Nói thêm về cái gạc nai trên nón ở Huế

Đỗ Duy Ngọc

2-5-2019

Báo chí hôm nay đã cung cấp thông tin người bày ra trò gắn gạc nai chữ Hue trên nón của các cô gái áo dài tím đi trên cầu Trường Tiền là nhà thiết kế Minh Hạnh.

Mệ Minh Hạnh này thì đã tai tiếng từ lâu, cũng chính là người nhiều lần làm xấu chiếc áo dài Việt bằng những biến tấu không giống ai cho đến đồng phục áo dài của các tiếp viên Vietnamairlines xấu chưa từng có. Bà ấy còn biện hộ rằng chữ Hue nhìn giống vương miện gắn trên nón. Tư duy như thế thì bó tay. Thế cho nên không bàn đến mệ này nữa.

Cái tui thắc mắc mãi là dân số Việt Nam gần trăm triệu người, đã có nhiều thế hệ trải qua những trường mỹ thuật, trường thiết kế, trường đạo diễn, trường sân khấu, trường múa trong và ngoài nước, nhiều tên tuổi đã được thế giới công nhận.

Thế nhưng, khi có các lễ hội từ Nam chí Bắc người ta thấy quanh đi quẩn lại cũng mấy người chuyên làm nghề tổng đạo diễn, thiết kế chương trình như đạo diễn Phạm Thị Thành, Minh Hạnh, Lê Quý Dương, Mai Quốc Việt…và một số người nữa không nhớ tên. Trong đó chỉ có Lê Quý Dương có bằng đạo diễn ở Úc và Mai Quốc Việt ở Nga là có chuyên môn về lễ hội, còn Phạm thị Thành là đạo diễn kịch nói và Minh Hạnh chỉ là người thiết kế thời trang.

Đạo diễn lễ hội hoàn toàn khác với đạo diễn sân khấu hay điện ảnh, càng không dính líu gì đến thiết kế thời trang. Thế mà cái bà Minh Hạnh ấy luôn có mặt trong các lễ hội với tư cách tổng đạo diễn, nhất là các kỳ Fesstival ở Huế và nay ở trong lễ hội này.

Bà Thành thì thường xuất hiện với tư cách tổng đạo diễn các chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn cho các tỉnh và ở đâu cũng thấy diễn viên mặc quân phục cầm cờ vừa chạy vừa nhảy tưng tưng trên sân khấu, ở chỗ nào cũng thế mà lễ nào cũng chỉ từng ấy.

Tại sao ban tổ chức của các tỉnh, các thành phố không mạnh dạn sử dụng những người có bài bản, được học tập chính quy, có kiến thức, có chuyên môn để mang lại không khí mới cho các lễ hội và tránh được những kiểu thiết kế xấu xí, quê kệch như những chiếc nón mọc sừng này.

Làm gì cũng thế, nhất là trong lãnh vực nghệ thuật, phải có kiến thức và chuyên môn được rèn luyện chính quy thì mới mang lại hiệu quả được. Sử dụng một người chuyên phá nát chiếc áo dài truyền thống làm tổng đạo diễn cho một lễ hội thì chuyện thất bại, bị chê bai là chuyện tất yếu phải xảy ra bởi suy cho cùng Minh Hạnh cũng chỉ là cô thợ may áo dài. Mà lại là người thợ may tay nghề kém.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Không biết bà Minh Hạnh có phải là đảng viên không? nếu bả là đảng viên thì chuyện không cần gì phải ….bàn.

      • Tại vì chỉ có đảng viên đảng CSVN như bả mới thấy những thứ mà thiên hạ thấy xấu là …..đẹp, và những gì thiên hạ cho là đẹp, là tốt thì đảng viên (như bả) lại cho là xấu xa, đồi trụy.

        Không biết ngày kỷ niệm thành lập đảng, bả có cho các em đội “búa liềm” trên đầu không?

      • Không phải đảng viên thì đã bị cho đi chỗ khác chơi, đừng hòng dính líu gì tới những lễ hội công cộng do đảng chỉ đạo nhé ! Đừng nói là được làm “tổng đạo diễn…” !

  2. Minh Hạnh biện hộ ra sao khi thấy có quá nhiều người phê bình “sáng tạo” nón Huế của mình như sau:
    “Không hiểu vì sao nhiều người nhìn ra đó là cái sừng, chuyện này hơi lạ. Cái gì mới cũng cảm thấy lạ, tạo hình làm sao là cái sừng được…Tại sao họ không hiểu đó là một vương miện cho Huế? Người ta nói vậy thì xúc phạm luôn Huế rồi và tự làm cho Huế thấp kém đi. ” (hết trích)
    Nhưng bà lại lờ tịt đi một sự thật phũ phàng là 99% độc giả đều bất bình với cái gọi làn “thiết kế” này của bà.
    Dưới đây là một vài nhận xét tiêu biểu trên trang NLD.com về “tác phẩm đắc ý” của bà Minh Hạnh:

    nghia tran 15:53 Ngày 02/05/2019
    Đã mặc áo dài tím, đội nón bài thơ thì đã là Huế rồi, cần gì phải cắm chữ HUE lên đầu?

    Đoàn Hồng Minh 19:47 Ngày 02/05/2019
    Rõ ràng là cái sừng, làm sao mà nghĩ là vương miệng được. Vừa xấu xí vừa kệch cỡm.

    Hải Trân 16:36 Ngày 02/05/2019
    Từ xưa tới nay có nhà thiết kế nào lại gắn vương miện lên nón không nhỉ, Chắc là đầu tiên và duy nhất…Cứ dùng mắt nhìn xem 2 cô gái mặc cùng trang phục áo dài tím, chỉ đội 2 cái nón khác nhau thôi, cũng dễ đánh giá ai HUẾ hơn ai. Sao cô Minh Hạnh lại chụp mũ cho người góp ý là xúc phạm luôn Huế và tự làm cho Huế thấp kém. Thất vọng về cô.

    Võ Quang Trung 17:13 Ngày 02/05/2019
    Có cần đưa vào chữ Huế thô thiển như vậy không, nghệ thuật thì phải tinh giản và tinh tế chứ không như làm hàng mã như vậy

    Vinh108 15:58 Ngày 02/05/2019
    Xấu quá, làm mất đặc trưng của chiếc nón lá mà đặc trưng của chiếc nón lá là đơn giản.

    Vien cao 16:15 Ngày 02/05/2019
    Thiết kế quẩn.

    QuốcAnh 16:37 Ngày 02/05/2019
    Nhìn áo dài tím và chiếc nón lá thân quen người xem nhận ngay ra cô gái Huế, đâu cần thiết có cái chữ HUE xấu xí tổ bố trên nón như vậy , nhìn rất phản cảm và thô thiển.

    Nam Anh 16:51 Ngày 02/05/2019
    Xấu quá xấu, không phải muốn thiết kế gì thì thiết kế nhé, rồi bắt người ta phải hiểu theo ý mình .

    Nguyễn Bi 23:03 Ngày 02/05/2019
    Không nên chụp mũ người khác khi có ý kiến trái ngược với mình. Không nghe góp ý từ nhiều phía mà còn hổ báo lại là tự đào huyệt cho mình đó Minh Hạnh à.

    Nguyễn Thị Thảo 22:54 Ngày 02/05/2019
    Quả là kệch cỡm! Chiếc nón bài thơ đẹp đó tới giờ cách tân mà xấu hơn thôi thì đừng cách tân ạ

    Nguyễn Văn Ban 22:48 Ngày 02/05/2019
    Một thiết kế rắm rối làm mất vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón Huế mà bao thế hệ người dân trong và ngoài nước yêu thích. Mình nghĩ nên bỏ đi đừng luyến tiếc với sáng tạo này.

    Bùi Ngọc Quỳnh 22:18 Ngày 02/05/2019
    Nón bài thơ, xưa nay đã là biểu tượng của Huế, cần gì phải gắn thêm cho nó chữ HUẾ thô kệch như thế nữa?! Có thể, hoặc là chủ quan, hoặc là ý tưởng của nhà thiết kế đã cạn cỗi…?! Từ trực quan, cụ thể, nhiều người dễ liên hệ đến Nón Huế bị…” Cắm sừng” không phải là không có lý.

Leave a Reply to Nguyễn Văn Tâm Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây