Những vụ án chính trị không xét xử — Phần 3: Nỗi oan khuất của người chiến sĩ biện động thành Đà Lạt

Hàn Vĩnh Diệp

13-1-2018 

Mời đọc lại phần 1: Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Á và phần 2: Huỳnh Thị Tuyết Anh ở Đà Lạt

Những cán bộ chiến sỹ đã từng cộng tác, chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở thành phố Đà Lạt, ít nhiều đều biết ông Trương Văn Huân – người chiến sỹ dũng cảm, gan dạ của đội Biệt động cảm tử thành Đà lạt.

Ông Trương Văn Huân sinh ở Thừa Thiên – Huế, theo cha mẹ vào Đà Lạt làm ăn trước năm 1945. Nhà nghèo, nên ông đã sớm bươn chải kiếm sống, phụ giúp cha mẹ nuôi em. Cách mạng tháng 8/1945, ông hăng hái tham gia vào Đội tự vệ thành lúc mới 16 tuổi đời. Những trận chiến đấu chống quân giặc để bảo vệ thành quả cách mạng ở Nhà máy đèn, Khách sạn Palace, viện Pasteur … tháng 10/1945 đều có mặt ông.

Năm 1951, ông tham gia Biệt động đội – Đội cảm tử thành Đà Lạt. Những hoạt động táo bạo, dũng cảm của Đội cảm tử khiến kẻ thù hoang mang, hoảng sợ. Trong các chiến công của đội, đặc biệt xuất sắc là trận tấn công bắt sống tên Haasz – Phó thanh tra mật thám miền Nam Đông Dương ngày 11/5/1951 đều có sự đóng góp tích cực của ông.

Năm 1953, trên đường công tác, ông bị địch phục kích bắt giam tại Đà lạt. Kẻ địch tra tấn tàn bạo, buộc ông phải khai báo cơ sở mật nội thành, nhưng ông đã cắn răng chịu đựng, không khai báo, phản bội. Năm 1955, sau hiệp định Giơ ne vơ, địch thả ông về Đà Lạt. Để tránh sự truy bức của địch, ông đã chuyển vùng đi làm ăn ở Ban Mê Thuột, Sài Gòn.

Năm 1966 ông trở về Đà lạt, bắt liên lạc với các đồng chí lãnh đạo phong trào Đà Lạt. Tháng 4 năm ấy, ông được giao nhiệm vụ Đội trưởng Đội quyết tử của thành. Mặc dù gia đình rất gieo neo, khốn khó, nhưng ông vẫn quyết tâm gác mọi chuyện riêng tư, toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.

Tháng 3/1966, lực lượng “nhân dân, sinh viên học sinh tranh thủ hòa bình, dân chủ” ở Đà Lạt thành lập lực lượng dân chủ hòa bình, đã phát động phong trào đấu tranh công khai, lôi cuốn hàng vạn nhân dân cả thành phố tham gia. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đà lạt kéo dài hơn một tháng. Đội quyết tử do ông Huân là đội trưởng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các cuộc mit-ting, biểu tình đình công, bãi thị, bãi khóa, chiếm đài phát thanh v.v… của nhân dân, thanh niên học sinh trong suốt thời gian đấu tranh bất khuất ấy.

Sau cuộc đấu tranh, để tránh sự truy lùng, khủng bố của địch, tổ chức đã cho phép ông chuyển vùng vào Sài Gòn, Ban Mê Thuột. Đà Lạt giải phóng, ông về phục vụ Ủy ban quân quản Phường I, Đà Lạt và hậu cần Tỉnh đội.

Là một người dân bình thường, nghèo khổ, ít học nhưng ông đã không quản ngại gian khổ, hy sinh cố công cố sức đem hết tâm lực, tính mạng để phục vụ cách mạng. Nhưng thật oái oăm, sau ngày giải phóng Đà Lạt không lâu, bị những tên nội gián chỉ điểm, Trần Nghĩa và Bùi Quốc Cường xuyên tạc vu khống, Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Trần Ngọc Trác ký lệnh bắt giam ông với tội danh mơ hồ: Tình nghi là CIA?!

Suốt 16 tháng 15 ngày trong trại giam và sau đó là 6 tháng quản chế tại gia “là món quà đặc biệt” của những kẻ tự xưng là thay mặt chính quyền cách mạng Đà Lạt – Lâm Đồng “ban thưởng” cho thành tích tham gia chiến đấu chống kẻ thù xâm lược đất nước ta của ông Trương Văn Huân. Suốt 30 năm qua, ông đã kiên trì, nhẫn nại đề đạt các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền Tỉnh, Trung ương xem xét làm rõ sự thật, nhưng tiếng kêu cứu vô vọng. Đến khi nhắm mắt xuôi tay nỗi oan khiên ấy vẫn không được giải tỏa.

Các nhà lãnh đạo các thời kỳ qua của Đảng, chính quyền Lâm Đồng hoàn toàn vô cảm, vô tâm trước nỗi oan khiên đau đớn tinh thần của người dân lương thiện; người có công với nhân dân, đất nước.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. “Biệt động cảm tử thành”

    Ah, mẫu hình lý tưởng, nguồn cảm hứng vô tận của ISIS, Al Qaeda, suicide bombers, Osama Bin Laden. Người Việt ta nên học tập những tấm gương cách mạng sáng ngời như thế này để tự hào về truyền thống chống Mỹ cứu nước của mình .

    Rất cảm ơn Hàn Vĩnh Diệp đã đưa ra 1 ví dụ sáng ngời về tính Al Qaeda trong cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của dân tộc . Tương tự, BBC đăng bài của Gs Tương Lai ca ngợi Nguyễn Thái Bình . Hồi 9/11, đọc báo Pháp thấy Mohammed Attah, field director của 9/11, cũng là một “người chiến sỹ dũng cảm, gan dạ của đội Biệt động cảm tử” Al Qaeda, lấy cảm hứng chính từ Nguyễn Thái Bình của đất nước nghìn năm quăng quật, lộn, văng vật . Có người xấu mồm xấu miệng nói Nguyễn Thái Bình là Mohammed Attah Việt Nam, tớ nghĩ tư duy như thế rất kém cỏi . Bỏ qua vấn đề thành bại -“không thành công cũng thành nhân” (khủng bố)-, thay vì coi Nguyễn Thái Bình là Mohammed Attah Việt Nam, ta nên coi Mohammed Attah là Nguyễn Thái Bình Al Qaeda.

  2. HVD gửi bài sai địa chỉ rồi, phải gửi cho tờ nd, tạp chí dcs chứ
    Dân chán nghe 2 từ cắt mạng rồi. Thời đánh cho mỹ cút đánh cho ngụy nhào thì các đồng chí để cho sống mà chết thay trong bom đạn. Nay thì đồng chí phải chết để cho đồng bọn kiếm ghế, kiếm tiền. Thời của buổi ghế ít, đít nhiều, đã vậy có những thằng một đít ngồi 5 6 ghế.

Leave a Reply to Hoang Bui Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây