Việt phủ Thành Chương – Văn hóa hay không?

FB Chất lượng cuộc sống

9-12-2018

Việt Phủ Thành Chương tồn tại không đúng quy định của luật pháp, điều này đã được UBND Hà Nội xác nhận.

Việt phủ không thuộc diện nhà nước công nhận là di tích, công trình cần được bảo tồn, hay thắng cảnh hoặc địa điểm kinh doanh du lịch. Nói cho đúng, nó chỉ là công trình để thoả mãn đam mê cá nhân của hoạ sĩ Thành Chương. Cái tên của nó đã nói lên điều này.

Nói nó là một công trình mang nét văn hoá Việt thì quả là khiên cưỡng. Sở dĩ khiên cưỡng bởi nó chỉ mang những nét đặc thù của một vài nơi, cóp nhặt mỗi chỗ một chút, không có quy hoạch kiến trúc tổng thể. Không hoàn toàn đại diện được cho văn hoá Việt.

Nhưng muốn bàn tới được văn hoá, con người cần phải sống, mà muốn sống được, lại cần phải có pháp luật.

Không có chỗ nào trên hành tinh này không tôn trọng pháp luật, lại có thể có văn hoá, làm về văn hoá hay mang một điều gì đó đại diện cho văn hoá.

Pháp luật là thứ duy nhất được cộng đồng viết ra, tuân thủ nó để gắn kết với nhau, sống chung với nhau và tránh xung đột. Cộng đồng có tiến bộ hay không, cũng là nhờ tuân thủ triệt để luật pháp hiện hành.

Như vậy, muốn duy trì Việt phủ theo hướng bảo tồn văn hoá, cần phải lập hội đồng khoa học thẩm định cấp nhà nước về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, khảo cổ…

Khi hội đồng khoa học công nhận nó thì lúc ấy, đưa ra hội đồng Thành phố biểu quyết dựa trên thông tin của sở tài chính cung cấp: ngân sách thành phố hiện tại, có khả năng mua lại nó hay không? Hoặc cho tồn tại để Hoạ sĩ Thành Chương khai thác thì phương án cụ thể tiếp tục xây dựng và phát triển nó ra sao?

Tất cả những điều này phải được trình bày rõ ràng, minh bạch, hợp lý và có tính khả thi.

Đấy là cách duy nhất giữ Việt phủ một cách công bằng và hợp lý nếu nó thực thụ là một công trình có giá trị kiến trúc và văn hoá.

Ngược lại, nếu nó chỉ là một thứ trá hình, lấy vỏ bọc là văn hoá thì nên di rời hay dẹp bỏ để đảm bảo tính công bằng của pháp luật là chuẩn xác hơn cả.

Giữ lại một công trình dạng như vậy, e là khó. Thường, dưới con mắt thẩm định nghiêm túc của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, một công trình vi phạm luật pháp, chỉ được giữ lại khi nó là một tuyệt tác, một sự sáng tạo chưa từng có. Những người làm khoa học thực thụ, không đánh giá cao sự lắp ghép, sao chép và tôn vinh nhân danh bất kể điều gì.

Còn nếu cứ duy trì công trình của hoạ sĩ Thành Chương theo những lập luận về văn hoá đầy cảm tính, sẽ có những người khác lên và tiếp tục làm những công trình lớn hơn, quy mô hơn và “văn hoá” hơn như thế. Lúc ấy, tính nghiêm minh và sự công bằng của luật pháp sẽ không còn nữa.

Thứ tệ hại nhất của cộng đồng là luật pháp bị dẫm lên, bị huỷ hoại chứ không phải mất đi một vẻ đẹp.

Hồn cốt Việt ngàn đời nay luôn được lưu giữ như hơi thở của đồng bào. Nó chỉ bị mất đi khi sự tôn trọng luật pháp không còn nữa mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đứng về danh từ Kiến trúc, từ PHỦ không dành cho kiến trúc đời thường, mà là loại Kiến trúc đặc biệt dành cho các vĩ nhân Dương thế gồm vua chúa hoặc quan lớn trong triều , như Bắc Bộ Phủ, Phủ toàn quyền Đông Dương, Phủ đầu Rồng, Phủ Chúa, Phủ Tổng đóc… hoặc các công trình mang tính tâm linh, gồm tòa ngang dẫy dọc giành cho việc thờ cúng Thánh Thần, như Phủ Tây Hồ, Phủ Mẫu, Phủ ông Hoàng….
    Vậy đứng về mặt Kiến trúc, Phủ Thành Chương không rõ là công trình của người Dương thế hay của người Âm. Hơn thế nữa lại có thêm chữ VIỆT.
    Vậy phải chăng VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG là công trình Âm Phủ của CON MA NƯỚC VIỆT.

    Đứng về mặt nghệ thuật.
    Xuất hiên ở Sóc Sơn đã khoảng 20 năm nay, có người lên án, có người khen , đã dẫn theo nhiều kẻ bắt chước, tự do xây cất, sao chép, nhăt nhanh đủ thứ mang về đây hổ lốn như một nồi xôi đõ
    Và cứ thế nó tồn tại một cách vô duyên khiến giới kiến trúc, nghệ thuật cảm thấy vô cùng xấu hổ

    • Đặt tựa cho tác phẩm/sáng tạo/bất cứ cái gì không thuộc quyền thẩm định của ai ngoài chính tác giả . Curtis Institute hiện thời có 5 bản mang tựa “Great American Piano Solo” nhưng có ai biết tới nó đâu . Chưa kể những khái niệm xa xưa đã trở thành lạc hậu . Sonata là 1, có còn giữ khái niệm cổ điển nữa đâu . Rồi bao nhiêu tác giả, nghệ sĩ đặt tựa Untitled # n để người thưởng ngoạn muốn đặt tựa gì cũng được . Chuyện ô Thành Phong đặt tên của tư gia của ổng là “Việt Phủ” là chuyện riêng của ổng, cũng như ổng đặt tên con . Heck, có người mang hiệu “Nguyễn Ái Quốc” nhưng những gì ổng làm phải làm người ta thắc mắc ổng là “Hán thật” hay “Hán gian”. Và tất nhiên, người Việt mềnh xây cái lăng to đùng cho ổng .

      “Và cứ thế nó tồn tại một cách vô duyên khiến giới kiến trúc, nghệ thuật cảm thấy vô cùng xấu hổ”

      Không có nghĩa “giới kiến trúc, nghệ thuật” có quyền lên án nó . Nếu cảm thấy bức xúc, hãy tạo ra những thứ “có duyên” hơn . Nhiều cái đẹp thì cái xấu chả cần lên án cũng cuốn xéo . Đàng này lên án nó như 1 hồng vệ binh chính hiệu, lại mang “nhà nước chứng nhận” ra làm mộc … tớ mà là nghệ sĩ người Việt, nếu tác phẩm của tớ được “nhà nước” này chứng nhận, chính tớ phải coi lại what the fook did i just create?

      Nước Việt mềnh, tất cả mọi thứ đều có chuẩn “được nhà nước công nhận” chứ không phải loạn chuẩn . Vấn đề là chuẩn của nhà nước này hổng dính dáng gì tới chuẩn của thế giới cả . Oh, mà chính nhà nước mình cũng công nhận & tự hào mình đek giống ai rùi muh .

  2. Hiện tượng “Nhà văn hóa” Nguyên Ngọc biện hộ cho việc trao giải văn hóa Phan Chu Trinh là cánh chim báo bão, kế tới phải là bài này từ -what a fooked-up name!- “Chất Lượng Sống”.

    “Việt Phủ Thành Chương tồn tại không đúng quy định của luật pháp, điều này đã được UBND Hà Nội xác nhận”

    Phải được UBND Hà Nội xác nhận mới OK

    “Việt phủ không thuộc diện nhà nước công nhận là di tích, công trình cần được bảo tồn, hay thắng cảnh hoặc địa điểm kinh doanh du lịch”

    Phải được nhà nước công nhận mới là OK. Xin mời đọc list “di tích lịch sử được nhà nước công nhận” để xem có bao nhiêu phần trăm thật sự là của Việt Nam & bao nhiêu là của “nhà nước này”.

    “Nhưng muốn bàn tới được văn hoá, con người cần phải sống, mà muốn sống được, lại cần phải có pháp luật”

    Học trò Nguyên Ngọc . Nếu pháp luật đó chỉ tôn vinh văn hóa của chính nó, trong khi tiêu diệt các loại văn hóa khác thì sao ? Câu trả lời (cũng) của Nguyên Ngọc, cần làm điều đó với tính khoa học & khách quan -đọc Hạ Đình Nguyên để hiểu “khách quan” là gì- cao .

    “sẽ có những người khác lên và tiếp tục làm những công trình lớn hơn, quy mô hơn và “văn hoá” hơn như thế. Lúc ấy, tính nghiêm minh và sự công bằng của luật pháp sẽ không còn nữa”

    Hiểu phần này chết liền! Tức là làm “nghệ thuật” cho riêng mình -aka, không phải tượng Bác Hồ hay khu tưởng niệm Tố Hĩu- thì nên làm be bé xinh xinh . Làm lớn & quy mô có nghĩa vi phạm luật pháp, ảnh hưởng tới “chất lượng sống” của mấy người này .

    Ai bảo tinh thần Hồng Vệ Binh đã mất hẳn ? Nó vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hôm nay phát tiết ra ở Hội Cờ Đỏ, ở Trần Nhật Quang & ở bài này .

    Mọi người phàn nàn về sự đổ vỡ của đạo đức . Lời khuyên của tớ, không nên bi quan . Cái đang đổ vỡ là đạo đức cổ điển . Tuy vậy, đang bước lên đỉnh vinh quang là đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa . Để vinh danh nền đạo đức cách mạng, tớ gọi là đạo đức Hồ Chí Minh, nối tiếp dòng tư duy của Gs Tương Lai, 1 trong những tác giả của “tư tưởng Hồ Chí Minh” mà cả nước đang “phải” học tập . Ngay cả Phạm Đoan Trang, nữ anh thư của chúng ta, cũng bộc lộ rất nhiều phẩm chất của loại đạo đức này .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây