Câu trả lời cho mệnh lệnh “Không được nổ súng”

Nguyễn Anh Tuấn

23-4-2019

Ai cũng phải chết

Lê Đức Anh đã chết hôm qua

Từ khi được sinh ra, cho đến khi phải chết đi, ý nghĩa của cuộc đời Lê Đức Anh là gì? Điều gì khiến ông ta còn được nhớ đến, sau khi chết?

Tại sao, năm 1988, Lê Đức Anh khi ấy đang là bộ trưởng bộ Quốc Phòng, đã ra lệnh “không được nổ súng”, cho bộ đội đang canh giữ cụm đảo Gạc Ma ở Trường Sa?

Có thể chỉ ông ta mới có câu trả lời rõ ràng nhất cho quyết định này của mình.

Biết rằng, với mệnh lệnh ấy, đã có những điều xảy ra bao gồm:

1. 64 chiến sĩ công binh, tay không có súng, bị giặc Trung Quốc thảm sát bằng súng máy. 9 chiến sĩ khác bị địch bắt, mất 3 tàu vận tải (không trang bị pháo)

2. Việt Nam mất cụm đảo đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Khiến Trung Quốc từ chỗ không có đảo ở Trường Sa, trở thành một bên tranh chấp chủ quyền với cả quần đảo này.

3. Sau 2 năm, từ sự kiện Việt Nam “không được nổ súng”, không bảo vệ đảo Gạc Ma bằng tàu chiến đấu và không quân, lãnh đạo đảng nhà nước Việt Nam, dẫn đầu là tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh, đã được phép sang Thành Đô, để cầu hoà, xin trở lại làm chư hầu của Trung Quốc.

4. Trước sự kiện bi thảm ở Gạc Ma, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước thù địch. Hiến pháp Việt Nam còn ghi rõ: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp. Sau cuộc gặp Thành Đô 1990, Việt Nam đã trở lại làm “đồng chí tốt” của Trung Quốc. Với các phương châm “Tư tưởng tương thông, vận mệnh tương quan”.

5. Trước cuộc gặp Thành Đô 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, mất viện trợ, đảng nhà nước Việt Nam, với sự thất bại của nền kinh tế tập trung – bao cấp, cùng các sai lầm ở Campuchia và đối ngoại quốc tế, đang đứng trước bờ vực sụp đổ bởi sự bất mãn dâng cao của đại đa số nhân dân nghèo đói, phải đối diện với nguy cơ đảo chính của một bộ phận quân đội, đứng trước nguy cơ mất khả năng tổ chức chính quyền trên đất nước Việt Nam.

Sau cuộc gặp Thành Đô 1990, Trung Quốc mở cửa biên giới, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục theo hướng lệ thuộc vào Trung Quốc. Đảng và nhà nước cộng sản VN, được Trung Quốc bảo trợ, trở nên dần vững mạnh và duy trì sự độc quyền chính trị trên đất nước Việt Nam, đến mức như ngày nay.

Lê Đức Anh có công tội thế nào với Dân?

Lê Đức Anh có công tội thế nào với Đất Nước?

Lê Đức Anh có công tội thế nào với đảng nhà nước cộng sản ở Việt Nam?

Hãy suy ngẫm và tự trả lời.

Ảnh: FB Võ Văn Tạo
Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Mong rằng đường phố Sài Gòn không phải gánh thêm một cái tên của kẻ hèn hạ khiếp nhược nữa. Một Phạm văn Đồng hay Nguyễn Chí Thanh là quá đủ rồi

  2. Bản nhân từ trước tới nay đều phân biệt/liệt các anh hùng giải phóng dân tộc thành hai loại.
    * Nhân tướng, đó là các dũng tướng hiểu rất rõ rằng chiến tranh (cho dù là chính nghĩa hay phi nghĩa) đều làm cho nguyên khí của đất nước bị suy giảm, cho nên, khi bỏ gươm xuống thì ngay lập tức họ sẽ làm mọi cách để phục hồi nguyên khí Việt mà cụ thể là làm tốt cho việc hộ sinh, hộ dưỡng cho các bà mẹ Việt.
    * Quỷ tướng là những loại “nhất tướng công thành vạn cốt khô”, một chiến thắng của nó càng oai hùng bao nhiêu thì càng chết binh sĩ bấy nhiêu, nhưng, đểu cáng nhất lại là kể công, nếu không được tính công thì sẽ không chịu bỏ gươm, mặc dù, chiến tranh đã qua đó hàng mấy chục năm.
    * Bản nhân chỉ có một thú vui, đó là, mỗi khi một quỷ tướng nào đó phải bị nhốt vào trong chuồng chó thì rất khoái và uống rượu búa xua để mừng trời đất đã nhận ra cái sai của mình!

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây