, có khả năng độc lập tư duy và làm việc, có đức tính trung thực.

Về vai trò của trí thức, có 2 quan điểm khác nhau.

Quan điểm chung của thế giới: Tầng lớp trí thức là một trong 3 lực lượng tạo nên động lực tiến bộ xã hôi (công chức nhà nước, tầng lớp trí thức, đội ngũ doanh nhân).

Quan điểm của các ĐCS: trí thức là lực lượng trong khối liên minh công nông.

Ở VN hiện nay có ý kiến cho rằng cần phân biệt trí thức của Đảng và trí thức của Dân. Trí thức của Đảng cần thể hiện lòng trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác Lê, và lý tưởng cộng sản (thực tâm hoặc đóng kịch cũng được). Trí thức của Dân không có lòng trung thành ấy và bị Đảng qui kết là mơ hồ về chính trị, bị kẻ xấu lôi kéo.

Phải chăng vì lòng trung thành mà Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm không được xem là trí thức chân chính (vì cáo quan để phản đối triều đình).

Ông Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức của đảng CSVN. Ảnh: BQL lăng HCM

Tôi đã tìm hiểu các trí thức hiện tại, bị cho là ngộ nhận mục tiêu lý tưởng Họ rất đông, với các đại diện như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Vũ Đình Huỳnh, Hà Sĩ Phu, Tương Lai, Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Nguyên Ngọc v.v… Những người đó không hề vướng một chút nào vào những tội lỗi hoặc thói xấu bị Hồ Chí Minh và Đảng CS lên án như: theo giặc, vì bơ sữa mà quên Tổ quốc, bị các thế lực thù địch lôi kéo, mơ hồ về chính trị. Họ mới thực sự là trí thức chân chính của Dân. Họ có trí tuệ và dũng khí để vạch ra những độc hại của chủ nghĩa Mác – Lê, để phát hiện và phản biện những sai lầm trong các nghị quyết của Đảng. Họ phê phán một số chủ trương và việc làm của Đảng, nhưng đó là nói ra sự thật. Chỉ là Đảng rất muốn che giấu những sự thật ấy. Che giấu không được, bị vach ra lại lu loa người ta nói xấu.

Ca ngợi GS VIện sĩ Trần Đại Nghĩa là đúng, nhưng ca ngợi LS Nguyễn Mạnh Tường làm tôi hơi khó hiểu. LS Tường đúng là đã có nhiều đóng góp to lớn, hiệu quả cho một nước VNDCCH non trẻ. Thế nhưng ông đã bị ĐCS phá nát cuộc đời chỉ vì ông muốn làm đúng vai trò một trí thức chân chính, không chịu khom lưng quỳ gối để nịnh bợ, mà dám phản biện đường lối sai lầm của Đảng. Từ năm 1956 đến 1989 ông bị đối xử tàn tệ đến mức cả gia đính suýt chết đói. Ông đã viết và xuất bản ở Pháp cuốn hồi ký “Một kẻ bị loại bỏ “(Un Excommunié). Sau năm 1989 ông mới được bạn bè và học trò cũ cứu giúp, trở lại làm người bình thường. Ông mất năm 1997 (88 tuổi).

Nguyễn Mạnh Tường đúng là một trí thức tài ba và chân chính, nhưng đã bị ĐCS, bị chế độ xem là thuộc thế lực thù địch trong nhiều năm. Bài báo viết: Sau này, vì nhiều lý do, Nguyễn Mạnh Tường phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng ông vẫn kiên định bản lĩnh một trí thức yêu nước chân chính”.

Nêu mập mờ “vì nhiều lý do” mà không dám công nhận lý do chính là ĐCS không bao giờ chấp nhận người phản biện có tính phê phán. Về lĩnh vực này ĐCS thù hận mọi trí thức chân chính.

Những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Độ, Trần Bạch Đằng, Tống Văn Công, Lê Công Định, Phạm Đoan Trang và hàng trăm, hàng ngàn trí thức khác vì muốn làm người chân chính mà phê phán Mác Lê, mà phản biện chủ trương, chính sách của ĐCS. Họ biết rõ, làm các việc ấy sẽ bị ĐCS, bị chính quyền thù oán, vu cáo, hãm hại. Nhưng họ là loại người mà giàu sang không thể quyến rủ, nghèo hèn không thể chuyển lay, vũ lực không thể khuất phục (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất). Họ phải nói cho toàn dân biết rằng Chủ nghĩa Mác – Lê và một số chính sách chủ trương của ĐCSVN, trong khi đem lại quyền lợi to lớn cho các nhóm lợi ích của Đảng, thì đã làm hại cho đất nước, cho dân tộc rất nhiều. Bảo rằng họ ngộ nhân, họ mơ hồ, họ bị lôi kéo, họ chạy theo bả vinh hoa, họ quên Tổ quốc… thì đó là những lời vu báo bỉ ổi, là suy những xâu xa của “bụng ta ra bụng người”.

Nếu nhìn vào những người có bằng cấp cao trong các cơ sở của ĐCSVN và xem họ là đội ngũ trí thức chân chính thì đã nhầm to. Phần lớn trong số họ là loại hữu danh vô thực. Sự trung thành với ý thức hệ đã làm thui chột nhiều đức tính cần có của giới tinh hoa. Trí thức chân chính của VN phần lớn ra nước ngoài làm việc, một số bị chính quyền CS bắt giữ, tù đày hoặc vô hiệu hoa, số còn lại hoạt động đơn lẻ. Họ chỉ mới là những cá nhân trí thức, họ chưa tập hợp lại được để thành đội ngũ, thành tầng lớp trí thức của dân tộc.

Không biết tác giả bài báo tự hào bản lĩnh của đội ngũ trí thức Việt nam chân chính là dựa vào đội ngũ trí thức nào.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nên phản biện, nhất là đối với một bài của trang điện tử dangconsan.vn mà có phần đề cao Nguyễn Mạnh Tường. Dù hai tác giả Hà Sơn Thái và Nguyễn Văn Minh chỉ nói đến luật sư Tường một cách mập mờ, điều này cho thấy hành vi của đảng cộng sản trong quá khứ nay là vết lở loét trong lương tri của các đảng viên có hiểu biết.

  2. Cám ơn bác Cống đã bỏ thì giờ phản biện cái bài viết hô khẩu hiệu
    của 2 tên bồi bút chuyên nghề ngụy biện kiểu “vừa ăn cướp vừa la
    làng”.chuyên nghề đánh tráo khái niệm và tung hỏa mù.
    Dù những bài thuộc loại tuyên truyền bịp bợm này tôi không bao giờ
    đọc nhưng cũng phải appreciate công khó của bác.

  3. Tôi có ý kiến khác với Van Do . Phản biện như giáo sư Cống là việc rất nên làm . Không chỉ tận tay , day tận trán những kẻ đang truyền bá nọc độc trong các văn kiện , sách báo của Cộng sản , để chúng tiếp tục làm mê hoặc giới trí thức Việt Nam , là kẻ thiếu lương tâm , thiếu trách nhiệm đối với Dân , với Nước .

  4. Bài trên báo ND này không đáng để mất công phản biện.
    Dường như không ai thèm đọc nó.
    Phản biện chỉ đem lại tác dụng làm mọi người biết có nó.

  5. Thật tâm đồng lòng với bác Cống, chỉ cần mỗi lần nhìn vào cái title báo rác rưởi là bị nhồi máu, mỗi khi nghe lũ vịt cái VTV nổ, gáy, phét lác, bưng bô cho bác đái và mở toi lét cho đảng ta ỉa là lập tức bị nóng lạnh 3 ngày.

  6. – Đã Thông thái và Cộng sản thì không Lương thiện ( phải mưu mẹo, gian hùng).
    – Đã Lương thiện và Cộng sản thì không Thông thái ( phải nhẹ dạ, nông cạn).
    – Đã Lương thiện và đủ Thông thái thì không theo Cộng sản
    (Hà Sĩ Phu).

    Đã Trí Thức (thông thái) mà lương thiện thì không ai theo CS theo kiểu “đời đời trung với đảng”, hay nói nôm na là chỉ có bọn trí thức lưu manh, hoặc bọn Lưu Manh giả danh Trí Thức mới trung thành, tôn thờ CS mà thôi.

    Đảng CS chỉ dùng trí thức như một công cụ để mị dân, khi người trí thức tỉnh ngộ mà tỏ thái độ, thì liền bị đảng loại bỏ như miếng băng đã qua xử dụng, vất bỏ không thương tiếc (trí thức không bằng cục phân), vì vậy mà đa phần những người trí thức – ban đầu vì nhẹ dạ mà theo đảng, nhưng sau đó – dù nhận ra sự thật cũng khó lòng bỏ đảng – phần vì bị quyền lợi làm mờ mắt, phần sợ bị đảng “thanh trừng”, mà một khi đã bị đảng CS thanh trừng thì “sống không bằng chết”.

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây