Vì sao Tướng Hoàng Kiền bịa chuyện về đại tướng Lê Đức Anh trên báo Tuổi Trẻ?

BTV Tiếng Dân

24-4-2019

Một bài viết của tác giả Thiên Điểu, đăng trên báo Tuổi Trẻ sáng nay, có tựa đề: Ngày 30-4 của tướng Lê Đức Anh. Trong bài có đoạn ca tụng sự “liêm khiết” của ông Lê Đức Anh, qua lời kể của tướng Hoàng Kiền, như sau:

Lần đó ông có việc vào khu nhà công vụ mà những người nhà binh thường gọi là Trạm 66, ông bất ngờ nhìn thấy Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó đã nghỉ hưu, đang ngồi trên chiếc xe đẩy do một anh bộ đội đẩy đi. Ông Hoàng Kiền vội chạy lại chào vị tướng mà ông rất mực kính trọng. 

Trò chuyện một hồi, Thiếu tướng Hoàng Kiền mới rụt rè hỏi: ‘Bác có việc gì mà vào đây?’.

Đại tướng từ tốn đáp: ‘Tôi sống trong một căn hộ ở đây’.

Ông Hoàng Kiền vô cùng cảm phục vị tướng suốt đời phục vụ cách mạng, nhân dân nhưng sống rất giản dị, khiêm nhường.

‘Từ ngày ở chiến trường trở về Hà Nội, trải qua các chức vụ từ tổng tham mưu phó, tổng tham mưu trưởng, bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, cho tới tận cuối đời Đại tướng Lê Đức Anh vẫn chỉ ở trong căn hộ công vụ đơn sơ’, Thiếu tướng Hoàng Kiền xúc động nói về vị tướng mà ông rất mực tôn kính.

Đến giờ Thiếu tướng Hoàng Kiền vẫn còn nhớ mãi lần được gặp Đại tướng Lê Đức Anh tại Hà Nội”.

Thông tin trên của tướng Hoàng Kiền đã bị nhà báo Huy Đức bác bỏ. Ông Huy Đức cho biết, ngoài căn dinh thự là nhà công vụ tại số 5a Hoàng Diệu ở Hà Nội, ông Lê Đức Anh còn có một căn dinh thự rộng mênh mông ở Tp HCM tại số 240 Pasteur.

Không chỉ ông Lê Đức Anh được sở hữu nhiều nhà, mà ngay cả con cái của ông ta, từ các con của ông với bà lớn Phạm Thị Anh ở miền Nam, cho tới con cái của tướng Lê Đức Anh với bà sau là Võ Thị Lê ở miền Bắc, cũng đều được cấp nhà, cấp đất.

Ông Huy Đức viết: “Cho dù, mục tiêu của đại tướng Lê Đức Anh không phải là tiền bạc – ông có một vẻ ngoài giản dị gần giống như những nhà lãnh đạo cộng sản cùng thời – nhưng, về nhà cửa ông cũng không thua kém ai cả. Các con của ông, từ con của bà lớn ông để lại miền Nam, hay con của bà sau ông cưới khi ra Bắc, ai đủ tiêu chuẩn đều được cấp nhà, cấp đất. Bản thân ông, từ những ngày đầu về Sài Gòn, đã ở dinh thự mênh mông, 240 Pasteur.

Khác với nhiều nhà lãnh đạo có quê từ Vĩ tuyến 17 trở vô. Khi về hưu, Lê Đức Anh không trả nhà công vụ. Ông vẫn ở một dinh thự “trong Thành”, số 5a Hoàng Diệu. Chỉ thỉnh thoảng ông mới vào SG, ở căn nhà đã thuộc về mình, ở Pasteur“.

Ông Lê Đức Anh và người vợ sau cùng các con, cháu, chụp tại căn biệt thự ở TP.HCM năm 2008. Nguồn: Ảnh trong cuốn Hồi ký “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Lê Đức Anh.

Vì sao tướng Hoàng Kiền lại tung tin bịa đặt về ông Lê Đức Anh trên báo Tuổi Trẻ như vậy? Phải chăng ông Hoàng Kiền chỉ đơn giản muốn thể hiện “nghĩa tử là nghĩa tận”, bằng cách bịa chuyện nói về người vừa nằm xuống, hay ông ta còn có động cơ nào khác, như muốn hạ bệ ông Lê Đức Anh, làm mất uy tín của ông tướng bằng cách nói láo về ông đại tướng?

Nhà báo Huy Đức viết tiếp: “Tôi không nghĩ Lê Đức Anh nói dối với ông Kiền. Tôi cũng không nghĩ ông Hoàng Kiền nhớ nhầm. Cách nói của tướng Kiền cũng theo truyền thống ‘nghĩa tử là nghĩa tận’. Vấn đề là, báo Tuổi Trẻ hoàn toàn có thể xác minh để không hăm hở đưa chi tiết đó. Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau“.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Xin mọi người tìm hiểu thêm:
    Ý kiến của Tướng Hoàng Kiền về cuốn sách Vòng Tròn Bất Tử…
    là Đúng hay Sai

  2. Tướng Hoàng Kiền viết để ca ngợi Lê Đức Anh trên báo Tuổi trẻ một cách dối trá như nhà bào Huy Đức bốc phot thì chỉ có thể hiểu theo hai cách:

    – Một là Khen đểu theo kiểu “Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau (Huy Đức)”

    -Hai là …..liếm bi; Nhưng liếm bi thằng sống thì còn có chút “mưa móc”, chứ liếm bi thằng đã thẳng cảng, lạnh ngắt thì chỉ….tê lưỡi chứ được dek gì ?

    Chỉ thương hại cụ Lê đức Anh, chết rồi mà cũng không yên.

    Ối cụ ôi là cụ !!

Leave a Reply to Van Do Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây