Khủng hoảng nước sạch và du lịch khủng

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

21-4-2019

Các dịch vụ cung ứng nước sạch tự phát xuất hiện ở Sapa. Ảnh: VOV

Vậy là Sapa đã thiếu nước ngay sau khi thị trấn núi biến hình thành đô thị du lịch hạng sang và cũng ngay lập tức nó quay lại bài toán du lịch, nguồn thu địa phương và tài nguyên hữu hạn.

Đảo Bali là một case điển hình luôn. Nếu nhìn vào lợi ích 80% nền kinh tế của Bali Phụ thuộc vào du lịch, đóng góp 50% GDP và 25% việc làm. Cùng với đó, ngành du lịch sử 60% nguồn nước sạch của toàn đảo. Để ưu tiên cho du lịch, họ đã chuyển nước nông nghiệp sang cho dịch vụ và đương nhiên, một % lớn của dân số không trong ngành du lịch sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Tương phản với bể bơi, tắm hơi, tắm bồn nước xoáy cho khách thập phương (mà theo tiêu chuẩn 4-5 sao, họ cần có 50.000 lít nước sạch hàng ngày, đó là chưa đếm biệt thự, căn hộ, chung cư và biệt thự không có sao, rồi cả nước tưới cỏ cho các sân golf rộng mênh mang.), người nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào nước giếng khoan.

Ngành du lịch càng tiêu tốn nước đồng nghĩa với việc nguồn nước ngầm càng bị khai thác cạn kiệt cái dẫn đến việc giảm chất lượng nước, giảm mực nước, sụt lún đất. Hiện đang có ít nhất 1,7 triệu người không được tiếp cận với nước sạch ở Bali. Nông dân giờ phải ngủ trên ruộng để cạnh bọn ăn cắp nước. Nngành du lịch đã khiến 260 trong số 400 con sông của Bai bị cạn và nó hạ thấp mực nước của hòn đảo khoảng 60%. Hồ nước ngọt lớn nhất của Bali, Hồ Buyan, đã giảm 3,5 mét và tầng ngậm nước đang tiến gần đến điểm không thể quay trở lại khi nước biển thấm vào trữ lượng nước ngọt.

Giải pháp:

– Hiệp hội khách sạn tổ chức thi đua các sáng kiến xanh, về cách giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế việc sử dụng nước.

– IDEP, một tổ chức phi chính phủ về nước cũng đề xuất dự án 1 triệu USD để tận dụng tối đa nguồn nước mùa mưa cho các giếng khoan, họi gọi là re-charge wells.

Nhưng còn cả những vấn đề khác nữa:

Khách du lịch cũng khiến nhu cầu hàng hoá địa phương tăng lên. Người bán được giá, nhưng người mua sẽ phải gánh theo mức chi phí tăng cao. Nông dân bán đất cho chủ đầu tư khách sạn và diện tích nông nghiệp thu hẹp, một yếu tố cũng làm giá nông sản tăng vọt. Người ta giàu lên nhờ bán đất và hòn đảo trở nên khô cằn. Thế hệ sau sẽ không bao giờ được chứng kiến vùng đất mà cha ông họ từ như thế. “Người dân Bali sẽ biến mất.” đó là một tương lai không xa. Giống như người Hội An và những thế hệ tạo nên cảnh quan tưới đẹp như mơ trong poster du lịch cũng có thể biến mất trong tương lai không xa…

Ta cũng có thể tìm thêm các cuộc khủng hoảng nước ở rất nhiều nơi khác trên thế giới mà du lịch đóng góp 1 phần trong đó.

Còn Sapa, là một case điển hình cho khủng hoảng nước vùng cao và cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi thời tiết cực đoan hơn ở cả 2 phía, tuyết lạnh mùa đông (view đẹp khách đông, nông nghiệp ảnh hưởng ) nhưng nay là hạn hán mùa hè.

Case của thị trấn Dhulikhel ở Nepal có thể làm tham chiếu khi ở đây cũng thu hút khách du lịch nhờ vị trí đắc địa để ngắm Himalaya. Khủng hoảng nước đã xảy ra. Chính trị gia dùng nó làm đòn bẩy để lấy phiếu bầu bằng lời hứa dự án đường ống dẫn nước cái thực hiện không hề dễ dàng khi đi xuyên qua các vùng nông nghiệp, chăn nuôi…

Nói chung chuyện cũng dài. Nhìn thị trấn đẹp như Sapa, giờ được các đại gia bđs đè ngửa ra chén. Xây rất to, rất điẹp, nhưng họ cần trả lại cho vùng đất này, chí ít là giải pháp công nghệ và tổ chức các hội thảo thu thập ý kiến từ những vùng du lịch đề xuất cho quan chức địa phương! Làm ngay đi ah.

—–

Đọc nhanh, nhặt nhạnh:
https://vtc.vn/truoc-dip-nghi-le-dai-ngay-sa-pa-can-kiet-nuoc-sach-d470405.html
https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-10-8947-3_11
https://www.reuters.com/article/us-safrica-drought-tourism/cape-towns-water-crisis-hitting-tourism-officials-idUSKBN1FM1PO
https://www.downtoearth.org.in/news/water/fragile-blue-mountains-60555
https://www.vice.com/en_asia/article/qvexem/balis-tourism-is-sucking-the-island-dry

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. quản lý đất nước phải điều tiết lợi ích một cách công bình cho toàn dân. nhưng ở đất nước VN thì người dân của non sông cẩm tú, rừng vàng biển bạc ngày càng khốn khổ. Nha Trang, Dalat, Sapa chỉ có đại gia làm du lịch là hưởng lợi còn cảnh quan thiên nhiên bị phá nát, ruộng đồng sông suối bị xâm hại, người dân khốn khổ vì vật giá đắt đỏ,

Leave a Reply to Thiên kim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây