Không phải Park Hang seo mà Park Chung hee

FB Lưu Trọng Văn

4-4-2019

Ông Park Chung hee. Ảnh: internet

Ầm ầm dân chúng phản đối việc Trung cộng có thể là nhà bỏ vốn, thiết kế, thi công đại dự án Cao tốc Bắc-Nam.

Bất chấp, ngài Nguyễn Văn Thể theo lệnh của ai đó cùng bộ máy của mình đang âm thầm, thậm chí công khai hướng tới cái đích nhắm: Các ngân hàng và các tập đoàn hùng mạnh của Trung Hoa Cộng sản để thực hiện đại dự án huyết mạch quốc gia này.

Làm đường cao tốc kết nối các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia là yếu tố hàng đầu cho phát triển kinh tế.

Mọi người kể cả thủ tướng Phúc hân hoan trận thắng của bóng đá nước nhà rồi bốc lên: Hãy phát triển đất nước theo tinh thần Park Hang seo.

Nhưng thế nào là tinh thần Park Hang seo? Đem tinh thần ấy vào phát triển quốc gia thế nào? Xin thưa, còn bàn chán chê, còn tranh cãi mệt nghỉ.

Nhưng làm cao tốc và phát triển Hàn Quốc toàn diện thì tấm gương Park Chung hee quá sáng để học.

Xin ngài thủ tướng và ngài bộ trưởng GTVT hãy học ngay tấm gương này để làm đường cao tốc. Tất nhiên tổn hại duy nhất cho các ngài khi học theo đó là không bất cứ quan chức nào được ăn dù một xu tiền của Dân. Còn ai cũng biết nếu để Trung cộng nhúng tay sói vào thì chắc chắn núi tiền sẽ lọt vào túi không ít quan chức các ngài.

Nhưng điều quan trọng hơn nữa là an ninh QG bị nguy cơ và các con đường sẽ đội giá khủng khiếp cùng chờ… lún. Gánh nợ Dân thêm chồng chất.

Các ngài chọn lựa đi!

Sau đây là cách làm đường cao tốc của Park Chung hee.

Người đặt nền móng đầu tiên và thay đổi suy nghĩ của người dân về cao tốc của Hàn Quốc chính là cố Tổng thống Park Chung-hee.

Gyeongpu là tuyến cao tốc Bắc – Nam nối Thủ đô Seoul và thành phố biển Busan, với 4 làn đường. Thời điểm xây dựng cao tốc Seoul – Busan, chỉ một mình ông Park Chung-hee tin rằng, đây là việc cấp bách nếu muốn phát triển kinh tế và chắc chắn khả thi.

Khi đó, đa số người dân Hàn Quốc đều nghĩ ông Park “ảo tưởng” khi muốn xây cao tốc bằng niềm tin và trên tinh thần “cứ làm thôi” trong bối cảnh đất nước không có tiền, công nghệ và chưa có phương pháp xây dựng đường cao tốc.

Ông Park bắt đầu nghĩ đến một đường cao tốc cho Hàn Quốc sau chuyến thăm Tây Đức năm 1964 và chứng kiến đường cao tốc Autobahn. Trở về từ chuyến thăm này, cứ khi nào có thời gian rảnh, ông lại ngồi vẽ lên giấy hệ thống đường bộ. Năm 1967, để chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông cam kết xây dựng một đường cao tốc nối Seoul và Busan.

Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất thời điểm đó là “Tiền đâu?”

Nhưng ông Park không từ bỏ. Thiếu thốn ngân sách, cố Tổng thống kêu gọi các doanh nhân cả nước đóng góp trên tinh thần yêu nước và ông buộc các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi bởi cao tốc này phải rút hầu bao. Còn nhân công và kĩ thuật ông huy động quân đội với tinh thần xây dựng là bảo vệ tổ quốc.

Bộ trưởng Công thương Kim Chung-yum thời điểm đó nhớ lại: “Tổng thống Park chỉ đạo quân đội như thể ông đang trên chiến trường”. Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, ông lại lái chiếc xe jeep Kaiser tới công trường.

Ở thời điểm đến máy trộn xi măng còn chưa có, mọi việc đều phải làm bằng tay, Hàn Quốc đã gặp vô vàn khó khăn, ông Oh Gyo-tak, một trong những người từng làm việc tại công trường xây dựng tuyến đường cao tốc Gyeongbu, kể lại:

Lúc đó máy móc không phát triển như bây giờ nên chúng tôi hầu như phải làm mọi công đoạn bằng tay. Kể cả việc nhào trộn xi măng cũng phải làm thủ công. Nói chung rất là cực. Bây giờ, người ta đâu ai nhào trộn nổi xi măng bằng tay, dù được trả tiền, cũng chẳng ai muốn làm. Không chỉ vậy, thời gian gấp rút nên chúng tôi phải tranh thủ làm việc xuyên đêm. Bây giờ, công nhân chỉ phải làm 8 tiếng một ngày, còn hồi đó chúng tôi phải làm từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn mới được nhận tiền lương theo ngày”.

Sau nhiều vất vả, hy sinh cả máu và nước mắt, ngày 7/7/1970 – một năm trước thời hạn, toàn bộ công việc thi công 428km đường cao tốc Gyeongbu hoàn tất, bao gồm 305 cầu, 12 đường hầm và chính thức được khai thông. Xa lộ Seoul-Busan trở thành công trình công cộng lớn nhất kể từ thời lập quốc 5.000 năm trước.

Chứng kiến “giấc mơ thành hiện thực”, Tổng thống Park xúc động ca ngợi đây là công trình tuyệt vời được hoàn tất trong thời gian ngắn nhất với số tiền ít nhất – 100 triệu won/1km (khoảng 2 tỷ VND)”.

Gã xin mở ngoặc ngay ở đây, nếu Trung cộng cùng nhóm lợi ích VN làm con đường như thế ở nước gã số tiền sẽ là gấp 10 lần.

Vấn đề đặt ra là con đường cao tốc huyết mạch đầu tiên ở HQ được làm ra bởi lòng yêu nước của người dân HQ.

Không lẽ gì lòng yêu nước của dân VN kém dân HQ?

Chắc chắn không!

Vậy thì câu chuyện chỉ còn là lòng yêu nước của các nhà lãnh đạo VN thôi. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta có phẩm chất yêu nước như Park Chung hee thì 10 đường cao tốc Bắc Nam cũng hoàn thành bằng chính sức mạnh của chúng ta không phải luồn cúi chìa tay cầu cạnh bất cứ ai.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Không có lãnh tụ Park Chung hee, không có nước Nam Hàn hùng mạnh kinh tế ngày nay.
    Tôi còn nhớ năm 1968 đóng quân cạnh một đơn vị Nam Hàn, tôi đã chứng kiến tinh thần kỷ luật của quân đội Nam Hàn và lòng yêu nước của họ như thế nào. Có lần tôi mời hai anh sĩ quan trẻ như tôi uống cà phê sữa (lính tôi pha), một anh nói: “Ngon quá, mấy năm rồi mới được uống sữa.” Thấy tôi ngạc nhiên, anh nói tiếp: “Ở xứ tôi, sữa dành cho người bệnh, trẻ con và người già. Chúng tôi uống sữa đậu nành.”
    Tôi đố có ông nào trong BCT đảng CS VN dám tuyên bố như Park Chung hee: Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp tiền của nhà nước dù chỉ một đồng.

  2. Ngài Park Chunghee còn có nhiều việc làm đường cao tốc rất nên học hỏi:
    * Chỉ gọi các tỉnh trưởng có đường cao tốc chạy qua lên họp, cấm họ để lộ thông tin làm đường và giao tiền cho họ mua đất ở những thửa đất quan trọng nhưng phải làm sao để dân không biết là chính phủ sẽ làm đường (tức là, mua ra vẻ ngẫu nhiên, kiểu da báo), cho nên, khi chính thức thông báo làm đường thì những mảnh đất còn lại được giải phóng mặt bằng với giá chuyển nhượng rất rẻ. Vì thế, tuyến đường cao tốc này hoàn thành mà không bị đội vốn.
    * Sau đó, tuyên bố với toàn dân rằng đây là công của nhà nước, vì thế, nếu hộ dân nào bán đất mặt đường thì nhà nước có quyền thu lại khoản chênh lệch giá (so với giá nội đồng), cho nên, từ đó về sau các con đường khác được hình thành với giá phải chăng không quá cao như ở cái xứ mả mẹ nào đó mà mỗi khi có một con đường nào đó hình thành thì nó được mệnh danh nào là “đắt nhất Đông Nam Á”, nào là “đắt nhất hành tinh”….., hình như bọn quan quỷ và bọn văn nô, báo nô của chúng rất khoái dùng cái từ “đắt nhất…..” này thì phải!?

Leave a Reply to Ba Búa Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây