Sau lời khuyên của Hoa Kỳ, phải chăng Bắc Hàn đang tìm cách sao chép Việt Nam?

SCMP

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Châu Minh Dũng

30-11-2018

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho ở Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA

Một cuộc họp cấp cao đã làm dấy lên những lời đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang tìm cách mô phỏng kinh nghiệm của Hà Nội trong việc hòa trộn Chủ nghĩa Cộng sản với quá trình cải cách kinh tế.

Khi Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Sáu, đã có suy đoán cho rằng, Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un gửi ông Ri đến Hà Nội để tiếp nhận những lời khuyên về cải cách kinh tế.

Có khá ít thông tin được công bố xung quanh chuyến thăm bốn ngày nói trên, hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn đã mô tả chuyến đi này như một sứ mệnh tìm hiểu sự thật để học hỏi về công cuộc “đổi mới”, là một loạt hoạt động cải cách ​​kinh tế được khởi sự ở Việt Nam vào năm 1986.

Giống như cuộc cải cách được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cải cách “đổi mới” vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam cho đến nay, nhấn mạnh hoạt động phân chia quyền lực kinh tế dưới sự kiểm soát liên tực của một nhà nước cộng sản độc đảng.

Ông Kim đã nhiều lần đề cập đến ý định sao chép mô hình kinh tế của Việt Nam trong các cuộc họp với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, theo truyền thông Nam Hàn đưa tin.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã khuyến khích ông Kim tìm hiểu Việt Nam để làm nguồn cảm hứng cho công cuộc cải cách.

Đất nước của ngài có thể học tập lộ trình này”, ông đã nói vậy khi đề cập đến tình hình Bắc Hàn, trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng 7/2018 ngay sau chuyến thăm Bình Nhưỡng.

“Sẽ là của ngài nếu ngài biết nắm bắt cơ hội. Phép màu có thể thuộc về ngài, cũng có thể là phép màu của ngài ở Triều Tiên nữa”. Ông nói thêm.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn kinh tế cấp cao suốt năm đời Thủ tướng Việt Nam, nói rằng, đây không phải lần đầu tiên quan chức Bắc Hàn tìm đến Việt Nam để học hỏi.

Chính ông Doanh đã được mời đến nói chuyện với đoàn đại biểu từ Bắc Hàn về chủ đề phát triển kinh tế trong những năm vừa qua, theo ông Doanh, mọi dấu hiệu đều cho thấy rằng Bình Nhưỡng rất háo hức học hỏi từ sự thành công của Hà Nội.

Cũng giống như Bắc Hàn, Việt Nam từng là một quốc gia đói kém, phải đối mặt với vòng vây cấm vận của Mỹ sau cuộc chiến đẫm máu chống lại các lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Trong khi vẫn là đảng Cộng sản ngày nào còn nắm giữ quyền toàn trị, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á và là đối tác chiến lược của Washington.

Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho gặp người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội, Việt Nam, hôm thứ Sáu vừa rồi. Nguồn: EPA

“Họ có thể tìm hiểu cách thức Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, và cho phép sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, kéo theo đó là sự phát triển của hệ thống kinh tế đa phương”, ông Doanh nói.

Tuy nhiên, ông Doanh không mong đợi rằng Bình Nhưỡng có thể thay đổi chế độ gia đình trị ra khỏi gia tộc họ Kim. Triều Tiên đã bị thống trị bởi gia tộc họ Kim từ ngày thành lập chế độ, trong khi chính quyền Cộng sản ở Hà Nội, dựa trên lịch sử, đã chọn cơ chế lãnh đạo tập thể, với các bộ phận thể chế quyền lực được thực thi theo các tầng nấc chóp bu của đảng.

Ông Doanh nhận định: “Tôi không nghĩ rằng Triều Tiên có nhu cầu tiếp nhận mô hình lãnh đạo tập thể kiểu Việt Nam, tôi cũng không nghĩ rằng Việt Nam có nhu cầu truyền bá mô hình này”.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và là chuyên gia về Việt Nam, bày tỏ hoài nghi về khả năng Bắc Triều Tiên có tham vọng lớn trong việc bắt chước Việt Nam. Trong khi chính phủ Việt Nam dựa trên sự lãnh đạo tập thể trong Đảng Cộng sản, thì chế độ Bắc Hàn là một “vương triều”, theo ông Thayer.

Ông Thayer nói: “Mục đích chính của họ không phải là sự sống còn của chế độ như ở Việt Nam mà còn là sự sống còn của hoàng tộc”.

Tuy nhiên, ông nói, vẫn có thể có một số cải cách sắp xảy ra.

Ông Thayer nói: “Tôi nghĩ rằng có những dấu hiệu, dù rất nhỏ nhưng vẫn là dấu hiệu, rằng ông Kim đang xem xét một số mô hình cải cách kinh tế”. Ông nói thêmg rằng bất cứ ý định cải cách nào từ ông Kim, nhiều khả năng chỉ ở mức vừa phải.

“Tôi không nghĩ rằng ông ấy có dự tính cải cách ở quy mô của ‘đổi mới’. Đó sẽ là cuộc cải cách kinh tế với các đặc trưng Bắc Hàn”, ông Thayer phân tích.

Zachary Abuza, là giáo sư tại trường Quân sự Quốc gia ở Washington, cho rằng chuyến thăm này thực tế có lẽ không vì sứ mệnh tìm hiểu kinh nghiệm cải cách kinh tế, mà chủ yếu để kiểm soát thiệt hại. Vào tháng 2/2017, một phụ nữ Việt Nam tên Đoàn Thị Hương đã bị bắt tại Malaysia vì bị cáo buộc tham gia vụ ám sát Kim Jong-nam, anh trai Kim Jong-un, tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.

Cô Hương hiện đang trải qua phiên tòa ở Malaysia, thừa nhận đã phun vào mặt Kim Jong-nam chất độc thần kinh gây chết người VX, nhưng cô một mực cho rằng cô chỉ vô ý làm vậy vì tin rằng đó là trò đùa tinh nghịch.

Theo ông Abuza, lãnh đạo Việt Nam đã rất giận dữ khi biết vai trò của Hương trong vụ ám sát, phi vụ được nhiều người tin rằng do chính ông Kim Jong-un ra lệnh thực hiện.

“Tôi nghĩ chúng ta nên tính tới thái độ bất bình của Hà Nội trước việc một phụ nữ Việt Nam bị lợi dụng trong vụ ám sát Kim Jong Nam tại Sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Tôi đoán rằng Bình Nhưỡng chỉ đang cố gắng bù đắp một số thiệt hại”, ông Abuza nhận định.

Mặc khác, ông Abuza nói thêm, chuyến thăm này cũng chỉ một phần của di sản ngoại giao của hai quốc gia cộng sản được hình thành từ Chiến tranh Lạnh còn sót lại.

Không có nhiều địa điểm cho cơ quan ngoại giao của mỗi đảng cộng sản đi thăm”, ông nói.

©Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Nếu Kim Chính Ân vừa muốn vẫn là lãnh tụ, vừa muốn phấn đấu trở thành tướng cướp thì nên đến Việt Nam mà bái sư. Còn, muốn đất nước tiến lên sánh cùng thời đại thì nên tìm Trần Văn Thìn/Thìng nhé!

  2. “Sau lời khuyên của Hoa Kỳ”

    Haha, nếu thật sự có “lời khuyên của Hoa Kỳ” rằng Bắc Hàn nên học Việt Nam thì … Chúc mừng Đảng Cộng Sản đã đi đúng theo con đường Đế quốc Mỹ mong muốn, tức là phản bội lại lý tưởng Cộng Sản, lý tưởng chủ nghĩa xã hội của Bác Hồ & dân tộc!

    “kinh nghiệm của Hà Nội trong việc hòa trộn Chủ nghĩa Cộng sản với quá trình cải cách kinh tế”

    Ló dư thế lày . Trước khi hòa trộn, chủ nghĩa Cộng Sản là 100%. Càng hòa trộn, tỷ lệ Cộng Sản càng giảm … cứ thế mà làm . Khi (lại) mắc kẹt như hiện nay thì kêu gọi “đổi mới” sâu rộng hơn nữa tức là tăng tỷ lệ tư bẩn lên, cũng có nghĩa tỷ lệ Cộng Sản càng giảm . Tới giờ chủ nghĩa Cộng Sản còn lại bao nhiêu phần trăm chỉ có Trời mới biết . Đảng thì trước giờ chỉ biết tinh thần tiến công cách mạng, ngay cả trong “đổi mới” nên chính họ cũng không có số liệu chính xác tỷ lệ Cộng Sản trong họ còn … xót lại là bao nhiêu .

    “Khi Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Sáu”

    Gặp đúng người rồi . Ô Fook này, ngoài phản bội lại lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ & dân tộc, ổng chả biết gì sất . Nhưng, bỏ ngoài tai những phát biểu “trời thần” chỉ có trí thức mình tin, ông ta đã giáng được những đòn khá chí tử vào chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam . Và với chức vụ Thủ tướng, ông ta làm những chuyện này mà không bị hề hấn gì .

    “Giống như cuộc cải cách được khởi xướng bởi cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, cải cách “đổi mới” vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam cho đến nay, nhấn mạnh hoạt động phân chia quyền lực kinh tế dưới sự kiểm soát liên tực của một nhà nước cộng sản độc đảng”

    Rất chính xác . Bác Hồ chôm, lộn, thừa kế di sản tri thức của người khác nói rằng “Không sợ thiếu, chỉ sợ chia không đều”. Đánh tham nhũng chỉ là những đòi hỏi cần chia chác cho sòng phẳng hơn giữa giới đảng viên với nhau .

    “Triều Tiên đã bị thống trị bởi gia tộc họ Kim từ ngày thành lập chế độ, trong khi chính quyền Cộng sản ở Hà Nội, dựa trên lịch sử, đã chọn cơ chế lãnh đạo tập thể, với các bộ phận thể chế quyền lực được thực thi theo các tầng nấc chóp bu của đảng”

    Cái khó của Việt Nam là không có 1 gia tộc nào nổi trội . Trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã muốn làm chuyện này -kết hợp đổi mới của Trung Quốc & hoàng tộc của Bắc Hàn- nhưng đã không thành công . Vấn đề 1, 3x có quá ít con . 2- con cái lập gia đình trễ . 3- Những cuộc hôn nhân không làm lợi cho gia tộc như truyền thống hoàng tộc từ xưa tới nay . Việt Nam có vua nhưng không có hoàng tộc, đó là 1 thiếu sót rất lớn lao .

    “Mặc khác, ông Abuza nói thêm, chuyến thăm này cũng chỉ một phần của di sản ngoại giao của hai quốc gia cộng sản được hình thành từ Chiến tranh Lạnh còn sót lại”

    Tớ đang theorize về 1 khả thể về sự cáo chung của chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới, và Đảng Cộng Sản Việt Nam đóng 1 phần không (hề) nhỏ trong chuyện này . Look like things are going my way.

Leave a Reply to Lại Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây