Nà Sản và Điện Biên Phủ, trách nhiệm của người làm tướng với máu đồng đội

Nguyễn Lương Hải Khôi

8-5-2019

Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ quốc phòng) tham quan khoa Kĩ thuật hàng không trường Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự Cáp Nhĩ Tân (Trường này trực thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc), hiệu trưởng của trường này lúc đó là đại tướng Trần Canh. Đứng sau hai người là Vi Quốc Thanh. Ảnh: FB Huzi

1) Điện Biên phủ – Vi Quốc Thanh hay Võ Nguyên Giáp

Giới sử học Việt Nam – China từng có hội thảo để “làm rõ trắng đen” chiến thuật – chiến lược quyết định thắng thua trong trận Điện Biên Phủ là của ai, Võ Nguyên Giáp hay Vi Quốc Thanh. Theo Dương Trung Quốc kể lại, phía China thừa nhận là của Võ Nguyên Giáp.

Theo phía Việt Nam, tài liệu do China công bố “thêm mắm thêm muối” khá nhiều, thậm chí có nguỵ tạo, để “chứng minh” cho vai trò quyết định của cố vấn China.

2) Thảm bại Nà Sản

Tuy nhiên, ngay cả khi ông Dương Trung Quốc kể là thật, thì “sáng tạo” của Võ Nguyên Giáp hoàn toàn không phải là kết quả một “thiên tài”.

Dùng chiến hào để tiếp cận đối phương, đánh lấn từng bước theo quy trình “vây, lấn, tấn, diệt” là kết quả đương nhiên mà bất kỳ một đầu óc bình thường nào cũng phải nghĩ đến, sau khi đã… thảm bại trước đó trong trận Nà Sản ở Hoà Bình.

Trận Nà Sản tháng 11, năm 1953 giống hệt Điện Biên Phủ. Nà Sản cũng là một thung lũng, có 24 ngọn đồi vây quanh. Pháp phòng thủ, Việt Minh tấn công.

Trận này, Võ Nguyên Giáp đánh theo chiến thuật “biển người” theo tư vấn của đồng chí China. Giữa thế kỷ 20 mà đánh hệt như thời Đông chu liệt quốc: Cho lính ăn no, vào vị trí, thổi kèn xung trận, anh em xông lên… và phơi xác trên hàng rào.

Nướng quân mãi rồi Võ Nguyên Giáp rút lui.

3) Điện Biên Phủ

Nà Sản thảm bại nhưng Việt Minh không bị tiêu diệt vì… mẹ Việt Nam đẻ rất nhiều thanh niên, đủ cho anh hùng đánh tiếp.

Trận Điện Biên Phủ diễn ra vào năm sau, 1954, cũng ở một thung lũng nhưng rộng hơn Nà Sản. Quân Pháp cũng bố trí phòng thủ theo cách cũ, chỉ khác là quy mô lớn hơn. Đại thắng trước đó giải thích cho sự tự tin của họ.

Trong hồi ký “Điện Biên phủ” năm 1964 (mười năm sau thắng trận), Võ Nguyên Giáp dành một đoạn nói về trận Nà Sản này. Hồi ký này được tái bản, bổ sung những năm 2000, trong đó ông bổ sung thêm ghi chú về trận Nà Sản khá dài trong phần chú thích.

Trong hồi ký, ông thể hiện rất rõ là những thay đổi về chiến thuật ở Điện Biên Phủ chẳng qua là sửa những cái sai của thảm bại Nà Sản trước đó. (Trong hồi ký của ông, Vi Quốc Thanh vẫn tiếp tục tư vấn đánh theo kiểu biển người, đánh nhanh thắng nhanh)

4) Lịch sử

Cái sai của cách viết sử ở Việt Nam là giấu biệt câu chuyện ở Nà Sản. Khi giấu đi thảm bại Nà Sản, thì sự thay đổi cách đánh của Võ Nguyên Giáp ở Điện Biên… trở thành “thiên tài”.

Nhưng với sự hiện diện của trận Nà Sản thì sự lựa chọn của Võ Nguyên Giáp ở Điện Biên sau đó 4 tháng cũng không khác sự lựa chọn của con mèo trong truyện Trạng Quỳnh. (Trạng Quỳnh bắt cóc con mèo của chúa Trịnh, bày ra một đĩa cơm rau và một đĩa cơm thịt, cứ hễ con mèo đến gần đĩa cơm thịt là rút roi đánh, mấy ngày sau thì con mèo chỉ ăn cơm rau).

5) Trách nhiệm của người làm tướng với máu của đồng đội

Nogi Maresuke là một tướng phía Nhật trong cuộc chiến Nhật Nga 1905 giành quyền chi phối vùng Mãn Châu. Sau trận cảng Lữ Thuận, phía Nhật đẩy lui phía Nga nhưng thương vong ước tính từ gấp đôi đến gấp bốn lần phía Nga.

Nogi xin Nhật hoàng Minh Trị được mổ bụng tự sát để cùng chết với lính của mình. Nhật hoàng từ chối.

Nhưng 7 năm sau, ngay khi đoàn xe tang của Minh Trị rời khỏi hoàng cung, Nogi tuốt kiếm mổ bụng, để lại thư tạ lỗi đồng đội tử trận cảng Lữ Thuận.

Ở Việt Nam, trong ngày 30/4/1975 phía Việt Nam Cộng hoà có 5 vị tướng tuẫn tiết. Có người tuẫn tiết trong im lặng, có người nói rõ với đồng đội là họ chết để ra đi cùng đồng đội đã tử trận.

Ở vị trí của họ, họ có thể kiếm một xuất di tản như nhiều tướng khác, cho nên hành vi tự sát của họ là một sự lựa chọn. (Sự lựa chọn ấy rõ ràng đến nỗi trong số họ, có người thu xếp cho vợ con lên máy bay còn mình thì quay lại trở lại, tự sát).

Võ Nguyên Giáp không giấu giếm thảm bại Nà Sản. Ông kể về Nà Sản theo cách thừa nhận chiến thuật ở Điện Biên là một bài học được đồng đội giúp trả học phí bằng… máu của họ.

Nhưng nếu gần 3000 ngàn người đổ máu để ông học một bài học rằng… không thể thổi kèn cho lính xung phong như thời cổ đại vào cái thời của không quân, súng máy và đại bác, thì ông nên nói về điều đó nhiều hơn khi còn sống, sòng phẳng hơn với đồng đội của mình (ông có nói trong hồi ký, nhưng rõ ràng không đủ, vì công chúng phần đông chỉ đọc ông trên báo).

Dẫu sao 5 vị tướng Việt Nam Cộng hoà tuẫn tiết cũng góp phần làm tăng danh tiếng của ông, bởi họ cho thấy ông không đánh bại những kẻ tầm thường mà đánh bại những nhân cách lớn. Thật đáng tiếc khi qua đời, ông đã chọn ra bờ biển nằm một mình nghe sóng vỗ, thay vì về Điện Biên hay Nà Sản nằm với anh em, bởi như thế, ông đã không xứng đáng với chính đối thủ của mình.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Ha ha ha ….
    Khi nói đến tướng Giáp, những người có chút hiểu biết về “chiến thuật Biển Người” của Mao Trạch Đông thì tất cả đều phải công nhận rằng : Tướng Võ Nguyên Giáp đúng là một “THIÊN TÀI”

    Một Thiên Tài…..Nướng Quân! Một thiên tài không một chút hối hận, không hề “lấy làm tiếc” vì đã nướng hàng trệu quân như nướng ……cá; Chỉ để chiến thắng, bằng mọi giá “…..à tout prix!”

    Nhân đây, xin mọi người cùng anh Triệu Lương Dân Phờ Răng Xoa Nguyễn (trong phần “Bình Luận từ Facebook” ở trên) nghe giọng ca Edith Piaf – Non, je ne regrette rien – hát từ 1960 – cùng năm với cái gọi là MTGPMN (Mặt Trận Côn Đồ Giải Phóng Miền Nam) ra đời ở “Làng-Bảo-Tồn”……Ba Đình (dĩ nhiên bản nhạc không một chút dính dáng gì đến thiên tài – nướng quân – Võ Nguyên Giáp …ráo trọi “RIEN DU TOUT”)

    https://www.youtube.com/watch?v=Gsz7IuZ3paM

    Chúc mọi người nghe …zui zẻ!

  2. Bài hay.
    Mẹ Vietnam đẻ một lúc ra 100 trứng. Tha hồ tượng đái Võ trần truồng đốt.
    Nghỏe mà vẫn khư khư ôm quả núi.

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây