Hàn Quốc và văn hoá “từ chức, bãi nhiệm”

FB Thông tin Hàn Quốc

12-12-2018

Ngày 8/12, tàu cao tốc KTX đi Gangneung đến Seoul, chở 198 hành khách đã bị chệch 10 toa tàu khỏi đường ray tại Hàn Quốc khiến 16 hành khách trên tàu bị thương. Đội điều tra phát hiện ra rằng điểm chệch tàu trước đó đã 6 lần phát tín hiệu cảnh báo có bất thường, nhưng đội bảo trì của KORAIL chỉ đến tra dầu chứ không có bất cứ biện pháp xử lý nào khác.

Chỉ 2 ngày sau, tức là ngày 11/12, giám đốc của công ty vận hành tầu trên là Korea Railroad Corp. (KORAIL), ông Oh Young-shik đã từ chức. Ông cúi đầu xin lỗi người dân vì đã không thể giữ đúng cam kết bảo đảm an toàn cho người dân.(Hình 1) Ông tự thấy bản thân mình phải chịu mọi trách nhiệm về những tai nạn đã xảy ra, đồng thời hy vọng tai nạn lần này sẽ là cơ hội để ngành đường sắt cải thiện những vấn đề căn bản.

Mặc dù không xảy ra thương vong nhưng Bộ trưởng Bộ Giao thông Hàn Quốc ngay sau đó cũng đã có mặt tại hiện trường và cúi đầu xin lỗi quốc dân (hình 2).

Việc cán bộ cao cấp đứng ra nhận trách nhiệm, cúi đầu xin lỗi người dân; nghiêm trọng hơn là từ chức hay bãi nhiệm đã trở thành văn hoá trong chính phủ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Người đứng đầu từ chức để nhận trách nhiệm, để lương tâm không bị cắn dứt; họ từ chức vì họ thấy đáng ra họ phải làm được tốt hơn.

Với những trường hợp vụ việc gây ảnh hưởng trên diện rộng thì chính phủ sẽ ngay lập tức bãi nhiệm người chịu trách nhiệm cao nhất như bãi nhiệm Tổng thống Park Geung Hye do lạm dụng quyền hạn, xử lý ứng cứu yếu kém trong tai nạn đắm tàu Sewol (2014); Bãi nhiệm Bộ trưởng Bộ y tế sau đại dịch MERS (2015). Ngay cả đến khi về hưu như Cựu Tổng thống Lee Myeong Park cũng không tránh khỏi vòng lao lý và phải sống những ngày cuối đời trong nhà giam vì tham nhũng (2017).

Có thể nói không ở đâu mà làm Tổng thống khổ như Hàn Quốc, đến nỗi báo chí nước ngoài cũng đăng tin “Tổng thống Hàn Quốc có xu hướng đi tù”. Trong xã hội dân chủ thì càng có chức to càng có nhiều gánh nặng và phải làm việc đúng nghĩa là “nô bộc của dân” nếu không muốn sống những ngày chua chát sau khi kêt thúc nhiệm kỳ.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Người Việt hay sử dụng cụm từ “văn hóa từ chức “,thật ra nó cũng không lột tả hết được bản chất của sự việc và đâu là lý do mà người ta phải tự giác như vậy. Với một chương trình học tập du nhập của phương tây nên góc nhìn đánh giá của người dân rất chuẩn xác (chưa kể đến các đối thủ cạnh tranh), nên tốt nhất là tự giác và như vậy sẽ giữ lại một phần nào danh dự…..

Leave a Reply to Ta huu quang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây