Điện và cụm từ kinh tế thị trường?

Nguyễn Tuấn Anh

29-4-2019

Nguyên liệu sản xuất đầu vào độc quyền toàn bộ như xăng, điện, đất đai,… mà vẫn thấy có nhiều trí thức viết là “kinh tế thị trường”. Lạ thật, tôi chịu. Nhiều vị bị nhồi khiếp quá, đừng để họ dẫn đi như thế chứ.

Các nước phát triển chưa bao giờ công nhận ta là kinh tế thị trường cả và họ có lý do của họ. Hãy tìm hiểu kỹ điều này khi đặt bút viết cụm từ “kinh tế thị trường”. Kẻo lại trở thành những con vẹt và bị người dân họ chửi cho.

Khi nhà nước còn độc quyền nguyên liệu thì thứ kinh tế tự phát hiện tại không phải kinh tế thị trường. Đói, dân và doanh nghiệp tự bơi. Nhà nước hoạch định và kiếm tiền trên sự “tự bơi” ấy. Từ khi mở cửa tới giờ, chưa có lãnh đạo nào có một chính sách đột phá, dựa trên sự sáng tạo của chính mình, giúp dân và doanh nghiệp đi lên.

Tiền thu ấy một phần về ngân sách, còn một phần vào túi những kẻ cơ hội và chuyển thành biệt phủ, siêu xe, sân golf,… hay những thứ không phục vụ mục đích an sinh xã hội thực tế cho đại đa số ngừoi dân như tượng đài, quảng trường,…. Cũng có một số kẻ không cảnh giác, tham lam đã phải vào lò vì quá chén.

Ngừoi dân phản ứng là ở chỗ bất minh đó, không phải vì tăng giá theo quy luật “kinh tế thị trường” như các vị lập luận. Đừng ngớ ngẩn.

Xăng, Điện là vấn đề muôn thuở của các quốc gia. Cũng có thể là vấn đề khởi nguồn để trở thành các cuộc cách mạng ở nhiều nơi, như Pháp hiện tại chẳng hạn.

Còn anh nhà báo bên Tuần Việt Nam, ảnh lập luận là phải theo xu hướng tăng giá điện, tăng thu nhập của dân chứ không nên hạ giá điện…

Thể chế và giáo dục độc đoán và không mang tính cạnh tranh như thế; lại với hơn 20.000 tiến sĩ mà quốc gia không sở hữu được cái bằng sáng chế nào, có mà tăng thu nhập của người dân vào mắt.

Không biết ảnh lẩn thẩn hay là loại bưng bô hạ đẳng? Mọi người thử tìm hiểu xem. Còn tôi, tôi chưa bao giờ thấy có quốc gia nào thể chế độc đoán, không chấp nhận cạnh tranh mà có thể kiến tạo được kinh tế thị trường cả.

EVN thu được 20.000 tỷ nhưng với cách quản lý kinh tế đánh vào bao tử người dân như hiện tại, dân nghèo đi, tội phạm sẽ tăng cao. Lúc ấy, có thể sẽ phải bù cho lực lượng giữ gìn trật tự xã hội là gấp nhiều lần số đó. Đừng nghĩ thu vào là hay. Tiền vào tay kẻ dốt, có thể mang hoạ.

Làm chính sách không được sự đồng thuận của dân là một thất bại thảm hại. Các thất bại nối tiếp nhau sẽ làm cho dân nghi ngờ tất cả những điều tốt đẹp, thử thách lòng kiên nhẫn của ngừoi dân cao độ.

Đừng cố thử thách lòng kiên nhẫn bằng cách lặp lại sai lầm hết lần này tới lần khác. Đó không phải là con đường dẫn tới tương lai.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây