Trump chà đạp chương trình tị nạn ra sao?

Mai V. Phạm

13-4-2019

Bill Nguyen, 12 tuổi và Jade Nguyen, 9 tuổi, cầm biển hiệu tại một cuộc biểu tình phản đối Trump ở Nhà thờ Mary Queen of Vietnam Church, New Orleans, ngày 20/12/2018. Nguồn: AP

Công ước Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Tị nạn 1951 và Nghị định thư 1967 định nghĩa, người tị nạn (refugee) là người không thể quay trở về đất nước mình và không có sự bảo vệ ở quê nhà do phải đối mặt với bạo lực, bắt bớ, hoặc nỗi sợ có căn cứ, đến từ phân biệt chủng tộc, bách hại tôn giáo, bị tước quốc tịch, bất đồng quan điểm chính trị.

Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa định nghĩa này vào Đạo luật Tị nạn năm 1980. Mục đích của chương trình tị nạn (asylum) là trợ giúp nơi ở cho các công dân nước ngoài – những người đang đối mặt với nỗi bức hại tại quê nhà và đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý của người tị nạn.

Với việc ký kết Nghị định thư năm 1967 và thông qua Đạo luật Tị nạn năm 1980 (Refugee Act of 1980), chính phủ Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lý cung cấp tị nạn cho những người đủ điều kiện. Đạo luật Tị nạn 1980 đã cung cấp cho người nước ngoài hai con đường để xin tị nạn tại Hoa Kỳ: xin tị nạn tại các nước khác với tư cách là người tị nạn tái định cư (resettled refugee) hoặc tại các trạm biên giới Hoa Kỳ với tư cách là người xin tị nạn (asylum seeker).

Theo quy định của Cơ quan Nhập tịch và Di trú, để nộp đơn xin tị nạn, đương đơn bắt buộc phải có mặt tại Hoa Kỳ hoặc vào Hoa Kỳ xin tị nạn tại các cửa khẩu (“To apply for asylum in the U.S., you must be physically present in the U.S. or seeking entry into the U.S. at a port of entry”). Nghĩa là, người nào không có đủ khả năng để xin tị nạn tại quê nhà theo chương trình tị nạn tái định cư, thì buộc phải đặt chân qua biên giới Hoa Kỳ để nộp đơn xin tị nạn. Và trớ trêu thay, kể từ lúc đặt chân qua biên giới Hoa Kỳ xin tị nạn, họ bị nhiều người, trong đó có Trump, gọi là “di dân bất hợp pháp”.

Trump: vô nhân đạo đến ghê tởm

Trong bài phát biểu ở Las Vegas ngày 6/4/2019, Trump đã chế giễu những người xin tị nạn, nói họ giống như những võ sĩ của giải đấu UFC. Trump nói thêm: “Chương trình tị nạn là một sự lừa đảo. Chúng ta phải xóa bỏ hoàn toàn chương trình này”. Kế đến, Trump tấn công hệ thống tư pháp bằng thái độ độc tài và sự thiếu hiểu biết của mình: “Họ (Quốc hội) phải loại bỏ toàn bộ hệ thống tị nạn vì nó không hiệu quả, và thẳng thắn, chúng ta nên loại bỏ các thẩm phán. Chúng ta không thể mở tòa để xét xử mỗi khi ai đó đặt chân qua biên giới của chúng ta”.

Tại sao mỗi năm, hàng trăm ngàn người dân ở các nước khác tìm đến Hoa Kỳ để nộp hồ sơ xin tị nạn? Tại sao các viên chức Hoa Kỳ có nghĩa vụ hướng dẫn cho những người xin tị nạn quá trình tị nạn tại các trạm biên giới? Tại sao các thẩm phán có nghĩa vụ xét xử công bằng đối với những người xin tị nạn? Thưa, bởi những điều đó được quy định bởi pháp Đạo luật Tị nạn 1980.

Đáp lại phát biểu của Trump, tổ chức Human Rights First đưa ra tuyên bố như sau: “Tuyên bố của Tổng thống Trump không gây ngạc nhiên, nhưng thật ghê tởm. Bằng cách tuyên bố muốn xóa bỏ toàn bộ hệ thống tị nạn, Trump công khai xác nhận những gì chính quyền của ông đã cố gắng thực hiện trong hai năm qua. Tổng thống Trump và nội các của ông đang tìm cách phá vỡ chương trình tị nạn một cách có hệ thống – vốn là cứu cánh cho những người chạy trốn bạo lực và đàn áp. Là một trong những tổ chức trợ giúp tị nạn lớn nhất tại Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thức rằng, chương trình tị nạn đã cứu giúp nhiều mạng sống”.

Điều đáng sợ nhất qua phát biểu của người đứng đầu chính phủ – Donald J. Trump – chính là sự thiếu hiểu biết, dối trá, và độc tài đến đáng sợ.

Trước tiên, Trump bóp nghẹt quyền xin tị nạn của những người khốn khổ bằng sự bịa đặt và vu cáo trắng trợn. Không một bằng chứng nào khi Trump nói “hầu hết những người xin tị nạn giống võ sĩ UFC”. Theo số liệu thống kê nhập cư năm 2017 của Bộ An ninh Nội địa, trong số những người xin tị nạn tại biên giới đến từ Guatemala, El Salvador và Honduras, thì 56% là trẻ em không có người thân đi cùng. Tỷ lệ này bằng với năm 2016, nhưng cao hơn so với năm 2015.

Năm 2017, Bộ An ninh Nội địa đã cấp đơn xin tị nạn cho hơn 26.500 người, gần 1/3 trong số này là trẻ em và gần một nửa là phụ nữ. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã cấp tị nạn cho hơn 10.500 người đang ở tại Hoa Kỳ, hiện đang chờ phán quyết tị nạn tại các tòa án. 3 quốc gia được Hoa Kỳ cấp tị nạn nhiều nhất là Trung Quốc, El Salvador, và Guatemala.

Sau nữa, Trump thể hiện tầm nhìn hạn hẹp bị che đậy bởi sự thiếu hiểu biết và độc tài. “Lãnh đạo” kém cỏi, không có khả năng, luôn chọn “giải pháp” cấm hoặc xóa bỏ cho mọi vấn đề, bởi họ không thể đưa ra một giải pháp tốt hơn.

Ví dụ, sau nhiều năm thất bại trong việc giảm kẹt xe, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị “giải pháp” cấm xe máy vào trung tâm thành phố. Thay vì đặt các câu hỏi để giải quyết tận gốc rễ tình trạng kẹt xe đang gia tăng, họ chỉ biết “cấm”. Có phải xe máy là nguyên nhân duy nhất gây ra kẹt xe? Hay là do hệ thống giao thông đường bộ kém và số lượng xe ô tô tăng? Tại sao người dân không sử dụng hệ thống giao thông công cộng nhưng lại chuộng xe máy?

Trump cũng y như vậy. Không tìm được giải pháp hạn chế thiểu số nhập cư trái phép, ông ta đòi “xóa bỏ toàn bộ hệ thống tị nạn” và “loại bỏ thẩm phán”. Trong thực tế, số liệu chứng minh rằng phần lớn dân nhập cư bất hợp pháp không xảy ra tại các trạm biên giới, mà là kết quả của nhiều người ở quá hạn visa. Rõ ràng, tuyên bố của Trump không chỉ thể hiện khả năng kém cỏi, tính cách độc tài, mà còn phản ánh con người ác độc: xóa bỏ quyền xin tị nạn được luật pháp Mỹ và quốc tế công nhận.

Chương trình tị nạn và người Việt Nam

Việt Nam là một trong số những dân tộc bất hạnh, có nhiều trải nghiệm đau thương của việc xin tị nạn. Sau cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” cách đây gần 44 năm, tổng cộng gần một triệu người Việt chạy trốn Cộng sản bằng những chiếc thuyền đánh cá xiêu vẹo, để tìm tự do tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Anh, Na Uy, Đức… Hành trình tị nạn của rất nhiều người Việt thấm đầy máu và nước mắt.

Sau biến cố 30/4/1975, Hoa Kỳ đón nhận nhiều người Việt tị nạn nhất, khoảng 125.000 người. Vào tháng 5/1975, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua gói ngân sách (HR 6894), dành khoảng 405 triệu Mỹ kim cho chương trình tái định cư, trợ giúp khoảng 131.000 người Việt và Campuchia tị nạn. Gói ngân sách được dùng để thanh toán chi phí vận chuyển người tị nạn, chỗ ở, và các dịch vụ xã hội như đào tạo nghề, dạy ngôn ngữ, chăm sóc y tế và phúc lợi tại Hoa Kỳ.

Từ khoảng 125.000 người Việt tị nạn hồi tháng 4/1975, tổng số người Việt di dân đến Hoa Kỳ năm 2017 hơn 1.3 triệu người, là kết quả của chương trình tị nạn và nhập cư (đoàn tụ và kết hôn). Nhờ chương trình tị nạn nhân đạo của Hoa Kỳ, mà hơn triệu người Việt trong 44 năm qua đã có quyền sống tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trên mảnh đất này.

Nếu một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ có thái độ căm ghét người tị nạn và di dân, thì còn dễ hiểu. Nhưng khi một người Việt có gốc tị nạn, vì tôn sùng Trump mà hùa theo tấn công người tị nạn, thì thật ghê tởm và đáng sợ. Phải chăng họ nghĩ làn da của họ “trắng” như Trump, nên có quyền ghét tị nạn và di dân?

Những ai cho rằng Trump chỉ chống “nhập cư trái phép” sẽ nghĩ gì khi Trump đòi “xóa bỏ toàn bộ hệ thống tị nạn” từng là phao cứu mạng của rất nhiều người Việt khốn khổ? Giả sử Việt Nam nằm gần biên giới Mỹ, thì vào thời điểm hiện tại, bao nhiêu người Việt sẽ đi bộ đến các trạm biên giới Mỹ để nộp đơn xin tị nạn?

Thay Lời Kết

Dữ liệu chứng minh Trump là người kỳ thị chủng tộc. Và 6 lần Trump thừa nhận bản thân là “racist”. Một kẻ “racist”, căm ghét người tị nạn, di dân như Trump mà vẫn được khối người Việt da vàng, tự nhận ghét độc tài cộng sản, đội hắn lên đầu “phong thánh”. Đạo đức tối thiểu ở đâu khi tôn thờ một kẻ vô đạo đức và racist như Trump? Một người để những kẻ vô đạo đức, dối trá và mị dân như Hitler, Hồ Chí Minh, Trump… chi phối suy nghĩ, thì đạo đức và nhân cách có ý nghĩa gì với họ?

Trong bài phát biểu hồi tháng 12/2018, Đức Giáo hoàng Phanxico đã gửi thông điệp ý nghĩa như sau đến thành phần thù ghét di dân như Trump:  “Những phát biểu chính trị có khuynh hướng đổ mọi tội ác cho dân nhập cư và cướp đi niềm hy vọng của người nghèo là không thể chấp nhận được. Thay vào đó, chính trị có thể và nên là một thông điệp ý nghĩa của bác ái, khi thực hiện cùng với sự tôn trọng dành cho cuộc sống, tự do và phẩm giá con người. Một điều chắc chắn: chính trị tốt là phục vụ cho hòa bình. Nó tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, đồng thời có nghĩa vụ tương trợ lẫn nhau, cho phép gắn kết niềm tin và lòng biết ơn giữa hiện tại và các thế hệ tương lai”.

Cứu cánh của chính trị không chỉ là tự do, mà còn là đạo đức. Như Nguyễn Du nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Một người tuyên bố “làm chính trị” nhưng không có phẩm chất đạo đức, sẽ là nỗi bất hạnh và mầm tai họa đối với người dân.

Xin tị nạn là quyền con người được bảo vệ bởi luật pháp Mỹ và quốc tế. Một người đạo đức, có lòng cảm thông, sẽ đồng ý rằng, thái độ ghê tởm của Trump đối với chương trình tị nạn và những người tị nạn là độc ác, bất lương và phản dân chủ. Nó phải bị lên án một cách mạnh mẽ và dứt khoát.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Có bài này vui nè:

    TAN NÁT DANH GIA VỌNG TỘC NHÀ HILLARY CLINTON KHI ÔNG TRÙM WIKILEAKS BỊ DẪN ĐỘ VỀ MỸ KHAI RA BẰNG CHỨNG “PHẢN QUỐC” CỦA OBAMA – HILLARY

    (Tác giả: Trần Hùng)
    Sau khi trò săn phù thủy của Robert Mueller bị hạ màn, tiếp đến là việc ông Tổng chưởng lý William Barr tuyên bố đã có gián điệp của phe Dân chủ do chánh phủ Obama chỉ thị để theo dõi chiến dịch bầu cử của ông Trump thì nay nhà sáng lập WikiLeaks là Julian Assange, một công dân người Úc đã ẩn trốn trong đại sứ quán Ecuador ở London suốt 6 năm 8 tháng qua đã bị cảnh sát Anh bắt giữ theo yêu cầu dẫn độ từ Mỹ về việc công khai đăng tải các tài liệu bí mật của đất nước.

    Ngay sau khi Assange bị bắt giữ hôm 11/4/2019, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố lịnh truy nã đối với Assang với tội danh đã thông đồng với cựu binh sĩ Mỹ Chelsea Manning đột nhập vào một máy tính chứa tài liệu mật ở Ngũ Giác Đài.

    Việc dẫn độ Assange về Mỹ nếu được thực thi sớm nhứt có thể, đồng nghĩa bộ mặt “phản quốc” của Hillary – Obama,… và các thành viên trung thành với Obama – Hillary tại đảng Dân chủ sẽ bị phơi bày và khả năng phải đối diện với tù tội là rất cao.

    Bởi vì chính Assange đã có trong tay các email của phe Hillary Clinton và đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Đặc biệt là hàng ngàn email do bà Hillary trao đổi với một thực thể “nước ngoài” không phải là nước Nga.

    Nhưng điều mà Hillary – Obama lo sợ nhứt chính là Assange sẽ khai ra và cung cấp các email do bà ngoại trưởng Hillary trao đổi với tổng thống Obama về việc sẽ nhượng Đài Loan và Biển Đông cho Trung cộng đổi lại Trung cộng sẽ “trừ nợ” Mỹ hơn MỘT NGÀN TỈ USD từ nguồn trái phiếu kho bạc Mỹ đang được Trung cộng thâu tóm.

    Còn nhớ vào sát ngày bầu cử tổng thống chính thức năm 2016, tức vào ngày 28/10 của năm này, Giám đốc FBI James Comey cho biết cơ quan này sẽ xác định xem những email mới có chứa thông tin mật hay không nhưng không cho biết quá trình điều tra kéo dài bao lâu. Tuy nhiên không lâu sau đó, chinh James Comey lại dừng vụ việc này.

    Tại sao Giám đốc FBI lại có lối hành xử “cà giựt” như vậy? Rất dễ hiểu bởi ngay lúc cuộc chạy đua quyết liệt giữa ông Trump và bà Hillary, là một tay chuyên sống bằng nghề “mua – bán tin tức tuyệt mật” liên quan đến các quốc gia, tổ chức và chính khách, trước một phi vụ bốc mùi tiền thơm phức với những bằng chứng mà Assange có được trong tay về hàng ngàn email “phản quốc” của bà Hillary thì ngu gì Assange lại bỏ qua?

    Vì vậy Assange đã bắn tin cho FBI và một số nhân vật máu mặt ở lưỡng đảng Mỹ rằng y có bằng chứng khủng khiếp của Hillary – Obama, ai trả giá cao hơn thì y sẽ bán. Giám đốc FBI lúc này là James Comey, là kẻ thân tín của Obama. Vì vậy Comey liền “cắt cầu” bằng cách tuyên bố tái khởi động điều tra bê bối email của Hillary nhằm làm cho đối thủ của Hillary cảm thấy hắn rất “công tâm”. Việc tuyên bố này của Comey là kế trì hoãn để Obama – Hillary tranh thủ thỏa thuận, mua bán với Assange và phe Obama đã thành công phi vụ “bịt miệng” Assange bằng “rất nhiều tiền” dưới sự môi giới, thực hiện chi trả trực tiếp từ phía gián điệp của Trung cộng. Khi đã bịt miệng được Assange, Comey liền “xóa án” cho Hillary rồi sau đó hắn điên cuồng tấn công vào tổng thống Donald Trump.

    Nếu bị sớm dẫn độ về Mỹ, Assange sẽ không bị tra tấn, bức cung mà sẽ khai ra hết, trưng hết bằng chứng Obama – Hillary bắt tay với Trung cộng để “phản bội” lại nước Mỹ với điểu kiện chánh quyền của ông Trump phải bảo vệ y, cam kết các yêu sách về an toàn tánh mạng cho y.

    Một tình tiết đáng quan tâm là tại sao sau gần 7 năm chứa chấp Assange trong Đại sứ quán của nước mình ở Luân Đôn thì nay Tổng thống Ecuador lại đuổi Assange ra để cảnh sát Anh túm cổ? Rất dễ hiểu vì đây là quyết tâm của Ecuador muốn giúp tổng thống lâm thời của Venezuela là ông Guaido. Bởi vì Ecuador muốn ông Trump sớm “dẹp xong thù trong” là đám phản quốc Obama – Hillary và đồng bọn bằng cách nộp Assange cho Mỹ, đổi lại ông Trump phải quyết liệt hơn trong việc phế truất độc tài bịnh hoạn Maduro giúp ông Guaido và nhân dân Venezuela./.

    Nguồn : http://www.thesaigonposts.net/2019/04/tan-nat-danh-gia-vong-toc-nha-hillary.html

  2. * Tị nạn chính trị và nhập cư trái phép hoàn tòa khác nhau, đừng có lèm nhèm ở chỗ này.
    * Chấp nhận tị nạn chính trị là rất nhân đạo, còn, không chịu làm tường biên giới để mong có nhập cư để kiếm phiếu bầu là chính sách phi nhân, nói toạc ra đó là thứ chỉ có ở bọn vô nhân đạo, đạo đức giả, dân chủ đểu mới nghĩ ra được!

  3. Tác giả có vẻ hằn học những người Việt ủng hộ Trump, nên “đá giò lái” sang những người đó. Đừng chơi trò hèn hạ như vậy!

    Tôi ở VN nên không rõ những gì xảy ra ở Mỹ. Tôi cũng không ủng hộ Trump. Nhưng tôi cho rằng so sánh hoàn cảnh tỵ nạn của người Việt sau 1975 và những người tỵ nạn Hồi giáo và Nam Mỹ là nguỵ biện. Người Việt sau 1975 là tỵ nạn chánh trị. Người Hồi giáo và Nam Mỹ đa phần là tỵ nạn kinh tế. Hãy nhìn sang Úc, Anh, Canada, những kẻ mang danh tỵ nạn chỉ 5 năm là trở thành IS. Nuôi ong tay áo. Đúng là chỉ số ít, nhưng ít cũng đủ để gây tác hại ghê gớm cho thế giới.

    Nếu tôi là tổng thống Mỹ, tôi phải hỏi “tại sao tôi nhận người tỵ nạn kinh tế”? Tại sao tôi phải hứng hết những sai lầm của nước họ trong khi nước tôi còn nhiều người khó khăn? Tại sao các nước Âu châu không chia xẻ gánh nặng mà Mỹ phải lãnh đủ? Úc và Đức còn không nhận, tại sao Mỹ phải nhận?

    Vấn đề là giải quyết cái ngọn hay cái gốc. Nếu Mỹ giúp các nước Nam Mỹ về kinh tế thì làn sóng tỵ nạn chắc sẽ giảm. Nhận hết những người hiện nay sẽ làm nên một làn sóng khác. Điều đó là chắc chắn. Thay vì mở cửa nhận hết, Mỹ có quyền lựa chọn. Chẳng lẽ Mỹ không có lựa chọn à? Đòi hỏi Mỹ phải nhận hết người tỵ bạn kinh tế là vô lý. Không thể trách ông Trump. Ông ấy có thể nói không khéo nhưng ông ấy làm được việc mà người dân ủng hộ ổng là ok rồi.

    Đừng làm dáng đeo mặt nạ đạo đức. Đừng đeo mặt nạ left wing mà lên giọng dạy đời đạo đức. Bọn left wing đã góp phần làm cho mất miền nam và gây nên làn sóng tỵ nạn chánh trị. Bọn đó phải ăn năn hối lỗi, chớ chúng không có tư cách dạy đạo đức.

    • Tôi đồng ý với anh Đinh Tiến Trọng.
      Chúng ta là những hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa. Hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa phải biết cách cư xử đúng mực, dựa trên văn hóa của nền Việt Nam Cộng Hòa để lại.
      Và văn hóa để lại cho chúng ta là: nhập gia tùy tục.
      Những người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại nên nhớ lại các bạn không sống được tại đất nước các bạn. Các bạn chạy sang nước ngoài sinh sống. Các bạn đừng biểu lộ hành động vô ơn bằng cách dùng từ xúc phạm người đã cưu mang mình.
      1. Trước hết, tự do không có miễn phí. Nước Mỹ cũng trãi qua cuộc Nam Bắc nội chiến để có tự do. Các bạn không dám đổ máu để giành tự do nơi đất nước các bạn. Rồi khi đến nước ngoài, các bạn lại tỏ ra rất quyết liệt khi bắt người đã cưu mang bạn phải làm theo ý bạn.
      Việc này là chuyện không đúng. Nó cho thấy bạn hèn với thù (việt cộng) dữ với bạn. Một hình ảnh phản chiếu của hèn với giặc ác với dân. Điều này không phải là văn hóa Việt Nam cộng hòa chúng ta.
      2. Dù nước Mỹ

      • 2. Dù nước Mỹ có ký đạo luật tỵ nạn 1980 đi nữa. Các bạn cũng phải tỏ ra là các bạn hiểu đạo nghĩa. Biết đúng sai.
        Các bạn dẫn gia đình bạn vào nhà người khác. Bạn cũng nên biết dù chủ nhà tốt đến đâu thì ưu tiên số một vẫn là gia đình của họ trước rồi mới đến gia đình khách. Bạn buộc phải hiểu điều này. Nó giúp cho hành xử của bạn đúng mực và có văn hóa.
        Người Mỹ họ đã tìm hiểu và biết khó khăn của bạn nên mới cho bạn nhập cảnh và sống trên đất nước họ. Để đáp lại, bạn có tìm hiểu và biết những khó khăn của tổng thống Trump khi ra các quyết định trên?
        Nếu không, thật buồn khi bạn hành xử như kẻ côn đồ (tên khốn) vô ơn. Đó không phải là văn hóa của hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa.
        3. Đừng để tình trạng tệ thêm bằng cách biến bạn thành thù. Bạn nên tôn trọng luật pháp nước đã cưu mang bạn. Đừng gây thêm khó khăn cho chủ nhà chỉ vì người ta dang rộng tay đón bạn vào nhà. Những lời lẽ cay nghiệt bạn dành cho TT Trump chỉ khiến ông ta nhận ra bạn là kẻ thù
        Tôi là người sống trong nước VN từ nhỏ đến lớn. Bị Việt cộng nhồi sọ đã quen. Bạn sống trong đất nước tự do nơi có thông tin đa chiều. Mà tại sao tôi phải giải thích cho các bạn vậy?
        Tôi xin nhắc lại là không nên khiến tình trạng tồi tệ hơn. Tôi nói hết lời trước khi nhận định bạn là Việt cộng nằm vùng.

  4. Tác giả không nên lôi giáo hoàng Phanxicô vào chính trị như trên vì
    lãnh vực này không dành chổ cho ngài quyết định mà quyết định ở
    trong tay nhà lãnh đạo một quốc gia và quốc hội nước đó.
    Vả lại,lôi ngài vào để làm gì bởi vì lời phê bình của ngài không phải
    là chân lý tuyệt đối để làm lập luận chống Trump.Tôn giáo phải tách
    rời khỏi chính trị và tôn giáo chỉ có vai trò khuyến cáo về mặt đạo
    đức như là một phương cách ĐỐI LẬP với trần tục.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây