Sử!

FB Ngô Nguyệt Hữu

13-2-2019

Tôi có đọc trên Vietnamnet bài trao đổi với người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung hiện đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội).

Cuộc trò chuyện xoay quanh vấn đề đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của quân và dân ta vào tháng 2 năm 1979 vào sách giáo khoa như thế nào cho trung thực mà không khơi gợi thù hận.

Trong rất nhiều ý mà người được cho là Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung đưa ra, có hai ý tôi lưu tâm hơn cả.

1. Tránh những từ như “chúng”, “khát máu”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”… theo ông Tung thì dùng những từ ấy chính là “không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục”.

2. Ông Tung đề nghị, “Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”.

Và ông tin đó là hoà giải hiện tại từ lịch sử.

Bằng cách nào ông Tung được phong hàm Giáo sư lịch sử thì tôi không biết, nhưng tôi e rằng ông Tung có vấn đề nghiêm trọng về tư duy tiếp cận lịch sử.

1. Lịch sử là một giai đoạn đã trải qua, ghi lại những diễn biến ở thời điểm đó, đó là nhật ký của một quốc gia, một dân tộc.

Thời điểm nào Trung Quốc bắn giết dân mình, thì Trung Quốc đích xác là giặc, là dã man, là khát máu, là tàn bạo… Vì một kẻ vô cớ đến nhà mình, chém giết đồng bào mình, đốt phá cướp đất của mình, không gọi là chúng, là giặc, là khát máu thì không lẽ gọi là “bạn”, gọi là “người anh em”, gọi là “thân hữu”… Hay gọi trống không là “lính Trung Quốc”.

Cách gọi trong giai đoạn lịch sử không ảnh hưởng đến giao bang trong bối cảnh hiện tại, chỉ có thằng Việt gian mới ve vuốt, mới sợ hãi lịch sử đến vậy.

2. Tôi đọc các sử gia, biết rằng điều đau lòng nhất của một số sử gia, ấy chính là họ không đủ vốn tiếng Hán để tra cứu sử liệu sử Tàu, nhằm đối chiếu với sử nước mình để hoàn thiện lịch sử một cách khách quan nhất.

Thế nên, muốn khách quan cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược, chúng ta chỉ cần tra cứu sử liệu Trung Quốc để tham khảo (chỉ có tính chất tham khảo) với các chi tiết được ghi chép trong các bản tin báo cáo về những ngày vệ quốc kiêu hùng ấy là xong.

Việc gì phải ngồi lại để viết chính sử nước mình theo cái gật đầu của người Trung Quốc.

Không phải ngàn năm qua, chính sử của nước ta với những cuộc chiến chống giặc Trung Quốc vẫn đang rất ổn hay sao.

>>> Cuối cùng, tôi thật không biết bằng cách nào với tư duy nô lệ, khiếp đảm ngoại bang, nhu nhược đớn hèn, sẵn sàng dùng uyển ngữ làm nhẹ máu xương anh linh của các anh hùng liệt sĩ để đổi lại mấy chữ viễn vông “hoà giải không kích động hận thù”, lại có thể là một Giáo sư Sử học được?!

Làm sao ông lại có thể nghĩ ra âm mưu dạy lịch sử vệ quốc cho hậu bối bằng cách đợi kẻ thù xâm lược trong giai đoạn đó đồng ý cho chép gì, nhắc gì được?!

Ông không biết xấu hổ hay sao mà thốt ra những lời xằng bậy ấy?!

Ông không thể dẫn dụ người khác theo lối nô lệ tư duy như vậy được!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. mấy chữ viễn vông “hoà giải không kích động hận thù”

    You said it bruthah!

    “nhưng tôi e rằng ông Tung có vấn đề nghiêm trọng về tư duy tiếp cận lịch sử” (a)
    “Không phải ngàn năm qua, chính sử của nước ta với những cuộc chiến chống giặc Trung Quốc vẫn đang rất ổn hay sao” (b)
    “Ông không biết xấu hổ hay sao mà thốt ra những lời xằng bậy ấy?! Ông không thể dẫn dụ người khác theo lối nô lệ tư duy như vậy được!” (c)

    Về mối hiềm khích theo chiều dài lịch sử giữa Việt Nam & Trung Quốc, Bác Hồ kính yêu của Ngô Nguyệt Hữu có nói ý rằng: mối hiềm khích giữa VN & TQ là tàn dư của tư duy phong kiến . Ta làm cách mạng để lật đổ phong kiến & đế quốc thì cái tư duy tàn dư xấu xa đó cũng cần bỏ đi .

    Bác Hồ kính yêu của Ngô Nguyệt Hữu (nhiều lần) phát biểu còn ngầu hơn ông giáo sư Sử cách mạng, đại đa số dân Việt vẫn kính trọng Bác Hồ, có sao đâu . Ngôn ngữ của ô gs Sử cách mạng chỉ là con tép so với những gì Bác Hồ phát biểu về mối quan hệ Trung-Việt . Và nhà giáo nhân dân Phạm Toàn đáng kính của chúng ta vẫn nghĩ tất cả những gì từ mõm Bác Hồ ra đều là chân ní muh.

    Muốn tớ trích Bác Hồ nữa không ?

  2. Từ trước tới nay, những đám văn sử nào khi viết bài mà có tư duy đính kèm: “dân ta phải biết sử ta – những gì chưa rõ thì tra sử Tầu”, thì đã bị coi là những thứ văn nô, sử nô thối mồm rồi. Vậy mà, sự kiện xảy ra mới có 40 năm, nhân chứng vật chứng vẫn còn, sao lại phải đi thăm khảo ý kiến của kẻ thù!?
    Nhân đây, lại nhớ tới Nguyễn Nghiêm, tác giả của một bức biếm hoạ, trong đó có một thằng tù bệ vệ khinh khỉnh nhìn một cán bộ chấp pháp vừa khúm núm đưa về phía y một tập hồ sơ vừa nói: “anh xem đã được chưa ạ….”

  3. Ấy! “Sự cố” 27/2/1979 chỉ là hành động “cho roi, cho vọt” của….Tung Của (Trung Quốc) với chúng ta, nên không thể dùng mấy chữ như Tàn Bạo, Dã Man, v.v…..vì những từ ngữ đó chỉ để dùng cho bọn xâm lược đế quốc Mỹ mà thôi.

    Ngài giáo sư Phạm Hùng Tung Của …..luận rất đúng.

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây