Đừng đổ lỗi do mưa

FB Dương Phong

10-12-2018

+ Đà Nẵng mưa lớn thật. Nhưng tác hại lớn nhất không phải do mưa mà các đầu óc phá vỡ quy hoạch của tự nhiên đã định đoạt hàng vạn năm qua. Trước đây tôi đi công tác xe máy vào Đà Nẵng, đứng trên đèo Hải Vân ngó xuống rất nhiều mảng xanh. Nay những mảng xanh ngày càng thu hẹp lại và Sơn Trà thì loang lỗ. Nếu ai đó chịu khó sưu tầm những bức ảnh vệ tinh Đà Nẵng 20 năm trước và nay sẽ thật khác nhau như thế nào.

+ Mức độ bê tông hóa của Đà Nẵng khốc liệt như Hà Nội và Sài Gòn. Những tầm nhìn về hạ tầng môi trường, thoát nước không bắt kịp đô thị hóa bê tông đã dẫn đến tai ương phải gánh chịu không phải 1 trận mưa mà phải hàng thập kỹ sau hoặc lâu hơn nếu không có những chỉnh trang căn cơ. Trên mặt đất, các doanh nghiệp làm khu đô thị thường muốn làm mặt đường nhỏ lại, các lô đất làm nhà sát rạt nhau, không có không gian xanh đủ tốt với mục đích bán thật nhiều đất.

+ Các nhà hoạch định tính toán thấy mức độ nộp ngân sách lớn đã xem đó là thành tích đã dẫn đến nước mưa ùn ứ khủng khiếp hơn cả ách tắc giap thông dẫn tới bất cứ người dân nào cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề mà báo chí, mạng xã hội đưa tin. Ngân sách tăng thêm từ đất đang làm đẹp các báo cáo trước hội đồng nhưng tiện tích công cộng thì một trận mưa đã phơi bày ra ngập úng diện rộng. Thành phố đáng sống đã mất nhiều điểm trong một trận mưa mà cả nước biết đến lời ca thán của người dân qua báo chí và mạng xã hội.

+ Dưới mặt đất hệ thống thoát nước không tương xứng với tỉ lệ bê tông hóa và sự biến mất của các mảng xanh. Việc phá đê bao nhằm thoát nước chỉ là tình thế tạm thời. Các đường thoát nước nhỏ hẹp của hàng chục năm trước đến nay đã không còn hữu dụng. Những món vay về môi trường trước đây phục vụ thoát nước cho tầm nhìn hàng trăm năm đã không thực thi hiệu quả đã dẫn đến hệ quả lũ lụt lớn nhất 40 năm qua.

+ Có lẽ, các chính sách xây dựng các khu đô thị cần có chính sách thực thi hệ thống thoát nước hiện đại mà ô tô loại siêu trường siêu trọng chạy được bên trong nó mới có thể cứu được những trận lũ lớn sau này cho hậu thế làm ăn, phát triển kinh tế. Không riêng cứ gì Đà Nẵng mà bất cứ khu đô thị nào ở bất cứ nơi nào trên quốc gia đều phải tính tới thoát nước cho trăm năm hoặc vài trăm năm sau. Nếu không kinh phí khổng lồ sẽ đổ vào chắp vá mà lụt vẫn hoàn lụt.

+ Đừng lý lẽ rằng, các làng quê miền Trung sao năm nào cũng lũ lụt. Ở đó do điều kiện địa lý. Và những dòng sông là nơi cứu cánh thoát lũ cho làng quê có địa lý như vậy. Những thành phố mà rồi lũ lụt như làng quê là điều đáng hổ thẹn với những nhà hoạch định chính sách đô thị. Và mưa như vừa qua là điều đáng để nhận thấy nó lật tẩy việc thu ngân sách từ đất đai không phải là con số đẹp đẽ. Mưa là dịp tốt để thấy các quy hoạch không tôn trọng tự nhiên phát tác như thế nào.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Thui thì để bữa nào tui ghé xem Đà nẵng là thành phố đáng tắm (mưa), lụt lội thế nào.

    nhờ ơn Đảng, nhờ ơn bác, nhờ ơn nhà nước …

  2. sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi. bạt núi, phá rừng, lấp biển, xây nhà cao tầng san sát, hậu quả mặc kệ con cháu ráng giải quyết. Còn bây giờ tao chỉ biết tiền tiền tiền. Khi đất nước dưới quyền sinh sát của độc đảng vừa dốt vừa tham thì sau khi bán đất nền , bán đặc khu xong bán cả nước Việt. Thôi cũng xong cho rồi.

Leave a Reply to Ha Dang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây