Việt Nam Sao Không Thể Phát Triển Công Nghiệp?

Nguyễn Quang Duy

28-3-2019

Viễn ảnh Việt Nam trở thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ và sáng tạo thường được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ca ngợi, nhưng ước mơ công nghệ hóa đất nước của những người cộng sản càng ngày càng xa rời thực tế.

Thực tế Việt Nam vẫn là một nước với nền kinh tế tiểu thương, tiểu nông, ngày càng lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia và vào nhập cảng hàng hóa tiêu dùng từ nước ngoài.

Doanh nhân Việt Nam chịu nhiều bất công từ chính sách, luật pháp đến môi trường kinh doanh nên không thể phát triển, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, 96% các doanh nghiệp đều nhỏ hay rất nhỏ chỉ được xem là tiểu thương hay tiểu doanh nhân.

Kinh tế hộ gia đình bao gồm tiểu thương, tiểu thủ công nghệ, buôn bán bán bưng và tiểu nông vẫn chiếm tới 32% GDP.

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Khu vực kinh tế quốc doanh theo thống kê vẫn chiếm 27% GDP, trên thực tế tỷ lệ có thể lớn hơn rất nhiều vì định nghĩa DNNN chưa được rõ ràng.

Các BOT bẩn có vốn đầu tư từ các ngân hàng nhà nước lên đến 90% như thế có thuộc DNNN không?

Các doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước vẫn giữ cổ phần như thế có thuộc DNNN không?

Đã có 3 ngân hàng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng, như vậy các ngân hàng cổ phần khác có thuộc DNNN không?

Các doanh nghiệp làm sân sau cho các nhóm lợi ích có thuộc DNNN không?

Trên chỉ là vài thí dụ, theo chủ trương của đảng Cộng sản kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo, DNNN vẫn được nhà nước tiếp tục nuôi dưỡng mặc dầu tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí của công, thiếu hiệu quả tràn lan trong khu vực này.

Trong khi đó muốn có một môi trường kinh doanh công bằng cho việc phát triển đất nước, Hà Nội phải chấm dứt can thiệp vào hoạt động của DNNN, chấm dứt mọi trợ cấp, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay, xóa nợ, ưu đãi nguồn lực đất và tài nguyên.

Hà Nội phải để các DNNN tuân thủ nguyên tắc thị trường không được bù lỗ, không giảm trừ thuế và DNNN phải bình đẳng cạnh tranh kinh doanh với khu vực tư nhân.

Những hiệp định thương mãi quốc tế buộc Hà Nội phải tiếp tục cổ phần hóa các DNNN cũng như mở cửa khu vực dịch vụ công cộng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác.

Trong việc cổ phần hóa các DNNN cần được “xã hội hóa” bằng cách bán cổ phần cho dân chúng, từ trẻ đến già mỗi người một ít, như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn làm, thay vì bán cho người nước ngoài. Trường hợp công ty bia Sài Gòn Sabeco bán tới 53,59% cổ phần cho tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi.

Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài (DNVĐTNN)

Trên 30 năm nay, Hà Nội theo đuổi chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phục vụ xuất cảng.

Các DNVĐTNN và các tập đoàn đa quốc gia được ưu đãi mọi mặt, từ thủ tục hành chánh, thuê mướn đất đai, thuê mướn nhân công, miễn giảm thuế má, trợ giúp xuất nhập cảng, trợ giúp vay thêm vốn, cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương, cho đến các chính sách vĩ mô về hối đoái, tiền tệ hay ký kết các Hiệp Định Thương Mãi Quốc Tế để mở rộng xuất cảng.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm trên 20% GDP, trong khi khu vực doanh nghiệp tư nhân chưa được 10% và khoảng cách chênh lệch ngày một gia tăng.

Trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp các DNVĐTNN bình quân chỉ 10%, thì doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trung bình đóng 20%. Nghịch lý đã xảy ra khu vực DNVĐTNN to gấp đôi nhưng giao nộp ngân sách chỉ bằng nửa (51%) khu vực tư nhân.

Các công ty đa quốc gia như Samsung năm 2018 lợi nhuận lên tới 5 tỷ Mỹ Kim trong khi thuế đóng góp cho ngân sách chỉ chừng trên 300 triệu Mỹ Kim.

Theo Kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam Tiến sỹ Sebastian Eckardt việc cắt giảm thuế thu nhập từ doanh nghiệp và các ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một nguyên nhân gây ra việc thu ngân sách từ mức gần 30% GDP trong nhiều năm đã hạ xuống khoảng 26-28% trong giai đoạn 2006-2009 và có xu hướng giảm đi vào giai đoạn 2015-2018 trung bình chỉ còn khoảng hơn 23% GDP.

Chiến lược ưu đãi DNCVĐTNN chỉ thu hút được các doanh nghiệp khai thác lợi nhuận trước mắt. Samsung đã từng rút khỏi Nam Hàn, rời sang Trung Quốc rồi vào Việt Nam, khi tình hình chính trị Bắc Hàn cho phép Samsung sẽ lại tiếp tục dời đi.

Trong khi các DNVĐTNN được luật pháp quốc tế bảo vệ còn DNTN phải dựa vào luật pháp Việt Nam, mà luật pháp Việt Nam thì thật khác với thế giới.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết chính sách và pháp luật dù có cải thiện nhưng vẫn chưa khắc phục được “8 không” là không rõ ràng, không cụ thể, không minh bạch, không hợp lý, không ổn định, không tiên liệu trước, không hiệu quả và không hiệu lực.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vì thế khó có thể cạnh tranh một cách hiệu quả ngay tại Việt Nam thì nói gì đến việc vươn ra biển cạnh tranh ở xứ người.

Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Âu châu cấp các Visa đầu tư cho những doanh nhân với số vốn nhỏ chỉ chừng 1 triệu Mỹ kim nhằm thu hút các doanh nhân đến định cư tại các quốc gia này.

Các doanh nhân này vừa mang tiền đến đầu tư, vừa mang kinh nghiệm làm ăn buôn bán, vừa thực hiện ước muốn được định cư trên 1 xứ sở họ được đối xử công bằng.

Sau làn sóng tỵ nạn chính trị là làn sóng người Việt liên tục bỏ nước ra đi, tại Việt Nam họ bị đối xử bất công về mọi mặt, họ phải tìm đến một chân trời mới, nơi đất lành chim đậu.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Việt Nam hiện có trên 600 ngàn doanh nghiệp, với 500 ngàn DNTN, nhưng có tới hơn 96% là DN nhỏ và rất nhỏ, 2% DN quy mô vừa và 2% DN lớn.

Mặc dù không tới 10% GDP, DNTN lại tạo công ăn việc làm cho hằng chục triệu người lao động, mỗi năm tạo thêm vài trăm ngàn công việc làm mới. Đồng tiền đầu tư vào DNTN luôn tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các khu vực khác.

Nhưng có tới 48% DNTN bị thua lỗ, chỉ riêng năm 2018, con số DNTN không đủ vốn, không đủ sức cạnh tranh phải ngừng kinh doanh đã lên đến 90.000.

Nghịch lý là tỷ lệ đóng góp vào thuế của các DNTN chiếm đến hơn 41% vẫn cao hơn tỷ lệ đóng góp của các khu vực khác.

Chưa kể các DNTN còn phải đóng phí cho cửa quyền cho tham nhũng để được yên ổn làm ăn.

Một môi trường kinh doanh như thế các DNTN không thể tự đề ra những chính sách và chiến lược để có thể cạnh tranh và phát triển. Rất ít các DNTN đủ lớn để có khả năng hướng tới đầu tư sản xuất hàng công nghiệp.

Bước sâu vào sân chơi quốc tế Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nếu Hà Nội không đưa ra các chính sách thích hợp thì các DNTN khó có thể sống còn.

Bởi thế thay vì đầu tư trong nước, nhiều doanh nhân đã bán lại doanh nghiệp trong nước, dùng tiền vốn đầu tư và định cư nước ngoài như đã nói phần trên.

Nhiều gia đình cũng sẵn sàng chi trả hàng trăm nghìn Mỹ Kim cho con em đi du học và khi tốt nghiệp con em họ định cư ở nước ngoài, rồi cả gia đình bán doanh nghiệp di dân.

Hiện tượng tìm cơ hội tốt hơn nơi xứ người đang càng ngày càng trở nên rầm rộ nhưng vẫn chưa được Hà Nội đánh giá đúng mức để điều chỉnh “chiến lược” dựa trên tư bản nước ngoài.

Hộ Gia Đình

Cũng cần nói qua về kinh tế hộ gia đình một hình thức kinh doanh còn chiếm trên 32% GDP, gồm những tiểu thương, tiểu thủ công nghệ, buôn gánh bán bưng, các tiểu nông.

Nhiều hộ kinh doanh tránh thành lập doanh nghiệp tư nhân vì quá nhiều rào cản lại không mang lại lợi ích trong việc phát triển kinh doanh. Nhiều hộ kinh doanh phải hoạt động trong nền kinh tế “ngầm” tránh việc quản lý của công quyền.

Gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, rà soát lại quy mô GDP và phải “đưa kinh tế ngầm vào GDP”, nhiều người cho rằng nhằm mục đích thu thuế.

Tại sao các hộ gia đình trốn hay tránh bị đóng thuế? Và nếu biết rõ nền kinh tế “ngầm” liệu Hà Nội có thể thu được thêm thuế không? là những câu hỏi khá thích thú hẹn bạn đọc dịp khác sẽ bình luận.

Thay đổi thể chế

Phát triển quốc gia lẽ ra phải dựa vào nội lực đất nước, phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân thì Hà Nội lại chạy theo chiến lược dựa vào tư bản nước ngoài.

Chiến lược sai lầm kết quả là doanh nghiệp tư nhân ngừng phát triển, đất nước và xã hội bị kéo theo trở thành chậm phát triển, bởi thế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế dựa trên tiểu thương và tiểu nông.

Muốn phát triển điều kiện cần là Hà Nội phải thay đổi chiến lược, chính sách và luật pháp sao cho phù hợp, rõ ràng, minh bạch, cụ thể, hợp lý, tạo ổn định, để mọi doanh nghiệp được cạnh tranh một cách bình đẳng.

Điều kiện đủ là Việt Nam phải có tự do kinh doanh, quyền tư hữu tài sản và đất đai phải được Chính Phủ bảo đảm và tầng lớp doanh nhân phải có quyền tự do chọn người đại diện trong Quốc Hội và Chính Phủ để bảo vệ quyền lợi cho chính họ.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Với cái tinh thần “uống rượu làm thơ”,rồi những kinh nghiệm của trồng trọt chăn nuôi, làm hàng mã,giỏi toán ….thì mới dám nghĩ đến một ngày nào đó Vn trở thành một nước công nghiệp.. Công nghệ không đơn giản như vậy, chỉ có những người “điếc không sợ súng “mới dám qua châu âu nói về 4.0

  2. Bài viết của tác giả nhận xét rất đúng lý do ì ạch của cỗ xe Công nghiệp VN XHCN. Cuốc hội nên lưu tâm bài này và chính phủ nên thôi thổi ống viễn ảnh tương lai mà nhìn xuống chân giùm một cái.
    Cám ơn tác giả.
    Những con khỉ trong rừng khi nó “làm kinh tế” thì nó chỉ bắt chước. Đòi hỏi nó quá khả năng bắt chước, cũng …hơi ngặt!
    Nó thấy đầu tư nước ngoài tức là Tiền đổ vào xây dựng này nọ, thuê nhân công tạo việc làm…là đã vỗ bụng yên tâm, ta đi đúng hướng XHCH rồi đấy! Nhưng vì bản chất tham lam dốt đặc và thích đi tắt, nó đang nô lệ mà nó không hay, miễn có dollars dằn túi cho êm là được!
    Anh doanh nghiệp tư nhân chửi thề rầm trời vì bị TRÓI. Đóng trăm thứ thuế vắt kiệt trong khi anh doanh nghiệp nhà nước tà tà ăn hại mà vẫn được “ưu tiên”. Cứ đi hỏi một hộ kinh doanh tiểu thương- tiểu nông bị vắt bao nhiêu thứ thuế cho chính quyền là rõ…không chửi mới là điên.

    Đảng chó nó không có khả năng XÂY và GIỮ một cái gì cả- trừ quyền lực chính nó.
    Hãy nhìn xuống chân của khu vực kinh tế tư nhân- khu vực nộp ngân sách nhiều nhất- để thấy những dây xích trói người này chằn người kia, và nghe chú phỉnh mơ về kinh tế “cất cánh”. Mỉa mai nhỉ…Cất thế méo nào được?

    Ấy vậy mà nó vẫn cai trị, đưa hết chủ trương này đến nghị quyết nọ…mà tay nó không rời sợi đây thừng. Thay vì làm dân mạnh thì nó vắt kiệt. Thay vì tạo nội lực thì nó bắt dân nô lệ.

    Tám không: Không minh bạch Không rõ ràng Không cụ thể Không hợp lý Không ổn định Không tiên liệu Không hiệu quả Không hiệu lực – là chính xác khủng khiếp đến 200%. Mô tả cái trí tuệ đảng chó.

    …Chỉ có khỉ mới có tám tố chất này thôi, các bạn ạ !!

  3. * Kể từ “tuần lễ vàng”, các quan chức đã hằn sâu một phương pháp kiếm tiền để thỏa mãn các nhu cầu cần chi tiêu: mói tiền từ túi tiền của dân hoặc in tiền búa xua. Chính vì thế, cái lớn thì không thể làm, còn cái nhỏ (lợi nhuận thấp) thì không thèm làm sẽ dẫn đến việc chẳng làm được cái gì ra hồn, vậy thôi. Hệ… hệ…, tịt pẹ túng pay hí!?

Leave a Reply to Batos Klassen Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây