‘Sông núi trên vai’ = ‘Mountains and rivers on the shoulder’?

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2019

Chủ đề “Sông núi trên vai” của “Ngày thơ Việt Nam 2019”, hoạt động thường niên do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hàng năm ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang khuấy động dư luận.

Người ta ngạc nhiên khi Hội Nhà văn Việt Nam, tổ chức có không ít hội viên là dịch giả lại chuyển dịch “Sông núi trên vai” thành “Mountains and Rivers on the Shoulder” (1). Tuy nhiên ngô nghê trong chuyển ngữ là chuyện nhỏ.

Chuyện lớn hơn là sự trâng tráo của Hội Nhà văn Việt Nam. Ai tin tổ chức có 40.000 hội viên này đã và sẽ gánh vác chuyện sông núi mà dám ưỡn ngực tự nhận đặt “sông núi trên vai” trong sự kiện chủ yếu chỉ nhằm thông báo vẫn còn thoi thóp, chưa… chết hẳn?

Có tổ chức nào đặt “sông núi trên vai” mà khi thảo luận với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền về thời cuộc chỉ xin hỗ trợ, giải quyết khó khăn về nơi làm việc, phương tiện di chuyển, cũng như ăn, ở của những cá nhân tự cho là hữu công (2)?

Có tổ chức nào tự nguyện gánh vác chuyện sông núi lại vật vã nằn nì, hoan hỉ khi vẫn còn được “nuôi” với chi phí lên tới 90 tỉ đồng/năm. Vì 90 tỉ đồng ấy nên cam kết sẽ tiếp tục làm “chiến sĩ” để “giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng” (3)?

Trên thực tế, sông núi quằn quại, tan hoang vì phải nuôi quá nhiều những kẻ trâng tráo như thế. Chỉ tính riêng tiền nuôi các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp như Hội Nhà văn Việt Nam, mỗi năm, dân chúng Việt Nam phải moi ra, góp vào 68.000 tỉ (4).

Trẻ con thất học, người nghèo thiếu cơm ăn, áo mặc, người già không nơi nương tựa, người bệnh không được chữa trị, phúc lợi teo tóp, chính sách an sinh èo uột, nợ nần của quốc gia càng ngày càng cao, thuế phí càng ngày càng nặng,… là vì như thế.

***

Đã đành Hội Nhà Văn Việt Nam, rộng hơn là Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam không vì sông núi theo nghĩa mà người Việt nào cũng biết. Ai cũng hiểu năm nay, “sông núi trên vai” xuất hiện vào tháng này, chủ yếu nhằm tạ ơn và tái đăng ký lập trường hết lòng, hết dạ tiếp tục phò tá sự nghiệp thâu tóm sông núi đặt vào tay đảng.

Tháng trước, Hội Nhà Văn Việt Nam nói riêng và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam nói chung vừa nhận được quyết định, hứa sẽ… tái nuôi. Trước mắt, đảng tạm thời chưa buộc những tổ chức này “tự lực cánh sinh” như “Đề án Cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật” do Bộ Nội vụ soạn thảo.

Song bất kể thế nào thì “sông núi trên vai” vẫn làm người ta lợm giọng… Chỉ có một cách tự an ủi đó là… “rau nào, sâu ấy”. Những tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp được lập ra, được nuôi dưỡng bằng mồ hôi, nước mắt của nam, phụ, lão, ấu để giúp đảng duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam làm sao có thể khác được!

Đã có một Tổng Bí thư huênh hoang: Đất nước chưa bao giờ có cơ đồ như hiện nay (4)! Một Chủ tịch Quốc hội tuyên bố: Phát triển bền vững là con đường tất yếu (5)! Một Thủ tướng không hề thấy thẹn khi bảo với cộng đồng quốc tế: “Việt Nam là một nước dân chủ và chúng tôi lên án chế độ độc tài (6)!… thì phải có Hội Nhà văn đặt “sông núi trên vai” thôi!

Chú thích

(1) https://plo.vn/van-hoa/chu-de-song-nui-tren-vai-dich-sang-tieng-anh-gay-xon-xao-817757.html

(2) https://tuoitre.vn/dung-bien-nghe-si-thanh-nguoi-di-xin-tien-1363942.htm

(3) https://tuoitre.vn/ong-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-20190109122848202.htm

(4) https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-dat-nuoc-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-nhu-ngay-nay-3877029.html

(5) http://kinhtedothi.vn/chu-tich-quoc-hoi-nguyen-thi-kim-ngan-phat-trien-ben-vung-la-con-duong-tat-yeu-la-yeu-cau-xuyen-suot-cua-viet-nam-332177.html

(6) https://www.youtube.com/watch?v=jFZiH4FSw2Y

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Bổ sung: Hệ…. hệ…. tịt pẹ…., giả sử có một thằng Tây, Mỹ nào đó được mấy chú nhà văn sứt vòi ngượng ngạo nói tiếng Tây Bồi giải thích cho nó hiểu rằng “mountains and rivers” chính là “fatherland” hoặc “homeland” của chúng mày đó, thì, bản nhân chắc rằng cái thằng Tây, Mỹ đó phải lăn đùng ra ngã ngất vì trước đó đã bị một con bớp, du lịch viên, giải thích cho nó rằng hoa súng (hoa của một loài cây thủy sinh) là “Gun in flowers”).

  2. Bài viết hay. Mọi người còm hay. Tôi vui vì đc xả e.
    Đỉnh cao trí TỆ của đảng “ta” đã bao giờ được như thế này chưa.??! Ặc ặc

  3. Tiếng Việt của Viện Văn Học cũng bù trất, “sông núi trên vai” trở thành chuyện nhỏ so với tiếng Việt của Viện Văn Học

    Đề phòng tít bị đổi

    “HV134 – 65 năm Viện Văn học – Những gương mặt tiêu một thế hệ vàng”

    http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/5941-hv134-65-nm-vin-vn-hc-nhng-gng-mt-tiu-mt-th-h-vng.aspx

    “tiêu một thế hệ vàng” là gì ? Làm tiêu tan một thế hệ vàng ? Well, với những gương mặt & thành tích kiểu “Thời gian đầu mới thành lập, Viện Văn học đã thực hiện một sự kiện lớn. Đó là việc chuẩn bị cho ra đời bản dịch Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp sinh nhật lần thứ 70, tháng 5-1960. Chuẩn bị cho công việc này đã có khởi động từ khá sớm vào giữa năm 1959, khi viện nhận được văn bản từ Bảo tàng Cách mạng và nhận trách nhiệm của cấp trên giao phó. Người bận rộn và có công nhất trong việc này là nhà thơ Nam Trân”, nếu “thế hệ vàng” kiểu này tiêu, good riddance.

    Xem trí thức nhà mềnh “thoát Trung” nhá, “một bài báo đăng trên Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) số ra ngày 18-10-1962 được Hồ Chủ tịch đánh dấu bằng bút chì đỏ gửi tới Viện trưởng Đặng Thai Mai có nhan đề Lương công bất thị nhân dĩ phác (nghĩa là: Người thợ khéo không trao đồ đạc vụng về cho người khác). Sau này, đã có nhiều dịp GS Đặng Thai Mai trân trọng dùng tinh thần của bài báo được Bác gửi đến này để căn dặn cán bộ của viện, nhất là lớp trẻ”. i bet my behind rằng trong số “lớp trẻ” hân hạnh được Gs Đặng Thai Mai “trân trọng dùng tinh thần của bài báo được Bác gửi đến này để căn dặn”, có vài ông trí thức trời đánh ta được bất hạnh biết tên .

  4. Để mừng ngày thơ VN thành công tốt đẹp, Thỉnh ra nhà hàng gọi món bánh đa, nó đưa ra bánh ít; bèn gọi bánh dày, anh nhận được bánh đập, và lập tức, thinh về nhà ăn bánh hỏi.

    In order to celebrate the Vietnamese poetry’s day with great success, Thinh came to a restaurant calling for a lot of cakes, it offering a little cake; Then he called the bread thick, he got the bread beat, and immediately, he went home to eat asked cake.(*)

    (*)
    Bánh Đa = A lot of cake
    Bánh Ít = A Little Cake
    Bánh Dày = The bread Thick
    Bánh Đập = A Bread Beat
    Bánh Hỏi = Asked Cake

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây