Chính trị và vấn đề tệ nạn trong giáo dục

Dương Quốc Chính

3-4-2019

Mọi người để ý là những vấn đề bạo lực học đường, cô đánh trò, trò đánh nhau, bữa ăn mất vệ sinh… toàn thấy ở trường công. Hồi mới có trường tư và ở 1 số tỉnh lẻ bây giờ, người ta vẫn có quan niệm là HS hư, dốt, mới phải học trường tư. Trường của ông Văn Như Cương ngày xưa vẫn bị mang tiếng như vậy. Nhưng tại sao hiện nay các vấn đề gây xôn xao dư luận vẫn chỉ ở các trường công?

Thường các vụ này khiến các mẹ bỉm sữa là bức xúc nhất, vì các mẹ ở VN vốn sát cánh với con cái trong việc học hành, ăn ở hơn là các ông bố. Hơn nữa, ở cấp phổ thông thì cô giáo vẫn nhiều hơn thầy giáo. Vấn đề giáo dục phổ thông nó gắn liền với các mẹ hơn. Nhưng các mẹ thì vốn dĩ ít quan tâm đến chính trị hơn các bố, trong khi thực tế chính các bố VN cũng đã rất ít quan tâm đến chính trị! Lượng nữ tương tác với các stt của mình may ra được 20-30%. Vậy chính trị nó liên quan gì ở đây? Xin thưa là hết sức liên quan, nếu chịu đào sâu suy nghĩ.

Để trả lời cho thấu đáo câu hỏi kiểu này, tổng quát hóa là sự khác biệt giữa công và tư, thì phải vận dụng kiến thức chính trị.

Đầu tiên là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các HS bán trú. Tiền ăn bán trú là hoàn toàn khác với học phí tiểu học, là do phụ huynh đóng 100%, học phí thì còn do ngân sách. Có nghĩa là về mặt ăn uống, trường tư cũng như trường công, nhà nước không hề bao cấp.

Vậy can cớ gì phụ huynh lại không được toàn quyền quyết định trong việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thức ăn hoặc giám sát về chất lượng bữa ăn? Tại sao ban Giám hiệu, phòng GD, chính quyền cấp quận huyện được cái quyền ban phát và lựa chọn nhà thầu? Tại sao lại của người phúc ta như vậy?

Với kiến thức chính trị và kinh tế sơ đẳng, bạn cũng hiểu là khi người ta có quyền ban phát ơn huệ, lựa chọn nhà thầu trong khi lại không trực tiếp thụ hưởng cũng như không hề bỏ tiền ra mua dịch vụ, thì đương nhiên người ta sẽ ăn bớt và vô trách nhiệm với dịch vụ đó. Vậy tại sao chuyện đó vẫn ngang nhiên tồn tại?

Lẽ ra việc lựa chọn nhà thầu phải do Ban Phụ huynh HS quyết định, dẹp nhà trường ra 1 bên, hoặc trường chỉ được tham gia với tư cách phụ. Quy định này lẽ ra phải do Bộ GD ban hành trên toàn quốc. Thế mà nhiều người vẫn cho là Bộ GD không liên quan ở đây!

Còn chuyện cô bắt nạt trò và trò bắt nạt nhau thì mình cũng đã phân tích nhiều lần rồi. Đó là vì kiểu giáo dục XHCN lấy cô làm trọng tâm, nên cô mới bắt nạt trò, muốn dùng áp lực ép trò phải theo ý mình mà không cần thuyết phục. Việc trò bắt nạt nhau kéo dài cũng là do thầy cô vô trách nhiệm.

Ở trường tư, phụ huynh là ông bà chủ của ban giám hiệu. Thầy cô phải chiều HS như chiều vong. Lôi thôi là phụ huynh phàn nàn với hiệu trưởng là thầy cô mất việc như chơi.

Khi người ta phải đối diện với nguy cơ mất việc thì người ta sẽ có trách nhiệm hơn với công việc và tất nhiên là cô giáo không dám bắt nạt HS. Cô giáo trường công mà mở lớp dạy thêm xem, cô sẽ tự biến mình từ phù thủy sang nàng tiên hiền từ, nếu cô không ép được HS học thêm.

Thầy cô trường công đa phần phải bỏ tiền ra chạy chỗ nên việc dạy giỏi hay dốt, trách nhiệm hay không, nó không liên quan lắm đến việc lên chức, lên lương, mà phụ thuộc quan hệ nhiều hơn. Chỉ cần đừng để lộ ra những vấn đề tế nhị như những vụ kể trên. Vì thế đa số thầy cô sẽ có cách xử lý giống nhau với các vụ việc đó, là che giấu và xử lý nội bộ, tránh để rùm beng, vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp.

Tóm lại, nguyên nhân sâu xa của những vụ việc kể trên đều bắt nguồn từ thể chế chính trị cả. Các mẹ đã thấy chưa, hay vẫn cho là mình phức tạp hóa vấn đề, cố tình nói xấu chế độ? Nếu không xử lý được cái gốc nêu trên thì chỉ là bắt cóc bỏ đĩa mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

Leave a Reply to Nelson Mandela Nói Về Giáo Dục Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây