Điện tăng giá, chính phủ tiếp tục diễn

BTV Tiếng Dân

7-5-2019

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đánh giá tác động việc điều chỉnh giá điện, theo báo Giao Thông. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đang diễn kịch bằng cách yêu cầu Bộ Công Thương cùng với Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện ngày 20/3/2019 đến sản xuất và đời sống người dân.

Chính phủ tự lật tẩy động cơ của họ qua vụ đánh giá tác động tăng giá điện là, để “ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, không để các đối tượng xấu lợi dụng gây mất trật tự an ninh xã hội”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. Ảnh: VGP

Ở câu trước, ông Huệ khẳng định sẽ xem xét tác động của giá điện đến đời sống nhân dân, thì trong câu sau ông ta “dằn mặt” các “đối tượng xấu”! Nhưng thật ra chẳng có “đối tượng xấu” nào ở đây, chỉ có người dân đã khổ lại càng khổ thêm vì sự độc quyền của ngành điện ở VN.

Báo Dân Việt đặt câu hỏi về vụ Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra tăng giá điện: Vừa đá bóng vừa thổi còi (?). Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá VN lưu ý, “theo quy định của Luật Giá, Luật Điện lực thì giá điện do Nhà nước quyết định”. Cho nên, cả vụ Bộ Công thương lập đoàn kiểm tra giá điện với chuyện Chính phủ yêu cầu xem xét tác động giá điện là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về chuyện Bộ Công thương lập đoàn kiểm tra tăng giá điện: Chuyên gia nói gì? TS Bùi Đức Thụ bình luận: “Hơn lúc nào hết, phải trả lời cho người dân xem vừa qua có tình trạng lợi dụng việc tăng giá điện để tính khống lên không? Có tình trạng đơn phương làm tăng giá điện không? Vấn đề này cần phải được minh bạch hóa để trả lời cho công luận”.

Zing có bài: 3 điểm bất hợp lý trong cách tính giá điện của EVN. Thứ nhất, “tỷ trọng dùng điện đã dịch chuyển. Hộ dùng điện ít đã giảm đi. Khách hàng dùng trung bình và cao đã tăng lên rồi”. Thứ hai, biểu giá điện 6 bậc cố tình gây khó khăn cho người tiêu dùng điện khi muốn kiểm tra giám sát, tính toán. Thứ ba, “chênh lệch bậc mới và bậc cũ rất cao, khách hàng phải trả tiền nhiều hơn”, người dân càng dùng nhiều điện thì mức phí càng tăng lũy tiến, là chuyện ngược đời.

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Người dân phải trả bao nhiêu tiền điện theo đơn giá mới?

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Giá điện tối thiểu, bật quạt, xem tivi cũng không đủ? Một người dân ở quận Bình Thạnh, TP HCM chia sẻ: “Hồi còn độc thân, không có cả máy lạnh, tôi vẫn chưa bao giờ có mức sử dụng điện dưới 200 kWh trong 1 tháng. Cách phân bậc 1 và 2 của EVN là vô nghĩa bởi tối thiểu cũng đã từ 150 kWh mỗi tháng rồi. Không biết ngành điện dựa vào đâu chia chẻ nhỏ ra như vậy”.

Bài viết so sánh, vào mùa nắng nóng 2018 ở Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in đã chỉ đạo  điều chỉnh hệ thống giá điện lũy tiến cho hộ gia đình trong tháng 7 và tháng 8, đồng thời mở rộng phạm vi giảm giá chi phí điện cho các hộ gia đình thu nhập thấp và các cơ sở phúc lợi xã hội, để giảm áp lực tiền điện cho người dân.

Báo Tuổi Trẻ có bài: Hệ quả của tăng giá điện, xăng dầu, dịch vụ y tế dồn dập. Mấy ngày qua, liên tiếp các thông tin dồn dập về tăng giá điện, giá xăng dầu, giá gas, giá dịch vụ y tế ở một số địa phương… đã tạo áp lực lớn lên đời sống người dân khi sức mua, thu nhập của bà con bị bào mòn nhanh hơn. Lượng người bất bình cũng ngày càng tăng khi họ làm việc đầu tắt mặt tối nhưng đồng tiền họ làm ra ngày càng mất giá trị.

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Thiếu than cho điện, vì sao vẫn xin xuất khẩu hàng triệu tấn than? Theo đó, trong bối cảnh ngành điện đang thiếu than cho sản xuất điện thì Bộ Công thương tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho TKV và Tổng công ty Đông Bắc xuất khẩu 2,05 triệu tấn than trong năm 2019. Đó là chưa nói đến vụ lãnh đạo CSVN bán than giá rẻ, xong rồi lại nhập than giá cao, với lý do cung cấp cho ngành điện, một cách tàn phá kinh tế đất nước có hệ thống.

Mời đọc thêm:Thanh tra việc tăng giá điện trong tuần này (DNVN). –Ông Trần Lưu Quang nói về việc tăng giá điện vào mùa nắng nóng (PLTP). –Ông Trần Lưu Quang: “Ở nhà con gái hỏi tui là tía ơi sao nhà mình tháng này tiền điện tăng quá” (TQ). –Chuyện ‘lên’ và ‘xuống’ của giá điệnGóc khuất câu chuyện điều hành giá (PLVN).Hóa đơn tiền điện “leo thang” tại TP Hà Tĩnh: Người trong cuộc nói gì? (HT). –Điều chỉnh biểu giá điện bậc thang: Cần nhìn vào số đông và người nghèoCâu hỏi với ngành điện (TP). –Kiến nghị xuất khẩu 2 triệu tấn than(TN).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tháng 1 tôi dùng 281 số điện đóng 555.349 đồng. Tháng 4 dùng 275 số điện đóng 618.420 đồng. Vậy Tổng số tiền đóng tăng 14 %. không phải như thông báo tăng giá 8.3%

    Trả Lời

  2. Tháng 1 tôi dùng 281 số điện đóng 555.349 đồng. Tháng 4 dùng 275 số điện đóng 618.420 đồng. Vậy Tổng tăng 14 %. không phải như thông báo tăng 8.3%

Leave a Reply to trần thị kim Oanh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây