Bộ chính trị

FB Huy Đức

6-1-2019

Thông tin, “Bộ chính trị (BCT) đồng ý tăng vốn cho hai tuyến metro” của Sài Gòn bị gỡ ngay sau khi mạng xã hội cho rằng, quyết định đó phải thuộc quyền Quốc hội. “Gỡ” không phải là cách làm minh bạch nhưng xét ở góc độ lắng nghe thì đấy là một cách làm có “chính trị”.

“Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện làm thay” là một tiến trình chuyển đổi rất khó khăn. Trước đây, những quyết định làm đảo lộn vận mệnh quốc gia như “thống nhất bằng con đường bạo lực”(Nghị quyết 15); đưa quân sang Campuchia… đều là của đảng. Thậm chí có những quyết định đặt hàng vạn con người vào bi kịch như “Phương án II”, Z30… còn được đưa ra chỉ bởi một vài người chứ không phải là “nghị quyết”.

Sau “đổi mới 1986”, các quyết định liên quan đến chính sách quan trọng nhất vẫn bắt đầu từ đảng. “Khoán 10” theo Nghị quyết 10 của BCT (5-4-1988) – cho tư nhân và hộ gia đình “nhận khoán ruộng và rừng” – là một ví dụ. Bước cải cách quan trọng nhất chỉ đến sau Hiến pháp 1992.

Sau Hiến pháp 1992, cho dù các quyết định sống còn nhất vẫn được đưa ra từ Đảng nhưng chúng thường chỉ ảnh hưởng tới dân sau khi đã được “nhà nước thể chế hoá”. Tuy vậy, “Ước mơ” của Chủ tịch QH khoá VIII Lê Quang Đạo là “Đảng lãnh đạo nhân dân cầm quyền chứ không phải thay dân cầm quyền” vẫn còn trong sách.

Cũng sau Hiến pháp 1992, chưa bao giờ Đảng lại “danh chính ngôn thuận” khẳng định vai trò quyền lực như mấy năm gần đây. Quyết định cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghỉ hưu không phải là một quyết định đăng báo (dù rất hoan nghênh các báo săn được tin này để đăng).

Bà Quyết Tâm đứng đầu một cơ quan dân cử, việc miễn nhiệm bà, cho bà nghỉ hưu phải do HĐND quyết nghị. Tất nhiên, theo nguyên tắc “đại nghị” thì đảng đang nắm đa số trong HĐND, HĐND quyết thì cũng là “ý đảng”. Nhưng, quy trình chính trị mà quan tâm đến thái độ của dân thì đảng vẫn phải chờ tới trước phiên họp của Hội đồng đảng mới “giới thiệu ƯCV thay thế”.

BCT cũng đã từng “rất chính trị” khi chiều ngày 8-6-2018 họp và đưa ra quyết định ngừng thông qua luật đặc khu nhưng thông báo thì lại nói đó là “thống nhất giữa Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm ấy đang ở thăm Canada nên mãi tới 3 giờ sáng ngày 9-6-2018, Cổng thông tin Chính phủ mới bắt đầu công bố.

Quy trình này có giá trị điều chỉnh một lỗi chính trị của bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngày 16-4-2018, bà Ngân đã sử dụng “ông kẹ” BCT để hối thúc thông qua luật đặc khu[“Bộ chính trị đã kết luận rồi… phải bàn để ra luật”]. Cử tri không có đủ thông tin về các hoạt động sân sau để hiểu sự nôn nóng của bà Kim Ngân; chỉ thấy lạ là sao bà lại không tìm hiểu lịch sử QHVN để không “sẩy miệng” mà làm hỏng việc.

Chiều ngày 6-4-1992, mặc dù 318/422 đại biểu QH đã đồng ý đưa quyền thừa kế quyền sử dụng đất đai vào Hiến pháp, nhưng trong BCT lúc đó chỉ muốn trao cho người sử dụng đất “3 quyền”. Chủ tịch Lê Quang Đạo “xin QH chỉnh lý” quyền thứ Tư này. Đại biểu Long An Trần Thị Sửu phản đối, “Tôi có cảm giác ai đứng sau lưng giật giây QH”. Ai. Tối 6-4-1992, các đảng viên trong QH bị triệu tập, cho dù nhiều đại biểu vẫn cho rằng, “biểu quyết lại là sai nguyên tắc” nhưng 302/411 đại biểu vẫn chấp hành, Hiến pháp 1992 vì thế chưa trao cho dân quyền thừa kế quyền sử dụng đất.

Nhưng, ngay tại QH khoá VIII vẫn có gần 100 đại biểu đảng viên không bỏ phiếu theo nghị quyết của “đảng đoàn”. Năm 2008, ở khoá XII, mức độ tuân thủ tuyệt đối hơn.

Mặc dù, khi lấy phiếu thăm dò quyết định nhập Hà Tây và phần đất của 3 tỉnh khác vào Hà Nội chỉ có 226 đại biểu đồng ý (45%); nhưng sau nhiều lần quán triệt ở “đảng, đoàn”, chiều 29-5-2008, khi bỏ phiếu chỉ còn 4 người phiếu chống, 458/475 đại biểu đảng viên đã đồng ý để Hà Nội phình to như hiện nay.

Tôi không rõ trong vụ Metro, BCT quyết ra sao. Nhưng, với những vụ việc liên quan đến kinh tế mà để BCT quyết là rủi ro rất lớn. Bauxite Tây Nguyên là một bài học. Cho dù phía Đảng khi “chủ trương” đã thòng điều kiện, giao chính phủ, thấy có hiệu quả và bảo đảm không tác hại môi trường thì làm. Nhưng ở QH và Chính phủ, phần được tiếp thu chỉ là “làm theo ý Đảng”.

Dự án Junin 2, Venezuela, có vốn đầu tư và “phí tham gia hợp đồng” là 1,825 tỷ USD, theo luật là thuộc thẩm quyền QH. Nhưng, Nguyễn Tấn Dũng thay vì trình QH lại chỉ trình BCT. Tháng 10-2010, khi Đại hội XI đã cận kề, BCT chỉ còn thời gian cho nhân sự và Nông Đức Mạnh thì còn có mối quan tâm khác nữa là “lót ổ” vào TW cho ông con, không thể nào nhóm họp riêng cho vụ Junin 2 nữa.

Bộ Kế hoạch Đầu Tư và Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị các lập luận phản đối khi BCT họp thông qua. Nhưng, BCT chỉ phát phiếu lấy ý kiến từng thành viên. Nguyễn Tấn Dũng không đưa các ngành phản đối đi gặp các uỷ viên mà cử kẻ chủ mưu Đinh La Thăng gặp từng người “thuyết phục”. Tuy vẫn có một số uỷ viên BCT không đồng ý, đa số đã hợp thức hoá cho một hợp đồng mà Đinh La Thăng đã “tiền trảm”, cho ký với Venezuela từ 29-6-2010. Cùng với PVEP, các ngành khác của PVN đã “ném” vào đây Junin 2 gần 900 triệu USD; hơn hai mươi ngàn tỷ một đi không trở lại.

Tôi đã từng phỏng vấn hàng chục uỷ viên BCT, có người ở trong BCT tới 3, 4 khoá liền, nhiều người thừa nhận là không đủ thời gian để đọc các tài liệu và khi quyết định một vấn đề không phải lĩnh vực mình phụ trách thì thường ít người nghiên cứu kỹ. Các quyết định đưa ra ở BCT thường không đủ phản biện. Một dự luật “phá sản” như Đặc khu mà khi thảo luận chỉ có một uỷ viên BCT phản đối bằng văn bản.

Quy trình ban hành chính sách không những cần sử dụng đủ các công cụ để đánh giá tác động nhiều mặt của nó mà còn phải tìm sự đồng thuận trong xã hội. Bởi vậy, chính sách mà ban hành trong phòng kín, không có sự tham gia của những đối tượng bị điều chỉnh bởi chính sách đó, thiếu sự phản biện của xã hội thì nếu không què quặt, cũng khó lòng thuyết phục.

Tháng 7-1993, QH đã sửa sai cho quyết định tối 6-4-1992 của các bậc tiền nhiệm. Luật Đất đai 1993 đã công nhận quyền thừa kế cho người sử dụng đất. Việc mở rộng Hà Nội chỉ làm tăng các dự án phân lô bán nền chứ chưa giải quyết được các vấn đề nêu trong “tờ trình”. Nếu như, vào tháng 4-1992 và tháng 5-2008, đảng đã sử dụng trí tuệ đa số của QH thay vì dùng quyền của đảng thì cái sai đã không tồn tại lâu như thế.

Các ý kiến phản biện trong QH tuy chỉ có giá trị “xả xú pắp” cho dân nhưng nếu biết lắng nghe thì cơ may giảm thiểu các quyết định sai càng cao. Những quyết định không chỉ mất tiền bạc như Junin 2, Bauxite Tây Nguyên… mà còn tiềm ẩn các rủi ro chính trị như luật đặc khu năm 2018.

Chưa ai đủ sức thách thức vai trò lãnh đạo của đảng. Nhà nước này vẫn là của đảng chứ chưa phải của dân. Đảng đã nắm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp thì đừng nên lo lắng quá. Thay vì đan lồng nhốt quyền lực, cần phải giải phóng quyền lực.

Đã không có đối lập trong các cơ quan dân cử thì đảng đoàn quốc hội, thay vì dùng kỷ luật đảng để buộc các đảng viên đại biểu tuân thủ các quyết nghị chưa được bàn thảo thấu đáo, nên khơi gợi các ý kiến từ các ông nghị không gật, những ý kiến không chỉ giúp tránh các chính sách sai mà còn có giá trị bổ sung cho ý đảng.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nếu như đảng biết lắng nghe và sử dụng trí tuệ của cuốc hội…
    Có thật không, cái cuốc hội này nó to nhỉ? Người ta tự hỏi cái quyền của hội cầm cuốc và quyền của bộ cá tra cái nào lớn hơn? Gọi bù nhìn là còn nhẹ, gọi là sân chơi của đám tay sai đảng chó là đúng nhất. 95% phần trăm hội viên là membership lấy gì có đối lập? Thiên hạ vỗ tay khen các vị đại diện nhân dân chỉ khi họ về hưu nói vài câu chữa thẹn vô bổ. Nếu thật sự cái hội cầm cuốc này làm điều lợi ích cho dân cho nước- thì nó phải cơ cấu lại từ GỐC, chứ không phải được sắp xếp để gật!

    Đồng ý hay không, tôi vẫn ngửi được mùi của Xin- Cho của bài viết và có phần úp mở không phải cho độc giả nhưng cho những con rận trong chăn…
    Ai đó nói Huy Đức viết theo order…Giờ thì tôi thấy họ nói đúng đấy!

    Giải tán Quốc Hội. Bầu lại từ gốc. Lôi đảng chó khỏi điều Bốn Hiến Pháp Việt Nam. Là điều cần làm ngay và có thuận lợi ngay trong lúc này khi những mâu thuẫn quyền lợi của quân đội và công an sắp đi đến đỉnh điểm! Nào ai yêu nước, hãy Hành Động!!

  2. – “Chưa ai đủ sức thách thức vai trò lãnh đạo của đảng. Nhà nước này vẫn là của đảng chứ chưa phải của dân. Đảng đã nắm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp thì đừng nên lo lắng quá. Thay vì đan lồng nhốt quyền lực, cần phải giải phóng quyền lực”.

    – Tổng Chủ thừa biết, chưa ai trong nhân dân, đủ sức thách thức “vai trò lãnh đạo của đảng”, nhưng ngay trong đảng của Tổng, đã xuất hiện sự thách thức vai trò lãnh đạo của hắn.
    Hội nghị 9 đã lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kết quả không được công bố cho công chúng ngoài hội nghị được biết, theo nguồn tin nội bộ, lý do vì Tổng Chủ bị 80% bị các đồng đảng đánh gía là “tín nhiệm thấp” – nghĩa thẳng thừng là “không tín nhiệm”!
    Các thế lực “đối lập” trong đảng đang đoàn kết lại để chống đối các đầu lãnh trong BCT, chúng không để cho Tổng Trọng nhét hết chúng vào “lò”.
    Nếu Tổng Trong “giải phóng quyền lực” cho các đồng đảng “đối lập”, trong TW, trong Cuốc hội – đồng nghĩa với việc Trọng sẽ phải tự tay dập tắt “lò”, sau đó, hoặc là phải đầu hàng chúng nó, hoặc là phải tự sát!
    Đấy là hồi kết của Đảng, của lũ cướp CSVN!!!

  3. Xin những bậc hiểu biết, bàn luận về quyết định: “Cho phép đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc lưu hành trên 7 tỉnh biên giới phía Bắc” có hợp pháp, hợp hiến không?
    Kính..

  4. Sự nghiệp chính trị và tiếng tăm để đời của bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân luôn được người đời nhớ đến bằng hành động cho cá ăn rất nhân văn… theo kiểu chợ búa (dịp Obama đến thăm ao cá) và câu nói để đời -khẳng định vị trí nô bộc của bà trước quyền lực của BCT, và tấm lòng luôn hướng về tổ quốc đại hán của bà là câu “Bộ chính trị đã quyết…phải bàn để ra luật thôi”.
    Người dân Việt Nam hãy nhớ lấy để sau này có thái độ cư xử thích hợp với loại “đầy tớ nhân dân” này.

  5. Cũng vì BCT quyết mà cái sân golf như một cục UNG THƯ trong sân bay Tân Sơn Nhất không dám dùng “kéo” để cắt nó, làm cho sân bay bị bệnh nan y

  6. Huy Đức như tôi từng có ý kiến là dlv.cao cấp,cho nên ở đây anh
    ta cứ làm như thử nhà nước CS.cũng có quyền hạn của nó,cũng
    như cái gọi là “quốc hội” mà BCT.phải “tôn trọng” nhưng thực tế
    mà nói thì BCT.có toàn quyền trên chính phủ và quốc hội
    Ngay đến Hiến Pháp mà còn đứng sau Cương Lĩnh của đảng thì
    càng nói HĐ.càng lộ rõ ngụy biện để bênh bậy đảng CS.Đúng là
    đánh tráo,đánh lận con đen !

  7. Không thấy nhắc tới ảnh hưởng của ngoại bang trong các “chủ trương LỚN của đảng”.
    CCRĐ 53-54 phải xin ý kiến chỉ đạo của Nga Tàu, kết quả là thảm sát nhục hình dã man đồng bào, ân nhân khác chi Pol Pot. Sai lầm không trả nổi thịt xương, sai lầm bù đắp bằng những giọt nước mắt giả dối tiên ông.
    Đặc khu, Bô-Xít, Formusa… vì ai và cho ai? đó là tham nhũng cấp độ BCT.
    Nhìn cảnh ngựa xe giao thông lúc nhúc như giòi, nhấp nhô bọ hung, Metro thách đố, mới thấy cái Đảng này trên cả…tuyệt vọng

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây