Xử phúc thẩm người được Liên Hợp Quốc kêu gọi trả tự do

FB Phạm Lê Vương Các

18-3-2019

Sáng nay 18/3, Toà án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử 5 bị cáo phạm tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 10/2018, những người này bị buộc tội thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, nhằm mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, phạm vào điều 79 Bộ luật Hình sự VN năm 1999.

Theo đó, ông Lưu Văn Vịnh được xác định là người khởi xướng bị kết án 15 năm tù giam. Các đồng phạm Nguyễn Quốc Hoàn bị tuyên 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm, Từ Công Nghĩa 10 năm, và nhà sư Phan Trung 8 năm tù.

Một trong hai người bào chữa cho các bị cáo tại phiên sơ thẩm, luật sư Đặng Đình Mạnh cho VOA biết, các bị cáo đều phủ nhận cáo buộc và khẳng định mình vô tội.

Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết trong một tuyên bố ra đời trên mạng xã hội vào tháng 6/2018, tự giới thiệu là một tổ chức chính trị thúc đẩy nền dân chủ đa đảng và giành lại quyền tự quyết cho người dân tại Việt Nam.

Các vụ bắt giam và kết án cho các trường hợp này thường gây ra sự chú ý cho các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Hồi tháng 8/2018, Nhóm Công tác của Liên Hợp Quốc về Giam giữ Tùy tiện đã thông qua ý kiến kết luận, việc bắt giam ông Lưu Văn Vịnh – người khởi xướng Liên minh là một trường hợp tước đoạt tự do tùy tiện, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Vịnh.

Sau khi trao đổi thông tin với phía chính phủ Việt Nam, Nhóm Công tác của LHQ đã chỉ ra rằng, chính phủ đã không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào về việc ông Vịnh có các hành động bạo lực. Trong trường hợp không có hành động bạo lực, cáo buộc theo điều 79 được coi là không phù hợp với Tuyên ngôn và Công ước nhân quyền.

Nhóm Công tác LHQ nhắc kết luận tương tự trong báo cáo của mình sau chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/1994, lưu ý rằng các quy định về tội “xâm phạm an ninh quốc gia” của Việt Nam là rất mơ hồ và thiếu chính xác, vì không phân biệt giữa hành vi bạo lực có khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia và hành vi thực hiện các quyền tự do cơ bản được ghi nhận theo luật nhân quyền quốc tế.

“Quy định an ninh quốc gia của Việt Nam rộng đến nỗi nó có thể dẫn đến hình phạt được áp dụng đối với các cá nhân chỉ đơn thuần đang thực hiện các quyền của họ một cách ôn hòa”, Nhóm Công tác LHQ về Giam giữ Tùy tiện nêu ý kiến.

Qua đó, Nhóm Công tác LHQ nhận định, “bằng cách thành lập một liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh chỉ đang thực thi quyền tự do biểu đạt và lập hội ôn hòa theo điều 19 và 22 của Công ước ICCPR và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”.

Nhóm Công tác LHQ cũng lưu ý với phía chính phủ Việt Nam rằng, quyền tự do biểu đạt, bao gồm cả những ý kiến ​​phê phán hoặc không phù hợp với chính sách của chính phủ, đều được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế.

_____

Xem ý kiến kết luận về trường hợp bắt giam ông Lưu Văn Vịnh của của Nhóm Công tác LHQ về Giam giữ Tùy tiện: https://documents-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G18/135/43/PDF/G1813543.pdf

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Ngày xưa, nghe nói Phạm Lê Vương Các xuýt chút nữa không được tốt nghiệp vì điểm quá thấp . Bài này có thể là 1 bằng chứng về kết quả học tập của Phạm Lê Vương Các . Tớ muốn khuyên Phạm Lê Vương Các 1 lời chân tình; trí thức kém không phải là 1 cái tội, vì mình có thể trau giồi kiến thức . Nhưng lười biếng trau giồi kiến thức trong lúc kêu gọi mọi người tôn trọng luật pháp nước ta … Nhiệt tình + Dốt nát có thể không biết là gì, nhưng trí thức dốt nát + mồm loa mép giải kêu gọi này nọ = … Phạm Lê Vương Các có khiếu làm lãnh đạo .

    Tớ chỉ mong Phạm Lê Vương Các cần trau giồi kiến thức về luật pháp nước nhà nhiều hơn nữa, chắt lọc kiến thức của mình để nhìn thấy cái hay, cái đẹp của luật pháp nước nhà . Chỉ sau khi nhận thức đầy đủ về cái hay, cái đẹp của luật pháp nước nhà, những lời kêu gọi tôn trọng luật pháp & nền công lý nước nhà của mình mới có sức nặng & giá trị của anh hề nước nhà thui .

    Riêng trong bài này, Phạm Lê Vương Các đã tỏ ra rất phiến diện & không khách quan theo quan niệm của triết gia Hạ Đình Nguyên . Tuy không nêu ra chính kiến của mình, nhưng qua cách (chỉ) trình bày những kết luận của các tổ chức tư bẩn, vốn đã không khách quan, thậm chí khinh thường dẫn đến vi phạm luật pháp nước nhà, có hành vi dấu diếm chứng cớ (omission of evidence), xuyên tạc luật pháp & công lý (perversion of law & justice) … Đáng lẽ ra, Phạm Lê Vương Các cần lên án những chứng cớ hiển nhiên về quan điểm thiếu khách quan & thiện chí của các tổ chức phản động nước ngoài, bằng cách đưa ra quan điểm phản biện được hỗ trợ bởi những chứng cớ khách quan, đàng này lại có vẻ cổ vũ cho những tư tưởng hoàn toàn đi ngược lại những tiêu chỉ mình đã theo đuổi từ lâu nay .

    Thật ra thì tớ rất thông cảm . Phạm Lê Vương Các tuy có đối tượng sẵn sàng đón nhận, nhưng có thể 1 phần vì các trí thức đáng kính xét nét, 1 phần vì công an -xuất phát từ nhân dân, theo Mai Quốc Ấn- ngó ngàng nên anh chàng vừa đ … vừa run . Tội nghiệp! Nên tớ đành bổ xung .

    Đây là những thứ PLVC cần chỉ ra

    “không phân biệt giữa hành vi bạo lực có khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia và hành vi thực hiện các quyền tự do cơ bản được ghi nhận theo luật nhân quyền quốc tế” (a)

    Tác giả Minh Hải của VNTB có bài tường thuật rõ hơn “Ông Lưu Văn Vịnh: Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân (b)

    … Hòa trong lời tuyên án là những tiếng thét không dứt của các bị cáo “Đả đảo phiên tòa” “Đả đảo cộng sản” …” (c)

    (a) Thật ra kết hợp với (b) & nhất là (c) với những tiếng hô “Đả đảo”, ta có thể xem đây là self-evidence về ý định nhằm “lật đổ chính quyền”. Điều này không những vi phạm luật pháp của chính phủ, nó cũng vi phạm nghiêm trọng quan điểm bất di bất dịch của giới đấu tranh tránh thất thu thuế nhà nước là “không chống đối, không đòi lật đổ”.

    Riêng (c) chỉ rõ tư tưởng cực đoan, vượt quá các phương thức “phản biện ôn hòa” giới đấu tranh nước ta hay dùng, do Đại tướng Lê Đức Anh “kiến tạo”. Nếu ngôn ngữ phản ảnh tư duy, & hành động là actualization của tư duy, những người như Phạm Lê Vương Các cũng cần lên án những biểu hiện & ngôn ngữ cực đoan cổ vũ bạo lực kiểu “Đả đảo”, không chỉ lên án những actualization của tư duy “bạo lực”. Như thế mới là trí thức tương lai của dân tộc, mặc dù điểm yếu kém nên vẫn ở nhà bám váy bu . Đàng này lại rất mơ hồ trong nhận định thế lày thì còn gì mà nói nữa chớ .

    Tớ chỉ hy vọng là tà lọt của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các cần trau giồi kiến thức nghị quyết luật pháp của Đảng kỹ hơn nữa . Không thì sẽ phải giữ phận caddie cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A suốt đời .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây