Người đứng bên trái bức hình tên gì?

Trần Trung Đạo

29-4-2019

Ảnh: internet

Khi mới tham gia FB, tôi có đố các bạn người đeo kính răm đứng bên trái của bức hình này tên gì.

Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.

Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình, trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính răm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín răm là ai và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít –tinh.”

Từ đó, bức hình này truyền đi trên internet nhưng đến nay chưa ai biết người đứng bên trái tên là gì.

Thật ra cũng không khó biết lắm. Tên đúng của anh là Hiến Pháp VNCH.

Tiểu sử của anh được ghi rất rõ trong phần mở đầu của giấy khai sinh do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967:

“Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Các chuyên viên biểu tình gây rối ở Sài Gòn trước đây có bao giờ tự hỏi, ai đã bảo vệ, che chở cho họ dù biết họ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn Gia Định?

Chính Hiến pháp VNCH đã bảo vệ họ. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tôn Thất Lập v.v.. còn sống sót đến hôm nay cũng nhờ hiến pháp đó.

Do đó, chính danh của người đang đứng nghe Hoàng Phủ Ngọc Tường nhục mạ chế độ mà anh đang bảo vệ là Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Nhân nhắc về ông Hoàng Phủ cà chớn này, tôi chợt nhớ đến một người đồng chí đồng rận của ông ta là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người mà theo nhận xét của kẻ yêu thì “đã viết những bài hát “nhức nhối” hàng triệu con tim của người Việt Nam” còn kẻ ghét thì “đã góp phần làm sụp đổ miền Nam tự do vào tay cộng sản nhanh hơn, đưa hàng triệu sinh linh vào ngõ kẹt tăm tối nhất của lịch sử”…đại khái là như vậy. Riêng tôi, tôi lại thấy ông nhạc sĩ này đã góp phần ca ngợi sự nhân bản, tự do của chế độ VNCH không ai có thể làm tốt hơn được, chỉ qua những lời nhạc vô tình của ông. Này nhé, trong bài “Một buổi sáng mùa xuân”, Trịnh Công Sơn đã viết:

    “Một buổi sáng mùa xuân
    Một đứa bé ra đồng
    Đạp trái mìn nổ chậm
    Xác không còn đôi chân.

    Một buổi sáng mùa xuân
    Ngực đứa bé tan tành
    Ngàn hoa đồng cỏ nội
    Ϲúi xuống nhìn con tim.

    ĐK: Em thơ ơi chiều naу trường học lại
    Trong sân chơi bạn và thầу im lời
    Bài học về уêu thương trên giấу mới
    Sao hôm naу nét mực đã phai.”
    Dù vô tình hay cố ý, Trịnh Công Sơn há chẳng hé lộ cho người nghe về tính chất nhân ái, hiền hoà của môi trường sống tại miền Nam trước 1975 hay sao? Ở đó đâu có những bài giáo khoa dạy “Giết, giết nữa, bàn tay không ngưng nghỉ, cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong” hay “Tổ chức Đoàn các cấp đặc biệt quan tâm chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, tạo điều kiện để công tác Đội và phong trào thiếu nhi ngày càng gắn bó mật thiết với những nhiệm vụ cách mạng đang đặt ra, với ý thức trách nhiệm của một tổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng… không những cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn cần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản sau này.” mà chỉ đơn thuần dạy về yêu thương. Người giáo viên VNCH ấy tự mình soạn ra “bài học về yêu thương trên giấy mới” hay ông chỉ làm theo chương trình soạn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục của “Mỹ, Nguỵ” ? Nên nhớ đây là những lời viết ra bởi một tay phản chiến, thân Cộng đó nhé. Chắc Trịnh Công Sơn trong một phút xúc động về thân phận và cái chết của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, đã viết một dữ kiện có thật, mà lúc bình thường chưa chắc ông đã viết.
    Tâm đắc là ở chỗ đó.

Leave a Reply to Bút Bi Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây