Vì sao Việt Nam nên từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin (CNML)

Nguyễn Thành Chiến

28-12-2018

Ngay trong cuốn sách của mình (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên) [1], Hồ Chí Minh (HCM) đã chỉ ra rằng, ông không hiểu rõ lắm những khái niệm mà mọi người trong đảng Xã Hội Pháp thảo luận như: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, v.v…

Sau này kể cả khi tham dự Trường đại học cộng sản Toiler of the East (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923, theo nhiều học giả thì HCM trước hết là một nhà cách mạng mang tư tưởng chủ nghĩa yêu nước [2]. Ông ấy thấy CNML như là một phương tiện giúp Việt Nam (VN) giành được độc lập khỏi chế độ thực dân Pháp.

Việc lựa chọn CNML đã giúp cho HCM dẫn dắt Việt Minh và đưa VN giành được độc lập năm 1945 và thống nhất đất nước năm 1975. Đó là điểm sáng duy nhất trong đóng góp của chủ nghĩa này với VN.

CNML thực ra là một mô hình tồi tệ trong xây dựng và phát triển đất nước. Nó bóp nghẹt tự do tư tưởng, tự do biểu đạt và tiêu diệt động lực cho phát triển kinh tế. Những chính sách như Cải cách ruộng đất (1953-1956) [3], Nhân văn-Giai phẩm (1955-1958) [4] không chỉ làm kiệt quệ nền kinh tế mà còn tạo ra một không khí nặng nề và lo sợ trên toàn miền Bắc Việt Nam (Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối – Tri Vũ, Phan Ngọc Khuê [5]).

Nếu so sánh về phát triển kinh tế của hai vùng Bắc và Nam trong khoảng thời gian 1955-1964, ta sẽ thấy CNML đã thất bại như thế nào. Cả hai vùng lãnh thổ đều là vùng chính trị độc tài và được dẫn dắt bởi hai nhà chính trị xuất chúng nhất mà VN từng sản sinh: Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.

Năm 1956 thu nhập bình quân đầu người của hai vùng tương ứng Bắc (40 USD) và Nam (62 USD) thì đến năm 1964, sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát, thu nhập bình quân đầu người miền Bắc chỉ tăng lên 59 USD (tăng 47,5%) trong khi ở miền Nam là 118 USD (tăng 90% và gấp đôi so với thu nhập của người dân miền Bắc) [6] .

Sau năm 1975, mô hình CNML đã gây thêm bao tai họa cho kinh tế và xã hội với Đánh tư sản và Học tập cải tạo, dẫn tới gần 1 triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi. Mô hình phát triển đất nước của CNML thực ra là một thảm họa, đã bị các nước trên thế giới từ bỏ từ lâu.

Hiện tại bóng ma của CNML vẫn tiếp tục ám ảnh đất nước này. Không thể có một số liệu cụ thể để biết rằng có bao nhiêu người còn tin tưởng vào thứ chủ nghĩa này trong Đảng CSVN. Tuy nhiên trong những người VN tôi gặp chưa thấy ai còn tin tưởng vào nó nữa, những người trẻ còn vào Đảng CSVN chỉ mong thuận lợi cho việc tiến thân mà thôi.

CNML đã là lựa chọn của một lớp người Việt đi trước, đáng tiếc là lựa chọn này mang lại thành công cho họ, mặc dù đó là một lựa chọn mà sau này được chứng minh là sai lầm. Một lựa chọn sai trong quá khứ của thế hệ đi trước không có nghĩa là thế hệ hiện tại phải chấp nhận nó. Thể chế chính trị nên là lựa chọn của công dân hiện tại, những người đóng thuế để nuôi bộ máy nhà nước.

Giữ CNML không hề giúp bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cầm quyền vì hầu hết người dân không còn tin tưởng vào nó nữa. Nó chỉ cho người ta thấy sự giả dối bao trùm lên hệ thống chính trị hiện tại. Chỉ cần thay đổi tên nước như cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tên đảng như ban đầu Đảng Lao động Việt Nam và bỏ CNML trong Hiến pháp hiện tại thì bước đầu đã có thể loại bỏ CNML khỏi nền chính trị VN.

Việc từ bỏ CNML trong chính trị sẽ bỏ được bóng ma đã theo đuổi dân tộc này hơn 70 năm. Nó loại bỏ thứ gông cùm vô hình gắn nước ta với Trung Quốc. Nó còn giúp bước đầu đưa nước VN hòa nhập vào văn minh khu vực và thế giới, nơi CNML đã bị quăng vào sọt rác từ nơi nó sinh ra (Đức, Anh) cũng như nơi nó phát triển nhất (Liên Xô, Nga).

Tham khảo:

[1]      Trần DT. Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn Học; 2001. http://www.geocities.ws/xoathantuong/tdt/tdt_00.htm.

[2]      Biography Documentary HD – Ho Chi Minh A Vietnamese Communist revolutionary. https://www.youtube.com/watch?v=nyd02sY-Irs. Published 2017.

[3]      Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cải_cách_ruộng_đất_tại_miền_Bắc_Việt_Nam.

[4]      Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_trào_Nhân_Văn_-_Giai_Phẩm.

[5]      Vũ T, Phan NK. Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối. Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ; 2014.

[6]      Economy of the Republic of Vietnam. From Wikipedia, the free encyclopedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_the_Republic_of_Vietnam.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cái bác montaukmosquito nói rất linh tinh về giải Pham Châu Trinh. Nói lộn ngược. Bùi Nam Sơn, Hồ Ngọc Đại hay Lữ Phương (nếu đọc các bài của họ) thì sẽ không nói bậy rằng họ pro Mác Lê.

  2. Theo giáo sư Nguyeenx Ddinhf Coongs thì:
    Đảng theo CNML, nhưng không phải chỉ có CNML mà từ năm 1941, cùng với Mặt trận Việt Minh, Đảng còn có thêm thứ khác quan trọng hơn, đó là lòng yêu nước, là nguyện vọng đấu tranh cho Độc Lập của đảng viên và của đông đảo nhân dân. Nhờ giương cao ngọn cờ Độc Lập mà Đảng tập hợp được lực lượng. Hỏi những người theo Đảng đi làm cách mạng, đi chiến đấu, tuyệt đại đa số trả lời là vì lòng yêu nước.

    Ngẫm nghĩ cho kỹ, năm 1945, cũng với những chiến sĩ yêu nước ấy, cũng với tinh thần vì độc lập cao cả ấy, nhưng không có CNML thì có lẽ dân ta đã tránh được chiến tranh và huynh đệ tương tàn mà vẫn có được Độc lập thống nhất.

  3. Theo gs Nguyen đinh Coongs : Đảng theo CNML, nhưng không phải chỉ có CNML mà từ năm 1941, cùng với Mặt trận Việt Minh, Đảng còn có thêm thứ khác quan trọng hơn, đó là lòng yêu nước, là nguyện vọng đấu tranh cho Độc Lập của đảng viên và của đông đảo nhân dân. Nhờ giương cao ngọn cờ Độc Lập mà Đảng tập hợp được lực lượng. Hỏi những người theo Đảng đi làm cách mạng, đi chiến đấu, tuyệt đại đa số trả lời là vì lòng yêu nước.

    Ngẫm nghĩ cho kỹ, năm 1945, cũng với những chiến sĩ yêu nước ấy, cũng với tinh thần vì độc lập cao cả ấy, nhưng không có CNML thì có lẽ dân ta đã tránh được chiến tranh và huynh đệ tương tàn mà vẫn có được Độc lập thống nhất.

  4. Lại thêm con Vịt mới cac cạc thành Chiến.
    Bỏ mac le những bác vẫn là cha già dt.
    Nói như TS Hà Sĩ Phu thì Mac lê, hcm cũng chỉ là công cụ cho đảng cầm quyền độc tôn thôi. Vất mac lê và hcm thì đảng csvn này hiện nguyên hình là băng ngóm xã hội đen, là mafia.+( chắc cha Chiến này chẳng hiểu, lượn đi cho nước nó trong)

  5. Ô Lê Xuân Khoa hô hào “Thoát Trung & Thoát Cộng”, Hoàng Hưng nói ủng hộ là chỉ nói đãi bôi, kính lão đắc thọ . Chứ trong thâm tâm chắc ổng nghĩ LXK chỉ là anh trí thức Việt kiều, chống Cộng cực đoan, không am hiểu tình hình “đấu tranh” trong nước vốn flatly reject 2 thứ; sự thật và, theo Phạm Đoan Trang, đạo đức . Đã vậy gặp ngay bác Hà Sĩ Phu, 1 người đã bị Trần Đức Thảo viết bài phản bác . Mà Trần Đức Thảo dân ta thờ từ cọng rau muống trở đi, nên giữa 2 người, TĐT lun lun đúng . Bác HSP kêu gọi “thoát Hồ” nữa! Giời ạ!

    Trung Quốc gắn bó với ta không phải chỉ qua chủ nghĩa Mác-Lê, mà còn qua Bác Hồ kính yêu của chúng ta . Tình cảm Trung-Việt là do Bác Hồ tạo nên . Chính Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã viết, hiềm khích giữa Trung Quốc & Việt Nam là tàn tích xấu xa của bọn phong kiến đế quốc. Chúng ta làm cách mạng là để lật đổ phong kiến đế quốc cùng những tàn tích của chúng, cùng với nó là hiềm khích giữa 2 nước Trung Quốc & Việt Nam . Chúng ta nhất quyết tôn kính Bác Hồ kính yêu thì đừng mong thoát Trung, thoát Cộng hay thoát Mác .

    Ô Lê Xuân Khoa chỉ lẩm cẩm thế thôi, mọi người cứ như Hoàng Hưng, nói vài câu cho ổng vui, không tốn nước bọt lắm . Còn những trí thức Mác xít như Hồ Ngọc Đại là rất đáng kính, chúng ta trước giờ vẫn tôn trọng thì cứ tiếp tục tôn trọng . No Star Where.

  6. Vài điều trong bài này trước khi tớ bàn tới chủ nghĩa Mác ở Việt Nam

    “Ngay trong cuốn sách của mình … ông không hiểu rõ lắm những khái niệm mà mọi người trong đảng Xã Hội Pháp thảo luận như: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, v.v…”

    Nguyễn Sinh Công thời mới qua Pháp lần đầu ăn kem còn không biết phải làm gì . Trước lạ sau quen . Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn nhắc nhở học tập chủ nghĩa Mác là chuyện cả đời . Ô Lữ Phương làm theo nên mới được giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh . Về sau này, ai cũng -ít nhất là tớ- khâm phục tri thức về chủ nghĩa Mác của Bác Hồ .

    “Sau này kể cả khi tham dự Trường đại học cộng sản Toiler of the East (Communist University of the Toilers of the East) năm 1923, theo nhiều học giả thì HCM trước hết là một nhà cách mạng mang tư tưởng chủ nghĩa yêu nước”

    Well, cũng theo nhiều học giả khác, ở Bác Hồ là 1 sự kết hợp hoàn hảo giữa chủ nghĩa dân tộc & chủ nghĩa xã hội, như bác Hồ Ít Le vậy . Và trong 1 bài báo ô Tiến sĩ Trần Hữu Dũng cho là hay, chỉ rõ chủ nghĩa dân tộc của Bác Hồ chúng ta rất rộng . Có nghĩa chủ nghĩa yêu nước của Bác Hồ tức là yêu nước xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam chỉ là 1 phần .

    “Việc lựa chọn CNML đã giúp cho HCM dẫn dắt Việt Minh và đưa VN giành được độc lập năm 1945 và thống nhất đất nước năm 1975. Đó là điểm sáng duy nhất trong đóng góp của chủ nghĩa này với VN

    Nếu tớ không lầm, điểm đó đủ sáng, đủ rực rỡ vinh quang -nhất là “giải phóng miền Nam”, chưa “thống nhất đất nước”- để có thể làm lu mờ tất cả những thứ khác .

    “1 triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi”

    Bác Hồ nói 5% vì được “cải tạo” nên không ủng hộ chính phủ cách mạng . 1 triệu người là những mất mát không (cần) tính trước & mặc kệ . No Star Where.

    “CNML đã là lựa chọn của một lớp người Việt đi trước”

    Là lớp cha ông đã không quản ngại hy sinh gian khổ để chúng ta có được ngày hôm nay . “Uống nước nhớ nguồn” là đạo nghĩa dân tộc .

    “Chỉ cần thay đổi tên nước như cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tên đảng như ban đầu Đảng Lao động Việt Nam và bỏ CNML trong Hiến pháp hiện tại thì bước đầu đã có thể loại bỏ CNML khỏi nền chính trị VN”

    Có bỏ được chủ nghĩa Mác-Lê không cần coi lại . Nhưng ít nhất ta có thêm 1 phiếu để trở về với thời Bác Hồ .

    “Nó loại bỏ thứ gông cùm vô hình gắn nước ta với Trung Quốc”

    Haha, good the fook luck! Tớ sẽ nói sau .

    OK, bi chừ tớ bàn về chủ nghĩa Mác ở Việt Nam

    Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam là here to stay, theo Nguyễn Tiến Tường, thêm ngàn năm . Chủ nghĩa Mác là 1 trong 1 ít thứ có thể gọi là “Lòng dân, ý Đảng”, aka đừng hòng bỏ . Chứng cớ ? Tớ vừa đọc list những người được giải thưởng Phan Chu Trinh, về phía trong nước, phần lớn họ dính dáng không ít thì nhiều tới xây dựng & bảo vệ chủ nghĩa Mác ở Việt Nam . 1- Lữ Phương, nửa giải văn hóa là do thành tích bỏ ra cả đời để nghiên cứu chủ nghĩa Mác . Nửa giải kia vì cuốn sách tạo tiền đề mang tính “khách quan & khoa học” cho việc thanh trừng văn hóa miền Nam trước “thống nhất”. 2- Bùi Văn Nam Sơn, vì có công dịch & truyền bá Hegel, là cái đế thần học của chủ nghĩa Mác . Hiểu & tôn kính Hegel sẽ dẫn tới 1 nền tảng kiến thức cho việc thấu cảm hơn chủ nghĩa Mác . 3- Giáo sư Hồ Ngọc Đại, vì đã dựa vào chủ nghĩa Mác để tạo ra “công nghệ giáo dục”. Ngay cả nhà báo Việt kiều Ngô Nhân Dụng cũng nói tốt cho gs Hồ Ngọc Đại đơn giản chỉ vì ông ta sùng bái chủ nghĩa Mác .

    Với trí thức như thế, bỏ chủ nghĩa Mác là chuyện không tưởng .

    Tuy vậy, nếu ai thật sự muốn đạp đổ chủ nghĩa Mác xuống tận bùn nhơ, tớ chỉ cho 1 bật mí, ủng hộ chủ trương đổi mới của Đảng . Nước Việt Nam là 1 nghịch lý, another one wouldn’t make it any worse. Ví dụ cụ thể: Bài “Tính tiên phong, gương mẫu – từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đến thực tiễn hiện nay” trên (where else) tạp hý Cộng Sản, tác giả là Ts Nguyễn Văn Hào, Học viện Chính trị khu vực III. Bài nói về đạo đức của đảng viên suy ra từ bản Tuyên Ngôn Cộng Sản . Ổng phang 1 câu “Học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị là cơ sở để củng cố niềm tin vào con đường đổi mới, hội nhập”. Có nghĩa đọc TNCS là để học tập về đạo đức cách mạng (khá “cụ thể” -đ/v Marx, tất nhiên- trong TNCS), và với đạo đức cách mạng từ việc học tập TNCS, đảng viên sẽ tin & ủng hộ “chủ trương đổi mới của Đảng”.

    Tớ trích thẳng bản TNCS “Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành” & bổ túc “trật tự xã hội hiện hành” là xã hội tư bẩn, that is.

    Theo (rất) nhiều người, bản TNCS, song song với 1 số khái niệm về đạo đức cộng sản, còn là bản tuyên án đanh thép chủ nghĩa tư bẩn . Đọc nó xong, tớ sẽ văng tên thủ tướng nhà mềnh khi nghĩ tới “chủ trương đổi mới & hội nhập của Đảng” như 1 người bị Tourette’s. Để vừa đọc (xong) TNCS, vừa ủng hộ cái của khỉ đó, phải cần có 1 loại người mới (xã hội chủ nghĩa, maybe), and i most definitely dont wanna be any part of that xít .

    Chỉ có thể kết luận, toàn Đảng đang dốc sức phản bội chủ nghĩa Mác . Cũng chính vì vậy mà người dân càng ngày càng mất lòng tin vào Đảng .

    Có nghĩa nếu ai thật sự muốn đập phá, đột phá, đập đổ, đập tan, đạp đổ chủ nghĩa Mác xuống tận bùn nhơ, chỉ còn cách ủng hộ chủ trương đổi mới & hội nhập của -i kid you not- Đảng Cộng Sản .

Leave a Reply to Pham bon Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây