Tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

2-4-2019

Xét rằng vào trung tuần tháng ba năm 2019, chính quyền thành phố Tam Sa bất hợp pháp của nhà cầm quyền Bắc Kinh, Trung Quốc dựng lên để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands) thuộc sở hữu hợp pháp của Việt Nam ra thông báo xây dựng “căn cứ hậu cần và dịch vụ chiến lược quan trọng quốc gia” tại ba đảo Phú Lâm (Woody Island), Duy Mộng (Drummond) và Cây (Tree) thuộc Hoàng Sa, cũng như đã xây dựng nhiều công trình trái phép khác tại hai quần đảo này;

Xét rằng trong suốt một thời gian dài, lực lượng chấp pháp trên Biển Đông của Trung Quốc liên tục có hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam, quấy nhiễu, phá hoại, giết hại đối với ngư dân Việt Nam hành nghề trên ngư trường truyền thống từ bao đời nay, gây thiệt hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải cũng như về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân Việt Nam mà chưa từng bị chế tài;

Xét rằng Việt Nam có chủ quyền bất khả xâm phạm đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả về phương diện pháp lý (de jure) lẫn phương diện thực tế (de facto) theo Công pháp quốc tế. Đồng thời, chủ quyền Việt Nam đã được ghi nhận rõ ràng trong nhiều tài liệu và chứng cứ lịch sử của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc và quốc tế;

Xét rằng các thỏa thuận song phương giữa chính quyền Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển đông chưa bao giờ được phía Trung Quốc tôn trọng;

Xét rằng việc cần thiết khởi kiện chính quyền Trung Quốc thông qua tài phán quốc tế để yêu cầu công lý cho Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là giải pháp căn cơ, văn minh và phù hợp với thông lệ quốc tế;

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các Tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây dành quyền tuyên bố về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như sau:

TUYÊN BỐ

Thứ nhất, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã, đang và sẽ mãi mãi là lãnh thổ không tách rời và bất khả xâm phạm của Việt Nam cả về phương diện pháp lý (de jure) lẫn phương diện thực tế (de facto).

Thứ hai, mọi công trình (dân sự, quân sự, hoặc bất kỳ) do chính quyền Trung Quốc xây dựng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự ưng thuận của chính quyền Việt Nam đều là bất hợp pháp, là sự phủ nhận lịch sử, bất chấp công lý và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Theo đó, chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam

Tiến hành khẩn cấp thủ tục khởi kiện chính quyền Trung Quốc đến cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu công lý cho Việt Nam về lãnh thổ, lãnh hải tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông theo Công pháp Quốc tế.

Làm tại Sài Gòn, ngày 31 tháng 03 năm 2019

Các tổ chức và cá nhân ký tên hưởng ứng Tuyên bố trên, xin gửi họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hoặc nơi làm việc về địa chỉ điện tử: hoangtruongsa2019@gmail. com để Ban biên tập cập nhật danh sách công bố trên báo chí và có thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Quốc tế.

BBT xin cám ơn!

DANH SÁCH KÝ TÊN

Tổ chức:

  1. CLB Lê Hiếu Đằng, đại diện: Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
  2. Nhóm Vì môi trường, đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn
  3. Hội Bầu bí tương thân, đại diện Nguyễn Lê Hùng
  4. Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng, đại diện: Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn
  5. Nghiệp đoàn Sinh viên Việt Nam, đại diện: Trịnh Thị Ngọc Kim, sinh viên VN
  6. Nghiệp đoàn Giáo chức Việt Nam, đại diện: Lê Trọng Hùng (Trung Dân Việt Thương), nhà giáo, Hà Nội

Cá nhân:

  1. Võ Văn Thôn, nguyên GD sở tư pháp TPHCM, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  2. Đào Công Tiến, PGS. TS, nguyên Hiệu trưởng ĐHKT TPHCM, thành viên CLB LHĐ
  3. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo, Sài Gòn
  4. Hồ Ngọc Nhuận, hưu trí, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  5. Kha Lương Ngãi, nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  6. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  7. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
  8. Lê Phú Khải, nhà văn- nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  9. Võ Văn Tạo, nhà báo, TP Nha Trang
  10. Trần Bang, kỹ sư, thành viên (TV) CLB LHĐ, Sài Gòn
  11. Lại Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  12. Nguyễn Thu Giang, nguyên phó GĐ sở tư pháp TPHCM
  13. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  14. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Lâm Đồng
  15. Trần Minh Thảo, viết văn (CLB Phan Tây Hồ), Bảo lộc, Lâm Đồng
  16. Trần Thế Viêt, nguyên Bí thu Thành ủy Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng
  17. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
  18. Nguyễn Xuân Diện, tiến sĩ, Hà Nội
  19. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt, Lâm Đồng
  20. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ TPHCM
  21. Đặng Đình Mạnh, luật sư, Sài Gòn
  22. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ Sở CN TPHCM
  23. Lê Thăng Long, nghiên cứu và Tư vấn Độc lập về Quản trị Chiến lược, Q1, SG
  24. Trần Rạng, nhà giáo, Sài Gòn
  25. Phan Xuân Ngọc, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Hàng Hải nghỉ hưu, TP Nha Trang
  26. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
  27. Đinh Trường Hinh, TS Kinh Tế, Chủ Tịch CTy EGAT, Great Falls, Virginia Hoa Kỳ
  28. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
  29. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, NKKN, P. 8, Q. 3, TP HCM
  30. André Menras, Hồ Cương Quyết, nhà giáo Việt- Pháp
  31. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
  32. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu TT Minh triết, Hà Nội
  33. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, sống tại Sài Gòn
  34. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nhà văn độc lập, CLB Phan Tây Hồ-Đà Lạt
  35. Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, Q. 5, Sài Gòn
  36. Nguyễn Công Hệ, Thuyền trưởng, Q. Bình Thạnh, TPHCM
  37. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH, Hà Nội
  38. Trần Đĩnh, nhà báo- nhà văn, Sài Gòn
  39. Lưu Viết Hùng, CCB Thành cổ Quảng Trị, Bình Dương
  40. Trần Đức Tuấn, công nhân về hưu, Bình Dương
  41. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập- đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  42. Nguyễn Phi Tâm, kinh doanh du lịch, Nha Trang
  43. Phạm Hải, cử nhân, Nha Trang
  44. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Cam Lâm, Khánh Hoà
  45. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  46. Trần Minh Quốc, nhà giáo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  47. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn
  48. Ngô Kim Hoa, nhà báo Sương Quỳnh, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  49. Nhà thơ Lê Hoài Nguyên Hà Nội
  50. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
  51. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt, Lâm Đồng
  52. Nguyễn Hải Sơn, công nhân, CHLB Đức
  53. Huỳnh Công Thuận, Blogger, Sài Gòn
  54. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  55. Trương Hải Long, kiến trúc sư, Nha Trang
  56. Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Nha Trang
  57. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris
  58. Tôn Phi, sinh viên trường ĐH KHXH và nhân văn, TPHCM
  59. Nguyễn Sỹ Phương, TS, CHLB Đức
  60. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  61. Ngụy Hữu Tâm, Hà Nội
  62. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
  63. Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
  64. Nguyễn Đình Thục, linh mục Giáo phận Vinh, Chánh xứ GX Song Ngọc, Nghệ An
  65. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, Sài Gòn
  66. Trần Văn Thủy, Đạo diễn phim, Hà Nội
  67. Nguyễn Đông Yên, GS nghiên cứu và giảng dạy Toán học, Hà Nội
  68. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
  69. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
  70. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
  71. Nguyễn Văn Hùng, hưu trí, Q. 10, TPHCM
  72. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội
  73. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn.
  74. Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn Nam Dao, GSTS Kinh Tế, Québec, Canada
  75. Tống văn Công, nhà báo-nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, hiện ở California, Hoa Kỳ
  76. Nguyễn Thế Hùng, GS. TS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam
  77. Ngô Thị Thứ, nhà giáo về hưu, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
  78. Nguyễn Duy Tân, linh mục Giáo phận Xuân Lộc, Chánh xứ GX Thọ Hòa, Đồng Nai
  79. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội
  80. Nguyễn Thúy Hạnh, nhà hoạt động xã hội, Hà Nội
  81. Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội
  82. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
  83. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn- nhà báo, Sài Gòn
  84. Julia Thủy Nguyễn, California Hoa Kỳ
  85. Phuong Ngo, nhân viên văn phòng, Hamburg, Germany
  86. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  87. Cao Lập, hưu trí, định cư California, Hoa Kỳ
  88. Nguyễn Thế Hùng, TS, Viện Vật lý, Hà Nội
  89. Nguyến Gia Hảo, chuyên gia Tư vấn độc lập, Hà Nội
  90. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, ĐH Thăng Long, Hà Nội
  91. Đào Tiến Thi, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  92. Bửu Nam, PGS-TS Ngữ Văn, Huế
  93. Vũ Thanh, CCB thành phố Tuyên Quang
  94. Lê Xuân Hòa – Kỹ sư Dầu Khí (hưu trí), TP Vũng Tàu
  95. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, TP Vũng Tàu, BR-VT
  96. Bùi Phan Đoàn Huy, hưu trí, Sài Gòn
  97. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
  98. Lê Thành Công, nguyên Cán bộ Ban Tuyên huấn Tỉnh Lâm Đồng
  99. Lê Bảo Nhi, nhà báo (NVMT), Sài Gòn
  100. Trần Vân Thanh, cử nhân kinh tế nghỉ hưu, Triệu Phong, Quảng Trị
Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. HỌC GIẢ Bùi Chí Vinh.

    Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !

    Nguồn Mạng.

  2. Xét rằng… xét rằng… là kiểu văn Luật Khoa du nhập từ bên Tây
    Tinh thần chủ yếu của những người đầu têu (100) là đòi ĐCS VN phải kiện TQ ra tòa án quốc tế
    Nguyên văn:
    Theo đó, chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam Tiến hành khẩn cấp thủ tục khởi kiện chính quyền Trung Quốc đến cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu công lý cho Việt Nam về lãnh thổ, lãnh hải tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông theo Công pháp Quốc tế.

    Đây là yêu cầu được nhiều người tân thành. Nếu họ ký tên (dám ký) thì danh sách sẽ rất dài.
    Đợi xem sao

  3. Thiệt tình, tôi không nhớ các bác này đã ra bao nhiêu tuyên bố, viết bao nhiêu tuyên ngôn, dâng trình bao nhiêu kiến nghị. Không nói ra thì ai cũng biết những tuyên bố, tuyên ngôn, kiến thị đó đều rơi vào khoảng không. Cộng sản VN không thèm lưu ý. Cộng sản Tàu càng không lưu tâm. Các bác gọi “Chính quyền Việt Nam” tức là các bác công nhận họ có chánh nghĩa. Có thể đó là suy nghĩ THẬT của các bác vì đa số các bác thời trai trẻ đã từng nhiệt tình giúp cho cộng sản đánh chiếm miền Nam / VNCH. Các bác có lòng, điều đó không ai cãi. Nhưng các bác nên xem lại cách làm của các bác có hiệu quả không? Theo tôi thấy là không. Chính các bác cũng biết là không có tác động. Vậy thì các bác làm như vậy để làm gì?

    Các bác là những nhà đại học giả. Nào là các nhà nghiên cứu, giáo sư từ Việt Nam, giáo sư danh dự từ Bỉ, phó giáo sư của Việt Nam, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà giáo … có đủ hết. Tại sao các bác không soạn một cuốn sách bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật để công bố cho thế giới biết chủ quyền của Việt Nam. Tại sao các bác không viết những bài bình luận cho các tờ như New York Times, Times, Washington Post, Bangkok Post, South China Morning Post, Straits Times … Những cuốn sách như vậy, những bài báo như thế có tác động nhiều hơn vì sẽ được dự luận quốc tế đọc và lưu ý.

    Nói lại để khỏi hiểu lầm. Việc làm của các bác thể hiện tấm lòng yêu nước. Nhưng những bản tuyên bố, tuyên ngôn và kiến nghị của các các có vẻ như là những lời nói “chúng tôi còn hiện hữu đây” chớ không nhắm đến một tác động nào cụ thể. Thiết nghĩ các bác nên nói cho cộng đồng thế giới biết rằng “Người Việt Nam chúng tôi không bỏ Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng tôi không công nhận chế độ cộng sản”. Nếu có thực lòng, xin các bác lên tiếng thì chắc chắn sẽ có nhiều người trẻ như chúng tôi ủng hộ.

  4. Hết hồn – Tưởng đảng và “nhà nước ta” mới ăn….. mật gấu!

    Đọc một loạt những “xét rằng”, mình cứ tưởng đó là “công hàm” của chính phủ nước CHXHCNVN gởi cho phía Trung cộng; Té ra là ếu phải, mà là dạng “kiến nghị” của các “nhân sĩ, chí thức” gởi lên “nhà nước ta” để yêu câu “kiện” TQ ra tòa.

Leave a Reply to Do Van Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây