Thượng tôn pháp luật hay không đều chết

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

11-12-2018

Pháp luật được đặt ra là để con người điều chỉnh hành vi sao cho các cá nhân, tổ chức này không gây hại cho các cá nhân, tổ chức khác, nhằm tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa người và người. Lý thuyết là như thế. Trong thực tế, nhiều nước có tư tưởng dân chủ, đa nguyên đã làm được điều này. Pháp luật được thượng tôn, không một cá nhân, tổ chức, đảng phái nào đứng trên pháp luật.

Tại Việt Nam, ta cũng đã có Hiến pháp, các bộ luật, các nghị định và nhà nước cũng luôn kêu gọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Nhưng, càng ngày luật càng bị bẻ cong đi một chút, lách một chút, lợi dụng một chút, nên bây giờ xã hội chẳng còn biết sống làm sao bởi thượng tôn pháp luật thì chết mà không thượng tôn cũng chết.

Tại sao thượng tôn pháp luật lại chết? Điều này nghe chừng không đúng. Sai quá. Bậy bạ quá. Nhưng thực tế là vậy. Ta thử đi vào một vài ví dụ:

Bạn cần làm giấy tờ, bạn là người thượng tôn pháp luật không đưa hối lộ, bạn làm đúng các trình tự thủ tục, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian đi lại, công sức, tiền bạc so với những người không thượng tôn pháp luật đưa hối lộ. Bạn sẽ bị hành cho ra bả.

Bạn là chủ một doanh nghiệp, bạn là người thượng tôn pháp luật, bạn không làm hai bộ hồ sơ kế toán, bạn đóng thuế đàng hoàng đầy đủ, bạn không hối lộ, không bôi trơn, bạn sẽ không thể tồn tại.

Trong một xã hội tràn ngập hàng gian, hàng giả, lẫn lẫn lộn lộn, bạn thượng tôn pháp luật làm ăn chân chính, bạn sẽ không thể cạnh tranh nổi. Bạn cố? Sau một năm bạn sẽ chết. (Cái này mình chết nhiều rồi).

Trong một cơ quan, mọi thứ đã có sự chung chi phần trăm này nọ. Bạn thương tôn pháp luật đòi tố cáo hoặc chỉ là không tham gia vào cái guồng chung chi đó? Họ sẽ tìm cách làm cho bạn sống dở chết dở rồi bị đánh bật ra ngoài.

Luật đã bị bẻ cong, bôi trơn, tùy hứng theo tiền và quyền lực từ lâu rồi. Bạn chỉ có thể ăn may chứ không thể trông chờ vào sự thượng tôn.

Một xã hội như thế, thượng tôn thì chết, thế thì ta không thượng tôn để sống vậy. Đừng vội mừng, bạn cũng sẽ chết. Một cách nhục hơn.

Bởi bạn đã trở thành tù nhân dự bị, bất kỳ lúc nào bạn cũng có thể vô tù vì điều đó, nếu bị lộ hoặc bị sự cố hoặc chỉ đơn giản là bị ghét, hoặc vì tranh giành.

Bạn nộp tiền cho A để A làm ngơ cho bạn xây nhà trái phép. B ghét A, muốn đập A, B lôi vụ việc ra, A bị đập, bạn mất nhà, A chưa chắc chết nhưng bạn chết chắc.

Bạn là bác sĩ, quy trình làm việc phải là a,b,c. Giám đốc bệnh viện chỉ đạo d,g,f, bạn không tuân thủ chỉ đạo thì bạn có nguy cơ bị đuổi việc, có nguy cơ không thể tiến thân, nhưng tuân thủ chỉ đạo thì khi sự cố xảy ra bạn sẽ lãnh hết, một mình.

Thậm chí khi bạn là quan chức, có tiền, có quyền, bạn cũng chết bởi đứa có tiền và quyền hoặc gian xảo hơn.

Không một ai an toàn.

Nhưng, nếu bạn thượng tôn pháp luật thì ít ra bạn còn giữ được lương tâm khi chết.

Tất cả đều là nạn nhân của một thể chế chính trị quái gỡ, hoang đường, đầy dối trá. Hãy ngẫm về điều đó.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết nêu các khía cạnh lập luận khá bén và xác thực: Cỡ nào cũng CHẾT!
    Các bạn bình luận ai cũng có lập trường sắc sảo. Tác giả không đưa ra một giải pháp, chỉ nói nếu “thượng tôn pháp luật” thì chết ít ra còn giữ được lương tâm. Có thật vậy không?
    Pháp luật của VN XHCN nằm trong tay của thằng vừa đá banh vừa thổi còi. Như thế thì nó muốn cho SỐNG hoặc cho CHẾT, hay cho LỜ ĐỜ như cá trên thớt đối với từng cá thể trong xã hội- là quyền của nó.
    Không tốt đấy! Một pháp luật như thế chỉ tạo ra những vùng cấm đoán trói chặt quyền tự do và nhân phẩm của công dân. Khi không còn tự do và nhân phẩm nữa, con người sẽ có khuynh hướng bạo hành, độc ác, lươn lẹo và vô cảm. Hãy nhìn đạo đức xã hội hôm nay, xem có đúng như thế không?

    ….Làm gì còn có chữ lương tâm để giữ lại??
    Muốn lương tâm còn. Phải lật đảng chó. Trao lại luật pháp vào một chế độ mới, DO DÂN và VÌ DÂN. Thưa tác giả…

  2. Những ví dụ về “thượng tôn pháp luật” mà tác gỉả đưa ra đều thuộc phạm trù đạo đức, như không được hối lộ, không được tham nhũng, vì nó là xấu, trái lương tâm.
    Cái “pháp luật cao nhất” là Hiến pháp, trong đó đều có ghi những quyền con người, lại bị chính lũ cầm quyền không “thượng tôn pháp luật”, khi chúng không cho người VN hưởng những quyền ấy.
    Nếu “thượng tôn pháp luật” là nhân dân phải xuống đường biểu tình, đòi quyền làm người, nói theo tác gỉa, có thế mới “giữ được lương tâm”.
    Nói theo kiểu Tây, như thế mới có lương tâm tốt, trong sạnh.

    • Nhưng ta đang nói về Việt Nam, Việt Nam hổng phải Tây . Sắp tới, luật an ninh mạng thành hiệu lực . Hy vọng mọi người “thượng tôn pháp luật” để khi chết, lương tâm nó thanh thản nhá .

      On a serious note, tớ hoan nghênh tất cả mọi biểu hiện coi thường pháp luật của Đảng, kể cả hối lộ . Đứa nào đủ điên để “thượng tôn pháp luật” … cant argue w stupid, i guess.

      Đạo đức … ngoài đạo đức cách mạng, aka đạo đức Hồ Chí Minh ra, có ai biết đạo đức mặt mũi ra sao . Miễn là, như Phạm Lê Vương Các, tôn trọng “thượng tôn pháp luật” thì lương tâm thanh thản thui . Nhớ “thượng tôn pháp luật” cũng có nghĩa không chống đối, không đòi lật đổ lun đấy .

      Bà này chỉ buồn bực khi mọi người không ai tôn trọng pháp luật Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa thui . Chắc đã nhiều lúc mất ngủ vì chiện này .

  3. Cái quan trọng nhất mà tác giả không bàn đến: pháp luật do bọn kẻ cướp ban hành thì dân chúng có cần thượng tôn hay là không!?

  4. “Nhưng, nếu bạn thượng tôn pháp luật thì ít ra bạn còn giữ được lương tâm khi chết”

    Pháp luật xã hội chủ nghĩa thì cái lương tâm giữ được khi chết là lương tâm xã hội chủ nghĩa . Chúc mọi người may mắn trong việc giữ được cái kiểu lương tâm … hết biết phải nói thế nào này .

    Chế độ còn sống lâu … lắm lắm lun . Nó không thể chết, đơn giản vì chẳng ai chống nó cả .

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây