Những con số “biết nói” về một nền giáo dục băng hoại

BTV Tiếng Dân

20-4-2019

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Toàn cảnh vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Bài viết thống kê: Đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 16 cán bộ về các tội danh khác nhau, liên quan tới vụ gian lận thi cử tại 3 tỉnh miền Bắc, trong đó Sơn La có 8 người, Hòa Bình có 3 người và Hà Giang có 5 người, hầu hết là cán bộ GD&ĐT, cùng một số cán bộ công an.

Tổng số thí sinh bị phát hiện gian lận ở 3 tỉnh này là 222 thí sinh. Trong số này có 6 thủ khoa, á khoa các trường đại học lớn được nâng từ 15 đến 27 điểm. Vẫn còn 37 thí sinh gian lận chưa được xác định.

Báo Lao Động có đồ họa: Lộ diện lãnh đạo, cán bộ có con được nâng điểm thi.

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Gian lận thi cử Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang: Tỉnh nào nâng điểm bạo tay nhất? Xét về số lượng thí sinh được nâng sửa điểm thì tỉnh Hà Giang hiện đứng đầu bảng với 114 thí sinh, tiếp đến là tỉnh Hòa Bình 64 thí sinh và tỉnh Sơn La là 44 thí sinh. Với “tiêu chí” số điểm nâng tuyệt đối thì Hà Giang vẫn đứng đầu, có thí sinh của tỉnh này tổng điểm được tăng gần 30 điểm.

Ở Sơn La, trong số 44 thí sinh được nâng điểm có nhiều thí sinh đến từ những gia đình có “lý lịch đỏ”. Đa số những thí sinh này đều đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường khối công an nhân dân, quân đội nhân dân và đã trúng tuyển.

Báo Tuổi Trẻ tiếp tục phanh phui danh tính các thí sinh gian lận: Dấu hiệu bất thường 6 thí sinh ở Hát Lót cùng được nâng điểm vào các trường công an. Theo đó, ngày 19/4, có nguồn tin cho biết, trong số 25 thí sinh Sơn La gian lận vừa bị các trường công an trả về, có 6 thí sinh cùng địa chỉ cư trú tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. “Cả sáu thí sinh còn có điểm chung là đều được sửa nâng điểm hai môn toán, lịch sử và điểm lịch sử sau khi được sửa đều rất cao, từ 9,5 điểm trở lên, cá biệt còn có hai điểm 10 môn lịch sử”.

Từ dấu hiệu bất thường này, bài viết đặt nghi vấn về khả năng có đường dây “chạy điểm” vào các trường công an đang hoạt động ở thị trấn Hát Lót. Còn người dân thì từ lâu đã bàn bán về các đường dây “chạy” vào cả trường công an, quân đội.

Các lãnh đạo, quan chức liên quan vẫn đang được dung túng

Trang Gia Đình và Xã Hội đặt câu hỏi: Gian lận điểm thi vì sao phải họp kín? Theo đó, ngày 23/4 sắp tới, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội sẽ có cuộc họp kín với Bộ GD&ĐT, cùng với Bộ Công an, để các quan chức ngành giáo dục “không ngần ngại nói ra hết những vướng mắc nên sẽ không mời báo chí”.

Trong bài có đoạn: “Sao phải họp kín nhỉ? Là câu hỏi của nhiều người quan tâm đến vụ việc đình đám nói trên. Công khai để nhân dân có niềm tin vào pháp luật, ai sai tới đâu thì xử tới đó. Làm quan khi sai phải xử như thứ dân tại sao lại có sự e dè?”

Zing dẫn lời LS Đặng Văn Cường phân tích dấu hiệu phạm tội của phụ huynh ‘xin’ nâng điểm cho thí sinh. Theo LS Cường, “nếu có căn cứ chứng minh phụ huynh hoặc người thân thí sinh đã có tác động (đưa, hứa hẹn) vật chất (tiền bạc, tài sản…) hoặc tác động phi vật chất (hối lộ tình dục, hứa tăng lương, hứa thăng chức, khen thưởng…) nhằm làm cho người có chức vụ quyền hạn sửa điểm, nâng điểm cho con cháu họ thì đó là hành vi đưa hối lộ”. Con em những người này cũng có thể là đồng phạm.

Báo Tiền Phong đưa tin: Giữa ‘tâm bão’ gian lận thi, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La nghỉ phép 8 ngày. Sáng 19/4, tại trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, hàng loạt lãnh đạo Sở này đều đóng cửa, đi vắng. Văn phòng GĐ Sở – ông Hoàng Tiến Đức, PGĐ Sở – ông Hoàng Nguyễn Duy Hoàng và Chánh văn phòng – Trần Văn Trọng đều đóng kín cửa.

Bà Lương Thị Bích Hiền, Phó chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La cho biết về danh sách thí sinh gian lận ở tỉnh này: “Danh sách này được đóng dấu mật của Bộ GD-ĐT gửi nên Ban Giám đốc giao cho các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn nào của Sở thì phòng ban đó mới được xem. Sở GDĐT cũng chưa xác định được các thí sinh được nâng điểm là con các phụ huynh nào”.

Trong khi đó, báo Dân Trí dẫn lời một lãnh đạo tỉnh Sơn La: “Chúng tôi chưa có danh sách cán bộ “dính” vụ nâng điểm thi”. Ông Nguyễn Văn Cảnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La khẳng định: “Đến giờ phút này chúng tôi chưa nắm được danh sách con em cán bộ, đảng viên trong tỉnh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018”. Còn bà Hiền thì đã nói danh sách thì có, chỉ là bị đóng dấu “mật”.

Người nói có, kẻ nói không, dấu “mật” bị dùng tùy tiện để che giấu vết nhơ của các quan chức, một vụ gian lận điểm thi nhưng về bản chất không khác gì một vụ tham nhũng, người dân hiểu rằng “con đen” của họ không thể bằng “con đỏ” của các lãnh đạo.

Các trí thức “lề đảng” và đảng viên lão thành tiếp tục trả lời phỏng vấn báo chí, khẳng định, phải xử mạnh tay những người liên quan vụ sai phạm. Báo Thanh Niên viết: Phải loại bỏ cán bộ ‘mua’ điểm cho con. Infonet có bài: Thay ngay lãnh đạo, cán bộ sửa điểm cho con để địa phương trong sạch.

Tuy nhiên, họ nói ra vẻ hùng hồn, “liêm chính” là một chuyện, đảng của họ có chịu làm như những gì họ rao giảng hay không lại là chuyện khác. Người dân thì thấy rõ rất nhiều quan chức, thí sinh liên quan đến gian lận điểm thi vẫn đang được dung túng.

VnExpress có bài: Nhiều sinh viên bất bình vì mất cơ hội cho người gian lận điểm. Bài viết chia sẻ tâm sự của một thí sinh nhiều lần thi vào Học viện An ninh Nhân dân nhưng không đậu, “khi thông tin về 222 thí sinh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La gian lận liên tục xuất hiện trong hai tháng qua khiến Hùng bất bình. Một lần nữa, em tiếc vì bỏ ra quá nhiều công sức và thời gian cho một kỳ thi có quá nhiều bạn được nâng điểm”.

Báo Giáo Dục VN có Video: Những người này mà thành công chức, viên chức thì sao đây?

Mời đọc thêm: “Nóng” gian lận thi cử: Lãnh đạo ngành giáo dục nên đứng ra xin lỗi nhân dân! (DT). – Vụ lãnh đạo có con ‘gian lận’ điểm, Phó Bí thư Hòa Bình: Tìm ra được sai phạm mới có thể xử lý (TTT). – Hàng loạt thí sinh được nâng điểm từ “0 – 9 điểm”: Tham nhũng từ đây chứ từ đâu (TQ). – Quan chức Sơn La có con được nâng 15 điểm: “Người ta giúp đỡ cũng không nói” (TQ). – Một số lãnh đạo ở Hà Giang có con được nâng điểm: ‘Tôi không can thiệp’ (TT). – Nghi vấn Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La ‘chạy’ điểm cho con: Hàng xóm ngỡ ngàng (VTC).

Ủy ban của Quốc hội sẽ làm việc về bê bối gian lận thi cử (VNE). – Toàn cảnh bê bối sửa điểm chấn động của 222 thí sinh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình: Toàn thủ khoa rởm đỗ Y Đa khoa, Cảnh sát, Công an (Kênh 14). – ĐBQH tỉnh Hoà Bình trả lời phỏng vấn về “cơn bão” gian lận điểm thi tại tỉnh nhà (NĐT). – Khi điểm thi bét bảng được “hô biến” thành thủ khoaSau thủ khoa, á khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội cũng được nâng điểm (LĐ).

Gian lận thi cử: Xử lý ‘nhẹ nhàng, nhân văn’ khó thuyết phục dư luận (TT). – Cần công khai danh tính, làm rõ hành vi đưa và nhận hối lộ trong gian lận điểm thi ở Sơn La (VTC). – Vụ gian lận thi cử: Nếu phụ huynh đưa hối lộ, có bị khởi tố? (VOV). – Luật sư: Phụ huynh mua điểm cho con có thể bị khởi tố đưa hối lộ (VNE). – Giữa điểm nóng xử lý gian lận thi cử, Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La xin nghỉ phép (VNN).

‘Bao biện’ của cán bộ chạy điểm cho con và mức độ xử phạt (RFA). – Cháu ruột Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cũng được nâng điểm (VNN). – Làm giáo dục mà còn gian lận, nâng điểm thì dạy được ai? (LĐ). – Không tin được dù đó là sự thật (MTG). – Dấu hiệu phạm tội của phụ huynh ‘xin’ nâng điểm cho thí sinh (Zing). – ‘Phụ huynh mua điểm tự chuốc lấy tương lai đen tối cho con mình’ (VNE).

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Người Việt không hiểu một cách tận tường kiến thức được vận dụng như thế nào vào thực tế, nên hành động theo cách của những người “điếc không sợ súng “.làm láo báo cáo hay…. không ngại ngùng lo ngại vì cả xã hội đều “ngu ngơ ,vì đó là kết quả của một quá trình học tập nếu không gian lận thì cũng cũng chỉ là học vẹt. Câu nói của những người đã thành danh :cách mạng 4.0 đã cận kề ,hoặc coi sự kém cỏi là một lợi thế của cách mạng 4.0 bởi các nước phát triển sẽ tiếc mà không dám bỏ đi nền sản xuất cũ của họ… cho thấy tất cả, nhưng tệ hại hơn là những cái không đúng đó được phổ biến rộng rãi cho toàn xã hội,và những người với kiến thức rất bình thường nhưng lại có quyền định hướng …

Leave a Reply to Nelson Mandela Nói Về Giáo Dục Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây