Hãy chấm dứt loại tượng đài nghệ thuật xóm này lại!

FB Lưu Trọng Văn

12-12-2018

Quảng Bình quê gã đã ra quyết định xây dựng tượng đài cụ Hồ với nhân dân Quảng Bình với số tiền 78 tỷ.

Gã tạm không bàn chuyện giữa lúc bà con quê gã còn nghèo đói, nhiều trường học vùng sâu vùng xa còn rách nát, nhiều đứa trẻ đến trường còn lội suối vì không có cầu mà các quan tỉnh hè nhau “học và làm việc theo tấm gương chủ tịch HCM” lại nỡ lòng nào bỏ ra số tiền tấn để làm tượng đài dâng cụ.

Gã chỉ bàn đến giá trị nghệ thuật của tượng đài này thôi.

Nói cho nhanh: cũ kĩ và rất xóm.

Tượng đài ông Hồ ở Quảng Bình. Ảnh trên mạng

Ở thế kỉ 21 này rồi mà tư duy nghệ thuật làm tượng đài vẫn bị chính trị hoá thô thiển theo kiểu hồng vệ binh Maoist.

Cụ Hồ với nhân dân thì phải có đầy đủ công nông binh, trí, dân chài ,trẻ con, bà con các dân tộc. Rồi lãnh tụ thì phải đứng thẳng , quần chúng thì vây quanh và ngước nhìn ngưỡng mộ lãnh tụ. Lãnh tụ thì phải cao hơn nhân dân cái đầu.

Gã cảm nhận tượng đài này như hình các người máy.

Gã không chống lại việc đất nước cần có những tượng đài lịch sử. Nhưng gã chống lại chuyện lấy tiền của dân làm những tượng đài theo tư duy chính trị xóm, thiếu giá trị nghệ thuật .

Nếu quả thực nhân dân quê gã yêu kính cụ Hồ thì nên mời các nhà điêu khắc tài năng làm bức tượng cụ ngồi bên cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển. Cụ ngồi một mình trầm tư. Tuỳ ai hiểu cụ trầm tư về cái gì: cái đẹp? Đất nước bị chia cắt? Dân còn quá nghèo? Một câu thơ?

Nơi đây cụ Nguyễn Du từng nhìn ra cửa bể này làm câu thơ:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa…
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mát biết là về đâu?

Với thận phận nàng Kiều như thân phận dân tộc thì
mần răng một người như cụ đã từng đến nơi này lại
không trầm tư cho được?

Cụ Hồ với hình ảnh như thế gần dân quê bọ biểt chừng nào.

Và… một tượng đài như thế chỉ tốn vài tỷ là hết đất.

Nhưng các quan quê bọ lấy chi mà ăn hè?

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Hồ Chí Minh ngày nào là thần tượng của dân VN mà bây giờ thành thứ để người ta lợi dụng để tham nhũng. Làm sao nghiệm thu được một tượng đài. Bọn chúng khoái làm tượng đài để chia nhau xà xẻo của công tức tiền thuế của dân dù biết trước có ngày những tượng ấy sẽ bị xô ngã như các pho tượng của Staline, Lenine.

  2. Thích Ca Mâu Ni, Jesus,… là những vị Thánh và có thể cao hơn Thánh được loài người ngưỡng mộ, sùng kính và được dựng tượng rất nhiều. Có ngôi chùa nào mà không có tượng Thích Ca, có ngôi nhà thờ nào mà không có tượng Jesus. Hồ Chí Minh cũng là thánh nhân, thánh nhân CSVN, được người CSVN ngưỡng mộ, tôn sùng, ca ngợi,… thì được dựng tượng đài thì có gì “trái tai, gai mắt” ? Tuy nhiên, 78 tỉ chắc chắn không do người CS làm ra mà do người dân đóng thuế. Người Quảng Bình nghèo khó phải chịu cực khổ để Bác Hồ có tượng đài khắp các tỉnh thành VN. Nên nhớ, tượng Phật, tượng Chúa không do ngân sách quốc gia mà do tín đồ.

    • Rất chính xác . Thiên chúa giáo có nhà thờ, phật giáo có chùa, Cộng Sản Việt Nam cần 1 thứ gì đó tương tự, tớ đề nghị “Nhà Bác Hồ”. Có nghĩa ngoài tượng đài rải khắp đất nước, “nhà Bác Hồ” cũng nên mọc khắp hang cùng ngõ hẻm .

      Chuyện tiền nong của dân đóng thuế tức là để nuôi Cộng Sản . Sau khi Cộng Sản phủ phê, lấy tiền còn dư để xây tượng Bác Hồ .

      “Người Quảng Bình nghèo khó phải chịu cực khổ để Bác Hồ có tượng đài khắp các tỉnh thành VN” & “tượng Phật, tượng Chúa không do ngân sách quốc gia mà do tín đồ” => người Quảng Bình là tín đồ Bác Hồ, đã nghèo đói nhưng vẫn hy sinh để xây tượng Bác Hồ . Thông minh thì ráng mà chịu thui .

  3. Tớ thấy đề nghị của Lưu Trọng Văn có nhiều điều mà khi Bác thiếu tá Hồ Quang kính yêu của chúng ta còn sống cũng có thể không vừa lòng .

    Qua Nhân Văn-Giai Phẩm, ta có thể thấy Bác Hồ kính yêu không thích những biểu hiện 2 mặt, không thích tính nhân đạo chung chung … nói chung nghệ thuật xã hội chủ nghĩa là phải rõ ràng, dễ hiểu để tầng lớp nhân dân lao động vốn đang bị/được Đảng bóc lột & bần cùng hóa cũng có thể hiểu được nội dung . Vả lại đúng là nhân loại đã qua thế kỷ 21, nhưng ở Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh vẫn không xuy xuyển, không nhúc nhích thì chúng ta nên mặc kệ thiên hạ, chỉ cần biết ta & Bác Hồ là (quá) đủ . Thêm 1 điều nữa, mẫu mã đã được Nhà nước công nhận, tức là đúng với pháp luật, cũng có nghĩa đây là “chất lượng sống” của bọn hồng vệ binh văn hóa mang tên “chất lượng sống (được nhà nước công nhận & đúng pháp lựt). Tuân thủ pháp luật sẽ làm cho cô Bích Ngà nhà ta có chết thì lương tâm cũng thanh thản . Không đúng pháp luật nhà nước, có lẽ cổ chết hổng nhắm mắt . Dị òm .

    Riêng tớ, đây chỉ là tượng Bác Hồ, có phải là cái gì đâu mà tý toáy om sòm cả lên . Tớ chỉ có điều phàn nàn, tượng Bác Hồ không giống . Nếu tớ là người chủ trì thì nguyên project phải làm cho đúng . Mời cố vấn Trung Quốc & nhờ chính phủ Trung Quốc release thêm tài liệu về Bác Hồ từ lúc gia nhập quân đội Tàu Cộng cho tới lúc lên được chức thiếu tá . Sau đó, sửa lại tượng Bác cho giống y đúc thiếu tá Hồ Quang . Nếu Quảng Bình làm được chuyện này, them gonna make history! Lần đầu tiên trong lịch sử, tượng Bác Hồ ở Quảng Bình sẽ tạo ra chuẩn mới cho tính khách quan & khoa học trong (tới bây giờ có lẽ nên có) chuyên khoa xây tượng Bác .

  4. “Gã không chống lại việc đất nước cần có những tượng đài lịch sử. Nhưng gã chống lại chuyện lấy tiền của dân làm những tượng đài theo tư duy chính trị xóm, thiếu giá trị nghệ thuật .

    Nếu quả thực nhân dân quê gã yêu kính cụ Hồ thì nên mời các nhà điêu khắc tài năng làm bức tượng cụ ngồi bên cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển. Cụ ngồi một mình trầm tư. Tuỳ ai hiểu cụ trầm tư về cái gì: cái đẹp? Đất nước bị chia cắt? Dân còn quá nghèo? ”
    Ông Văn phê phán về việc lấy tiền của dân làm tượng bác Hồ không đẹp chứ vẫn muốn có tượng bác Hồ “trầm tư nhìn ra biển” một cách nghệ thuật xứng với tấm lòng kính yêu của nhân dân với cụ Hồ với 6 mươi mấy tỷ đồng tiền thuế.
    “Nơi đây cụ Nguyễn Du từng nhìn ra cửa bể này làm câu thơ:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa…
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mát biết là về đâu?

    Với thận phận nàng Kiều như thân phận dân tộc thì
    mần răng một người như cụ đã từng đến nơi này lại
    không trầm tư cho được?

    Cụ Hồ với hình ảnh như thế gần dân quê bọ biểt chừng nào.”
    Ông Văn so sánh cụ Hồ với hình ảnh cụ Nguyễn Du.
    Cụ Nguyễn Du buồn vì thân phận nàng Kiều
    Cụ Hồ “trầm tư” vì “thân phận dân tộc”.
    Bài này sao ông Văn không đăng vào báo Nhân Dân . báo này có nhân dân yêu kính bác Hồ mà đăng vào trang “Tiếng Dân” .

  5. Cùng với cái lăng chình ình giữa Ba đình, các tượng đài nhan nhản khắp nước là di họa mà Hồ Chí Minh để lại cho dân, không biết đến bao giờ.

  6. Các tượng đài do CS dựng lên, chủ yếu là để tuyên truyền (nhảm nhí) và để……rút ruột (ăn chia), còn hình mẫu thì chỉ là những tượng để thờ, thậm chí là nơi để các chị em ta ra đón khách, chứ có “nghệ thuật” chi mô ?…Đéo ai thèm ra đó mà ngắm nghía theo kiểu “thưởng lãm nghệ thuật” đúng nghĩa ?!
    Thế mới có câu vè về các tượng đài CS như sau :

    Tượng đài, tượng đái, tượng….đai
    Công trình “nghệ thuật” (mà) đéo ai thèm dòm.

    Ai qua, ghé bến Ninh Kiều
    Dưới chân tượng “Bác”….. “Đĩ” nhiều hơn dân (*)

    (*) chữ “Bác” phải viết hoa vì ngày xưa “Bác” đã tự “đi xuất khẩu lao động” rồi nhân thể “tìm đường cứu nước….Tàu”; Còn “Đĩ” ngày nay cũng phải viết hoa vì đã có hàng trăm ngàn “cái Đĩ” cũng “xuất ngoại” để “cứu đói” và gởi tiền về “xây dưng quê hương” ; Tóm lại, Bác thì có công “đánh thằng giặc Mỹ”, còn Đĩ thì có công giúp “Ta xây dựng gấp mười ngày….xưa”.

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây