Giáo sư say ngất ngư!

FB Chất lượng cuộc sống

15-2-2019

Là nói tới giáo sư Phạm Hồng Tung ở ĐHQG Hà Nội – chủ biên chương trình sử học phổ thông. Tôi nghĩ có lẽ ông đang say rượu khi trả lời phỏng vấn, nên ông có quan điểm cho rằng đưa trận chiến biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa cần tránh những từ “giặc”, “địch”, “tàn bạo”, “khát máu”,… thêm nữa, ông lại cho rằng phải biết ơn người bạn “vàng” khi họ giúp ta chống Pháp, chống Mỹ,… 

Giáo dục đã làm tư duy nô lệ ăn sâu vào đầu một giáo sư như là sự mặc định. Sự nô lệ tự thân, thái độ hèn nhát đã phản ánh qua những lời nói dưới vỏ bọc như là một sự vị tha, bao dung hay đại loại như vậy,…

Nếu nghĩ tích cực hơn cho lập luận của ông, thì chỉ có thể tạm hiểu rằng ông muốn Việt Nam có được nhiều người bạn hơn ở trong thập kỷ này để vững bước hội nhập. Việt Nam không thể coi ai cũng là thù địch. Như vậy, ta sẽ không có bạn.

Nhưng ông quên một điều rằng, mọi thứ đều phải công bằng. Kẻ luôn có dã tâm bành trướng và đe doạ lãnh thổ quốc gia, luôn muốn cướp đi sự bình yên của người dân, cần phải nói rõ để cho hậu thế biết được và luôn cảnh giác.

Chỉ có thể là bạn với họ khi nào họ tôn trọng ta về cương thổ, biển đảo, vùng đánh bắt hải sản của ngư dân và loại bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò khỏi sự tuyên truyền của họ, loại bỏ hoàn toàn những gì họ nhồi vào đầu người dân họ qua sách giáo khoa về Việt Nam,… lúc ấy, tôi đồng ý với điều ông nói và sẵn sàng đưa tay ra cho những người bạn phương Bắc.

Người Mỹ vẫn bị chúng ta dùng những từ ngữ như “giặc”, “thù địch”, “khát máu”,… ấy cho đến tận bây giờ, hẳn ông là người biết rõ hơn ai hết. Sao ông không nói về sự bất công này và đề nghị loại bỏ luôn những cụm từ ấy khi nhắc đến người Mỹ?

Họ cho ta nhiều hơn bất kể quốc gia nào trên thế giới về tri thức, ngay cả chính ông hiện tại thôi, cũng ngày ngày phải viết lách kiếm cơm bằng thiết bị và phần mềm của họ. Sao ông không nhắc tới sự biết ơn về vấn đề này như nhắc tới người bạn vàng phương Bắc?

Lịch sử là sự trung thực. Dân mình lúc ấy đã chết ra sao, mình phải viết rõ ràng. Nguyên do vì sao dân lại chết như vậy, cũng phải mạch lạc. Lúc hòa bình, ghi rõ hòa bình. Lúc họ xâm lược ghi rõ là xâm lược,… đừng tránh né. Một số quốc gia tiến bộ, cha ông họ sai lầm chỗ nào, họ cũng viết thẳng thắn chứ không bao giờ che dấu cả. Như thế mới là đúng lương tâm của người viết sử.

Không chỉ có kẻ thù đâu, hậu thế còn căn cứ vào đó để luận tội cả những kẻ Việt gian bán nước hoặc dốt nát hèn hạ đã buông bỏ biên cương, biển đảo, để người dân tay không tấc sắt chống chọi với mưa bom bão đạn của kẻ thù.

Lịch sử luôn có tác động rất lớn đến truyền thống, văn hóa và phong cách Việt. Nếu viết không đúng, không đủ, không chính xác, đừng nói tới chuyện bản sắc dân tộc hay bảo tồn, tôn vinh.

Chỉ có thể nói hết ra, trả lại sự thật một cách trực diện nhất thì mọi vết thương mới được hàn gắn thực sự. Tránh né bằng bất kể lý do nào đều để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Chắc hơn ai hết, giáo sư phải hiểu điều này.

Tôi chỉ có thể nghĩ là giáo sư đang say rượu và nói chơi cho vui. Tuyệt nhiên không dám nghi ngờ kiến thức của ông.

Bởi nếu một người có kinh nghiệm, có sự logic vấn đề tốt, có tinh thần dân tộc cao và đang đứng chủ biên sách sử cho con em mình, không ai buông ra những câu từ hời hợt và thiển cận như thế.

Còn nếu vẫn có một rào cản vô hình nào đó làm cho ông không thể hành nghề với niềm đam mê và cái tâm trong sáng, thì đừng nên nói, nên dạy là hơn.

Thôi, kính giáo sư tiếp một ly. Giáo sư uống tiếp cho say đi. Khi giáo sư tỉnh táo hẳn, chúng ra lại bàn tiếp về sử Việt. Vẫn còn đang tết mà.

CHẤT LƯỢNG SỐNG

GIÁO SƯ SAY NGẤT NGƯ!Là nói tới giáo sư Phạm Hồng Tung ở ĐHQG Hà Nội – chủ biên chương trình sử học phổ thông. Tôi nghĩ có lẽ ông đang say rượu khi trả lời phỏng vấn, nên ông có quan điểm cho rằng đưa trận chiến biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa cần tránh những từ “giặc”, “địch”, “tàn bạo”, “khát máu”,… thêm nữa, ông lại cho rằng phải biết ơn người bạn “vàng” khi họ giúp ta chống Pháp, chống Mỹ,… Giáo dục đã làm tư duy nô lệ ăn sâu vào đầu một giáo sư như là sự mặc định. Sự nô lệ tự thân, thái độ hèn nhát đã phản ánh qua những lời nói dưới vỏ bọc như là một sự vị tha, bao dung hay đại loại như vậy,…Nếu nghĩ tích cực hơn cho lập luận của ông, thì chỉ có thể tạm hiểu rằng ông muốn Việt Nam có được nhiều người bạn hơn ở trong thập kỷ này để vững bước hội nhập. Việt Nam không thể coi ai cũng là thù địch. Như vậy, ta sẽ không có bạn.Nhưng ông quên một điều rằng, mọi thứ đều phải công bằng. Kẻ luôn có dã tâm bành trướng và đe doạ lãnh thổ quốc gia, luôn muốn cướp đi sự bình yên của người dân, cần phải nói rõ để cho hậu thế biết được và luôn cảnh giác.Chỉ có thể là bạn với họ khi nào họ tôn trọng ta về cương thổ, biển đảo, vùng đánh bắt hải sản của ngư dân và loại bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò khỏi sự tuyên truyền của họ, loại bỏ hoàn toàn những gì họ nhồi vào đầu người dân họ qua sách giáo khoa về Việt Nam,… lúc ấy, tôi đồng ý với điều ông nói và sẵn sàng đưa tay ra cho những người bạn phương Bắc.Người Mỹ vẫn bị chúng ta dùng những từ ngữ như “giặc”, “thù địch”, “khát máu”,… ấy cho đến tận bây giờ, hẳn ông là người biết rõ hơn ai hết. Sao ông không nói về sự bất công này và đề nghị loại bỏ luôn những cụm từ ấy khi nhắc đến người Mỹ?Họ cho ta nhiều hơn bất kể quốc gia nào trên thế giới về tri thức, ngay cả chính ông hiện tại thôi, cũng ngày ngày phải viết lách kiếm cơm bằng thiết bị và phần mềm của họ. Sao ông không nhắc tới sự biết ơn về vấn đề này như nhắc tới người bạn vàng phương Bắc?Lịch sử là sự trung thực. Dân mình lúc ấy đã chết ra sao, mình phải viết rõ ràng. Nguyên do vì sao dân lại chết như vậy, cũng phải mạch lạc. Lúc hòa bình, ghi rõ hòa bình. Lúc họ xâm lược ghi rõ là xâm lược,… đừng tránh né. Một số quốc gia tiến bộ, cha ông họ sai lầm chỗ nào, họ cũng viết thẳng thắn chứ không bao giờ che dấu cả. Như thế mới là đúng lương tâm của người viết sử.Không chỉ có kẻ thù đâu, hậu thế còn căn cứ vào đó để luận tội cả những kẻ Việt gian bán nước hoặc dốt nát hèn hạ đã buông bỏ biên cương, biển đảo, để người dân tay không tấc sắt chống chọi với mưa bom bão đạn của kẻ thù.Lịch sử luôn có tác động rất lớn đến truyền thống, văn hóa và phong cách Việt. Nếu viết không đúng, không đủ, không chính xác, đừng nói tới chuyện bản sắc dân tộc hay bảo tồn, tôn vinh.Chỉ có thể nói hết ra, trả lại sự thật một cách trực diện nhất thì mọi vết thương mới được hàn gắn thực sự. Tránh né bằng bất kể lý do nào đều để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Chắc hơn ai hết, giáo sư phải hiểu điều này. Tôi chỉ có thể nghĩ là giáo sư đang say rượu và nói chơi cho vui. Tuyệt nhiên không dám nghi ngờ kiến thức của ông.Bởi nếu một người có kinh nghiệm, có sự logic vấn đề tốt, có tinh thần dân tộc cao và đang đứng chủ biên sách sử cho con em mình, không ai buông ra những câu từ hời hợt và thiển cận như thế.Còn nếu vẫn có một rào cản vô hình nào đó làm cho ông không thể hành nghề với niềm đam mê và cái tâm trong sáng, thì đừng nên nói, nên dạy là hơn.Thôi, kính giáo sư tiếp một ly. Giáo sư uống tiếp cho say đi. Khi giáo sư tỉnh táo hẳn, chúng ra lại bàn tiếp về sử Việt. Vẫn còn đang tết mà.

Publiée par CHẤT LƯỢNG SỐNG sur Jeudi 14 février 2019

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Anh này được chọn làm sách GK môn Sử một phần vì đ/c Bộ trưởng ngọng cũng từ ĐHQGHN này mà ra. Không loại trừ quan hệ cánh hẩu!
    Hơn thế nữa, tôi thấy trong giới sử học, ÍT người có trí tuệ, hầu hết chỉ là những người có “năng khiếu” học thuộc lòng. Các bạn cứ xem trong lớp PTTH của bạn những ai thi vào học ĐH môn sử thì rõ – hầu hết là trí năng thuộc loại thấp trong lớp.

  2. Một giáo sư làm sách giáo khoa cho cả nền giáo dục xhcn VN học tập mà có nhận thức như thế thì ,có lẽ dân tộc chỉ đáng làm nô lệ cho giặc ngoại xâm.Nhưng,may mắn thay- còn những con người đầy nhiệt huyết,có lương tri lên tiếng phản kháng….

  3. Thế lực thù địch đây chứ còn ai nữa. Còn chờ gì nữa mà không tống cổ nó ra khỏi nghành hả Ráo Xư Ngọng, bộ trưởng bộ Dục. Hay nó là Nò đào tạo của mình nên cần phải nhân văn với nó

  4. Người dân VN.đang bị chế độ CS.làm cho tha hóa,không dám sống
    ngay thẳng với tư cách công dân và tư cách làm người (nhân cách).
    Bọn bạo quyền (tức bọn tôn thờ bạo lực cách mạng) đã khai thác về
    đủ mọi khía cạnh tâm lý của con người bao gồm không ngoài ba chữ
    “tham sân si” khiến người ta lao đầu vảo việc tranh đoạt danh lợi,địa
    vị,tiền tài.Đó là lý do tại sao ngay cả những người học thức cũng bị u
    mê răm rắp đi theo đảng để được bỗng lộc và tên tuổi,dù xú danh đi
    nữa như câu ca dao “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” thì họ vẫn
    bỏ tất cả đề được lợi trước mắt cái đã ! Xã hội hỏng bét là vì thế.
    Tất cả những kẻ ích kỷ,cơ hội và thực dụng đều cùng một giuộc cả !

  5. Tội nghiệp cho cái chức danh giáo sư ở cái xứ thiên đường CHXHCNVN!

    Trí thức này mà so sánh với cục phân thì thật là tội nghiệp cho cục phân. Vô phước cho những học trò phải ngồi “nuốt” từng lời giảng của ông giáo sư Tung thì có khác gì phải nuốt từng cục ….phân của bác Mao?!

Leave a Reply to Phạm Tứ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây