Giáo dục vị sinh viên hay vị người ngồi trên

FB Huy Đức

7-12-2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang cho thanh tra các trường đại học về việc chấp hành chỉ thị (số 10) đưa nội dung “phòng chống tham nhũng” vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Chỉ thị do PTT Nguyễn Thiện Nhân “ký thay” Nguyễn Tấn Dũng [Nguyễn Tấn Dũng là “cha đẻ” của những Bình VinaShin, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà…]

Chỉ thị số 10 ký từ tháng 6-2013; tháng 10-2018, ông Nhạ bắt đầu tổ chức thanh tra. Nghĩa là, tín chỉ tham nhũng chỉ trở thành “pháp lệnh” dưới thời ông Nhạ. Đành rằng, thành tựu chống tham nhũng trong hai năm vừa qua là rất đáng kể. Nhưng, ông Nhạ muốn trong trường học, học sinh ca tụng công cuộc đốt lò hay muốn “tiêm vaccine” cho chúng.

Muốn tiêm vaccine phòng tham nhũng cho thế hệ trẻ thì ngay từ bậc phổ thông đã phải hướng các em đến khát vọng công lý; trang bị cho các em những kiến thức căn bản về nhà nước pháp quyền; giúp các em nhận ra nguy cơ tham nhũng như Phạm Nhan trong những quốc gia không áp dụng tam quyền phân lập.

Ngoài tín chỉ bắt buộc, “tham nhũng”, các trường đại học hiện còn đang phải khẩn trương chỉnh sửa chương trình để chèn thêm tín chỉ thứ hai, “khởi nghiệp”. Cứ theo cách làm chính sách giáo dục kiểu “vị những người ngồi trên” thế này, nhiều giáo sư e rằng, nay mai Bộ sẽ bắt buộc các trường dạy thêm những tín chỉ về “4.0”, về “tự chuyển hoá” và “tự diễn biến…”

Thời gian và khả năng tiếp thu của sinh viên có giới hạn chính vì thế, để có sản phẩm giáo dục chất lượng, “bán” được trên thị trường lao động, các trường đại học phải thiết kế chương trình làm sao trang bị cho các em những điều hữu ích nhất. Bày vẽ những môn hình thức đồng nghĩa với việc cắt bớt những kiến thức thiết thân. Chương trình đào tạo là sản phẩm tự chủ của các trường đại học chứ không phải là sản phẩm ép từ trên xuống của tư duy bao cấp.

Đây không chỉ là câu chuyện của Bộ, của trường hay của các thầy mà là vấn đề của người học. Sinh viên – người mua dịch vụ đào tạo – trả học phí cho mình chứ không phải trả chi phí cho lợi ích chính trị của vài người làm chính sách. Các thầy nặn óc để soạn giáo án dạy những tín chỉ này mất một thì người học mất mười. Khi phải tiêu tốn năng lượng cho những môn học nặng về hình thức, sản phẩm giáo dục Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có cửa cạnh tranh trên sân nhà khi mà thị trường lao động ASEAN đã dần thống nhất.

Lựa chọn này có thể giúp chúng ta hiểu vì sao uy tín của ông Nhạ trong Quốc hội rất thấp, ông cũng không chấp. MXH nặng lời chỉ trích ông cũng cứ hếch mặt lên. Giáo dục của ông không phải là “vị học sinh, sinh viên” vì phụ huynh học sinh đâu có ảnh hưởng tới ghế ngồi của ổng.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Ông Nhạ mà đi dạy sinh viên liêm chính. Ăn cắp trí tuệ, gian manh trí tuệ đối với “trí thức”còn tệ hơn là gian manh xã hội, gian manh đường phố. Nhưng hình như ông không biết như vậy, mặt ông vẫn trơ từ lâu.
    Còn ông Nhân “năm 2010 gv sống được bằng lương” và nền “Giáo dục 2 không” thì nay ông đã thấy có một nền GD > 100 không.
    CS nói và CS làm là hai việc không có liên quan gì với nhau cả.

  2. Thằng Móc túi la làng thằng Cướp giật. Thằng thổi ống đu đủ gièm pha thằng bưng bô.
    Mẹ kiếp có bàn đến tết công gô nhé. Mục ruỗng từ gốc đến ngọn. Chặt bỏ chồng mới. Thà là bỏ đi hết, ta làm lại từ đầu.. hic

  3. Chất lượng chính là câu trả lời. Để thành được người tự do đúng nghĩa của nó (không làm cho nhà nước thì làm cho tư nhân, hoặc tự hành nghề,hoặc không làm việc ở trong nước thì làm ở nước ngoài, hoặc sẵn sàng bật lại những gì không đúng….có nghĩa là có tài).Để làm được giáo dục Vn phải tìm ra được một chương trình học tập hiệu quả nhất là ở bậc phổ thông vì đây là bậc học để trang bị cho người ta những kiến thức cơ bản nhất. Lỗi của giáo dục chính là nằm ở chỗ này. Một vd đơn giản ai cũng biết đó là những người xuất sắc nhất sau này kể cả ra nước ngoài học và kết quả cuối cùng có giỏi không???? Nếu giỏi thì người ta đã giải thích tất cả những tồi tệ của ngày hôm nay….

Leave a Reply to Ta huu quang Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây