Tưởng niệm tháng Tư Đen

BTV Tiếng Dân

30-4-2019

VOA bàn về hoạt động của người Việt hải ngoại, tưởng niệm ngày 30/4: Dịp để giới trẻ Việt ở Mỹ ‘biết về cội nguồn’. Hôm nay đúng 44 năm kể từ ngày chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử bởi quân đội Bắc Việt, với sự trợ giúp của cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”, những người đã tuyên bố họ chiến đấu “cho Liên Xô, cho Trung Quốc” và tàn sát đồng bào miền Nam.

Ông Lý Bảo, chủ tịch của cộng đồng người Việt vùng DC, Maryland và Virginia, cho biết: “Bản thân tôi cũng là người trẻ sinh hoạt trong cộng đồng và tôi cũng vận động nhiều người trẻ làm việc vì cộng đồng. Sự kiện nào họ cũng chào cờ đàng hoàng và cũng ghi nhớ những việc các ông, bà, cô, chú, bác đã làm trước đây”.

GS Nguyễn Tiến Hưng viết trên báo Người Việt: ‘Việt Nam Hóa’ và những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Bài viết bàn về buổi họp Việt – Mỹ cuối cùng sau 30 năm người Mỹ liên quan đến Việt Nam, được tổ chức ngày 31/3/1975. Ông Hưng viết: “Đà Nẵng vừa bị bỏ ngỏ ngày hôm trước. Nhiều vấn đề được đề cập nhưng quan trọng nhất là làm sao có được tiếp liệu cho lực lượng quân đội còn lại sau khi mất Đà Nẵng”.

Tháng 4/1975 là giai đoạn tăm tối của miền Nam. Viện trợ quân sự của Mỹ biến mất đột ngột, sự thiếu hụt hỏa lực đến quá nhanh và không bù lại được, trong khi các lực lượng CS được Liên Xô, Trung Quốc viện trợ hàng triệu khẩu súng, hàng ngàn khẩu pháo đã tràn vào miền Nam từ nhiều hướng.

Cuộc họp do tướng Weyand tổ chức. Ảnh: Ông Nguyễn Tiến Hưng cung cấp cho báo NV.

Một trong các nỗi đau của ngày 30 Tháng Tư: Chương trình định cư người tị nạn lớn nhất trong lịch sử Canada, theo VOA. Các lực lượng CSVN gọi hành động cưỡng chiếm miền Nam là “giải phóng”, nhưng “giải phóng” kiểu gì mà hàng triệu người Việt phải lên thuyền tị nạn. Không ít người bỏ xác ngoài biển khơi trên hành trình tìm kiếm tự do, nhưng họ thà chết trên biển còn hơn bị CS tịch thu tài sản, nhà cửa rồi bị tra tấn, sát hại.

Ông Michael J. Molloy, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Lịch sử Di dân Canada, nói về chương trình tiếp nhận người Việt tị nạn mà Canada đã phát động để hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp quốc: “Vào tháng 7/1979, trước cuộc khủng hoảng tị nạn ngày càng cấp bách, chính phủ Canada nhận thức rằng họ cần đóng góp nhiều hơn nên ra chỉ tiêu nhận 50.000 người, đây là chương trình tiếp nhận tị nạn lớn nhất mà Canada từng thực hiện trong lịch sử”.

Tranh màu nước về người tị nạn Việt Nam được trưng bày tại cuộc triển lãm của Tiffany Chung tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Smithsonium ở Washington D.C. Nguồn: VOA

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà chia sẻ video clip, ghi lại một góc phố Sài Gòn trước ngày 30/4/1975:

Publiée par Lê Nguyễn Hương Trà sur Lundi 29 avril 2019

_____

Mời đọc thêm: Di sản VNCH: Khi nền văn minh đã thắng ‘chế độ man rợ’Nhạc vàng: Quà tặng của quá khứ (VOA). – 30 Tháng Tư – Mất, còn? (NV). – 1964-1975: Trung Quốc ‘viện trợ Hà Nội nhưng không thể chỉ huy’ (BBC). – Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?Chạy giặc (VNTB).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi thích nhất cái còm men của anh Việt Hùng trong phần “Bình Luận từ Facebook” (ở trên)

    Nguyên văn: “Đit mẹ cai trang rẻ rách nay.. xuyen tac cai lồn mẹ chúng mày” .

    Đây rõ ràng là thành quả vô cùng rực rỡ của nền giáo dục XHCN mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã một đời ấp ủ trong kế sách “trăm năm trồng người” (bách niên chi kế – mạc như thụ nhân)

    Hoan hô anh Việt Hùng đã khéo léo vinh danh bác Hồ “trong ngày vui đại thắng”.

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây