4-3-2019
Việt Nam có thể là quốc gia duy nhất không có đường đi cho quốc dân đồng bào mình, theo một cái nghĩa nào đó vì lẽ đơn giản là muốn đi, người dân phải bỏ tiền ra mua đường, nếu không thì họ không bao giờ đi đâu được. Ai cho họ qua trạm BOT?
Có một nỗi buồn cay đắng hơn khi người ta lấy tên vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới, vì người ấy mà hàng triệu người sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để xả thân chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, để đặt tên cho một con đường, đó là đường Hồ Chí Minh. Ấy vậy mà con đường ấy không bất kỳ ai có thể đi được nếu không phải móc tiền ra.
Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Gia Lai thì người ta thấy trên đất Bình Dương có hai trạm BOT thu phí 15000đ/ lượt đối với xe ô-tô con,các trạm còn lại, cứ cách nhau 70km là có một trạm, mỗi tram thu 35000đ/lượt đối với ô-tô con, 140000đ/ lượt đối với ô-tô tải. Trên đoạn đường trên dưới 800 km này, người ta phải chi vào khoảng 500.000đ tiền thu phí (đối với ô-tô con), số tiền này tương đương với một nửa tiền xăng dầu của chiếc xe.
Câu hỏi đặt ra là nếu người ta không muốn đi trên đường BOT thì còn có con đường nào để đi không? Nếu không thì rõ ràng quốc gia không có đường đi. Vậy là đường đi là tài sản riêng của những người có tiền? Ai cho phép họ tự tiện tiếm quyền của đất nước? Đây là việc làm tệ hại hơn thời kỳ phong kiến, thực dân!
Một khía cạnh khác là ai mà không biết Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh đã sử dụng hàng trăm ngàn tỷ ngân sách vào việc xây dựng con đường này, mà sao giờ nó lại biến thành tài sản của các nhà mạo nhận BOT? Vì lý do họ cơi nới ra thêm một chút mà tất cả đều thành sở hữu của họ?
Cái lắc léo là nó nằm ở chỗ cơi nới, thêm thắt chút đỉnh này. Nó có ý đồ và kịch bản ngay từ đầu. Một thứ chủ trương xấu xa, bẩn thỉu của lợi ích nhóm mà trong đó chỉ “nhà đầu tư” trá hình, những kẻ nắm tiền và Bộ Giao thông. Họ kê khống cho cố sát những khoảng đầu tư bổ sung mà đôi lúc cũng chưa thật sự cần thiết, để chia chát ngay từ khi dự án vừa chuẩn bị đầu tư và ngay lúc khởi công. Họ đổi chác nhau thời gian thu phí với những tính khác xa thực tế và viễn cảnh phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng lại là một khoản tiền bỏ túi không nhỏ của những kẻ có thẩm quyền.
Sự lộ mặt sau vụ việc trạm BOT Dầu Giây bị cướp, cho đến việc thanh tra vào cuộc và kết luận rằng “không có gì bất thường”, người ta nhắm mắt cũng biết nó là cái gì. Giờ đây người dân bò ra đường để đếm xe qua trạm, làm lộ rõ những toan tính khốn nạn của những nhóm lợi ích thì Nhà nước trả lời như thế nào đây? Do tính toán dở, tính không sát thực tế ư? Láo! Các ông là những kẻ gian hùng đầy mưu ma chuớc quỷ, khôn lỏi và lọc lừa chứ đừng nói là thơ ngây.
Bây giờ biết hết rồi thì tính sao đây hay tiếp tục lì lợm và chay mặt chịu đấm để tiếp tục ăn xôi? Nhân dân đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp tức thì chứ không thể để cho bọn đầu trâu mặt ngựa ngang nhiên tung hoành xâm phạm tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân. Trước mắt là giảm giá xăng dầu, trừ ngay cái khoản tiền cầu đường cấu thành trong giá đó.
Đất nước này có ngóc đầu nổi không khi để các nhóm lợi ích ngang nhiên tồn tại? Xuất nhập khẩu có thể cạnh tranh hay không khi mà phí chồng lên phí? Và đất nước này có vô lý hay không khi không có con đường đi cho người dân? Có ngôi nhà nào được xây lên ở chỗ không có lối đi? Có kiến trúc sư nào ngu ngốc đến thế không? Có Chính phủ nào kiến tạo như thế không?
Tôi đang nói đến không chỉ là con đường Hồ Chí Minh mà muốn nói đến tất cả con đường trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng cay đắng nhất vẫn là con đường mang tên Hồ Chí Minh (QL14).
Hay là đến một ngày nào đó con đường Hồ Chí Minh trên biển cũng sẽ có trạm BOT?
* Tài sản công biến thành dịch vụ công theo kiểu mãi lộ. Vậy thôi!
* Tội nghiệp cho dân Việt bị móc túi đủ kiểu vì phải sống trong những lời yêu thương “nhiễu điều phủ lấy giá gương” để sẵn sàng móc túi đóng góp cho mọi thứ quyên góp này nọ, nhưng lại không đi đúng địa chỉ.
* Tội nghiệp nữa chính là việc quần quật lao động cả đời nhưng không đủ tiền vào các bệnh viện “nhớn” vì đã bị móc túi từ ti tỉ các dịch vụ công mất rồi!
Chính phủ nó biết là người dân khó chịu nhưng nó cứ lờ…bởi vì nó cùng một giụôc là đám ăn hại và ăn cướp. Thời bao cấp thúê vụ hải quan và công an lập chốt lập trạm thâu hàng lột tiền người dân thế nào, chắc ai cũng còn nhớ? Hôm nay nó ăn cướp tinh vi hơn, thế thôi…”Chẳng lẽ ta lại đánh ta?”
Ở nước khác, chặn đường là dân sùng máu, dù có rạch ròi chuyện thu phí. Vô lý chút thôi là đường hoạn lộ làm quan bị dân lôi xuống ngay, chứ đâu như nước Việt??
Chừng nào xây dựng được hệ thống chính quyền có trách nhiệm- minh bạch- và do dân kiểm soát lúc ấy dân Việt mới khá được! Còn để lũ ăn cắp và cướp đường nó ngồi lên đầu Hiến Pháp, thì…còn nhục nhã và cay đắng đời đời!!
Bác tác giả còn quên những cái BOT di động trên khắp các nẻo đường, cái BOT này chỉ có 1 mét vuông, trị giá khoảng nửa tỷ Hote trở lên, nỗi kinh hoàng và ngao ngán của bác tài, trạm này không thu tiền lẻ, không có biên lai dù chỉ là một tờ giấy lộn, không mặc cả. Chỉ có dùi cui, cái chào rất lễ phép của CA và cái nụ cười méo xệch của nhà xe.
CAGT đứng đường nước CHXHCNVN, đứng đường để cướp đường vì cái BOT này thu tiền xong là đút vào túi nhanh như chớp nhí. Hai năm là hoàn vốn.
So với cái BOT bác tác giả nói còn nhân đạo nhiều.
Một cái thể chế khốn nạn không chịu sửa.
Bác viết đúng quá không dư không thiếu một chữ nghĩa nào.
Tôi nói như vầy có phải phép không, đồng tiền HCM thì phải đi trên đường HCM, đồng tiền đó không có chữ ký nhưng không có nó thì “không có đường đi”. 100$ và 100 Hote trên số học là bằng nhau, nhưng quy đổi (chẵn là 23.000 lần) thì 1 ông Bejamin Franklin bằng 23.000 ông HCM, bằng 23.000 tờ tiền 100 Hote, bằng…1 tờ 100 usd có chữ ký.
Chắc chắn là sẽ đẻ khi nào cho đủ 23.000 cái BOT mới cai.
Một dân tộc như nhược thì đi đâu chỉ có đi xuống lổ thôi.